Mô hình nghiên cứu:

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH các yếu tố QUYẾT ĐỊNH cơ cấu vốn của các DOANH NGHIỆP NIÊM yết TRÊN sàn GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 55 - 57)

Nhằm mục đích đánh giá các yếu tố quyết định cơ cấu vốn của doanh nghiệp, mô hình nghiên cứu của Fakher Buferna, Kenbata Bangassa, Lynn Hodgkinson với 4 biến phụ thuộc bao gồm: Lợi nhuận, hữu hình, quy mô và tăng trƣởng nhằm kiếm tra sự hiện hữu của các lý thuyết về cơ cấu vốn nhƣ: Lý thuyết trật tự phân hạng, lý thuyết đánh đổi cơ cấu và lý thuyết trật tự phân hạng. Bên cạnh đó, Trần Viết Hoàng, Trần Hùng Sơn tại Việt Nam tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 8 biến bao gồm: Lợi nhuận, hữu hình, quy mô, tăng trƣởng, thuế, đặc điểm riêng, tính thanh khoản và sỡ hữu nhà nƣớc để đánh giá sự hiến hữu của lý thuyết trật tự phân hạng và lý thuyết tĩnh về cơ cấu vốn.

Có thể thấy mô hình nghiên cứu của Trần Viết Hoàng, Trần Hùng Sơn đã đánh giá đƣợc các yếu tố quyết định cơ cấu vốn của doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu đƣợc thực hiện năm 2008, với dữ liệu từ năm 2007 trở về trƣớc.

Tóm lại, tác giả đã vận dụng nghiên cứu của Fakher Buferna, Kenbata Bangassa, Lynn Hodgkinson. Đồng thời kết hợp với nghiên cứu của Trần Viết Hoàng, Trần Hùng Sơn để xây dựng mô hình cho đề tài nghiên cứu nhƣ sau:

45

STD, LTD, TD = f(ROA; TANG; TAX; SIZE; GROTH; UNIQUE; LIQ)

Trong đó:

Biến phụ thuộc là: Đòn bẩy tài chính:

 STD: tỷ lệ nợ ngắn hạn/tổng tài sản ;

 LTD: tỷ lệ nợ dài hạn/tổng tài sản;

 TD: tổng nợ/tổng tài sản;

Biến độc lập:

 ROA: lợi nhuận ròng trên TTS. Đƣợc đo lƣờng bằng lợi nhuận trên TTS.

 TANG: Đƣợc đo lƣờng bằng tổng tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản.

 SIZE: quy mô công ty. Đƣợc đo lƣờng bằng giá trị logarith của tổng tài sản.

 GRO: cơ hội tăng trƣởng. Thƣờng đƣợc đo lƣờng bằng chỉ số Tobin’s Q (tỷ

lệ giá trị thị trƣờng/giá trị sổ sách của tổng tài sản), tuy nhiên, do hạn chế về số liệu nên trong nghiên cứu này tác giả sử dụng tốc độ tăng trƣởng của tổng tài sản. Các công ty có triển vọng tăng trƣởng trong tƣơng lai thƣờng dựa vào tài trợ bằng vốn chủ sở hữu.

 TAX: Đƣợc đo lƣờng bằng khoản thuế công ty phải nộp trên thu nhập trƣớc

thuế và lãi vay của công ty, tức là mức thuế thực sự mà công ty phải nộp

 UNIQUE: Đặc điểm riêng của tài sản có thể đo lƣờng bằng tỷ lệ giá vốn hàng bán/tổng doanh thu thuần

 LIQ: tính thanh khoản: Đƣợc đo lƣờng bằng tỷ lệ tài sản lƣu động/tổng nợ ngắn hạn.

Lý do chọn mô hình này: trƣớc hết đó là trên cơ sở các nghiên cứu trƣớc đây mà cụ thể là các nghiên cứu đã trình bày. Bên cạnh đó, các biến phụ thuộc và độc lập dễ dàng truy cập số liệu, cũng nhƣ thể hiện tính đại diện trong nhóm các yếu tố cần phân tích. Mặt khác nó phù hợp với thị trƣờng Việt nam, phù hợp với tình hình các doanh nghiệp Việt nam, đa phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và đa số là đƣợc chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nƣớc sang công ty cổ phần.

So với mô hình nghiên cứu của Trần Viết Hoàng và Trần Hùng Sơn, tác giả đã loại biến giả vốn nhà nƣớc (bằng 1 nếu tỷ lệ vốn nhà nƣớc lớn hơn 51% và bằng 0 nếu

46

ngƣợc lại). Vì giai đoạn 2008 đến 2012, các doanh nghiệp có tỷ lệ vốn nhà nƣớc > lớn hơn 51% đƣợc niêm yết trên sàn HOSE chiếm tỷ trọng không lớn (Chỉ 11 công ty trong số 83 công ty đƣợc chọn mẫu), do chủ trƣơng thoái vốn ra khỏi các công ty nhà nƣớc của chính phủ.

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH các yếu tố QUYẾT ĐỊNH cơ cấu vốn của các DOANH NGHIỆP NIÊM yết TRÊN sàn GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)