8. Kết cấu của luận văn
2.4.2.6 Hệ số an toàn trả nợ DSCR
Nhận xét: Để đảm bảo an toàn trả nợ, các tổ chức tài chính cho vay yêu cầu DSCR hàng năm >1,2. Đối với dự án đầu tư xây đựng đường cao tốc Bến Lức-Long Thành, DSCR bình quân là 1,59 >1,2.
Xét trên tổng thể IRR của dự án là 6,46% cao hơn suất chiết khấu của dự án 3,57%, NPV của dự án là 13.255,92, điều này có nghĩa là dự án có khả năng hoàn vốn. Do đó dự ánđầu tư xây dựng rấtkhả thi về mặt tài chính.
2.4.3. Phân tích rủi ro dự án
Trong phần này, tác giả tiến hành phân tích độ nhạy dựa trên xác định tác động của những thay đổi trong các biến số trọng yếu đối với giá trị tài chính hiện tại ròng và suất sinh lợi nội tại của dự án. Sau đó, phân tích các tình huống dựa trên giả định về sự thay đổi tỷ lệ lạm phát và lưu lượng xe, cuối cùng tập trung vào phân tích rủi ro thông qua quá trình thực hiện mô phỏng Monte Carlo các biến số quan trọng có tác động lớn đến NPV và IRR của dự án.
2.4.3.1. Phân tích độ nhạy của dự án
Dự án có nhiều khả năng chịu rủi ro từ các thông số của dự án. Vì vậy, cần có phân tích độ nhạy để xác định tác động của những thay đổi trong các biến số trọng yếu đối với giá trị tài chính hiện tại ròngvà suất sinh lợi nội tại của dự án. Các biến được kiểm định là: tỉ lệ lạm phát, lưu lượng xe, chi phí đầu tư và lãi suất, phí giao thông.
Xác định biến rủi ro: mô hình dự án đường cao tốc Bến Lức-Long Thành được xây dựng trên nhiều thông số cơ bản, trong số đó có nhiều thông số được giả định cũng như được dự báo dựa trên những chỉ số khác. Chính vì vậy, cần có phân tích độ nhạy của các thông số này để xác định tác động của những thay đổi trong các biến số trọng yếu đối với giá trị tài chính ròng của dự án. Qua tiến hành phân tích tổng hợp cũng như xác định khả năng chính xác trong công tác dự báo, tác giả đã chọn các biến đưa vào kiểm định một chiều gồm: tỷ lệ lạm phát, lưu lượng xe, phí giao thông, chi phí đầu tưvà lãi suất. Các biến này được so sánh với mô hình cơ sở.
Phân tích độ nhạy một chiều
- Tỷ lệ lạm phát:
Dự án huy động nguồn vay nước ngoài là đồng USD quy đổi ra VNĐ cùng với vốn tự có của chủ đầu tư để quản lý dự án, thuê mua thiết bị, vật liệu xây dựng và nhân công nên kết quả NPV của dự án sẽ bị ảnh hưởng bởi lạm phát USD và VNĐ.
Để phân tích độ nhạy của lạm phát, cần xác định khoảng biến thiên của lạm phát. Giả sử lạm phát VNĐ của dự án sẽ biến thiên từ năm 2026 trở đi nhận các giá trị 3%, 4%, 7% và 10%, còn lạm phát USD vẫn giữ mức 2% trong suốt quá trình đầu tư, vận hành khai thác dự án.
- Kết quả phân tích:
Bảng 2.5: Độ nhạy của NPV và IRR tài chính đối với lạm phát
Lạm phát 3% 4% 5% 7% 10%
NPV dự án(tỷ đồng) 9.099,26 11.097,28 13.255,92 18.108,80 26.957,75
IRR dự án 5,71% 6,09% 6,46% 7,22% 8,36%
Hình 2.8: Mối quan hệ giữa NPV dự án và lạm phát
Nhận xét: Kết quả cho thấyNPV của dựán nhạy cảm với lạm phát. Lạm phát biến đổi tăng làm tăng ngân lưu vào đồng thời ngân lưu ra của dự án cũng tăng từ đó NPV và IRR của dự án tăng. Ngược lại khi tỷ lệ lạm phát giảm so với mô hình cơ sở làm cho ngân lưu ròng giảm thì NPV và IRR của dự án cũng giảm.
Lưu lượng xe dự báo là thông số chính tạo nên doanh thu của dự án nên kết quả NPV của dự án chịu ảnh hưởng từ việc thay đổi lưu lượng xe. Phân tích độ nhạy lưu lượng xe (các loại, các tuyến, các năm) dự báo giảm đi 5%, 15% và tăng 5%, 15% so với mô hình cơ sở.
Kết quả phân tích:
Bảng 2.6: Độ nhạy của NPV và IRR tài chính đối với lưu lượng xe
Lưu lượng xe -15% -5% 0% 5% 15%
NPV dự án (tỷđồng) 4.011,10 10.174,31 13.255,92 16.337,52 22.500,73
IRR dự án 4,54% 5,86% 6,46% 7,03% 8,07%
Hình 2.9: Mối quan hệ giữa NPV dự án và lưu lượng xe
Nhận xét: Kết quả phân tích cho thấy NPV của dự án nhạy cảm với lưu lượng xe. Khi lưu lượng xe giảm làm cho dòng ngân lưu vào của dự án giảm dẫn đến NPV của dự án thay đổigiảm, ngược lại khilưu lượng xe tăng thì ngân lưu vào của dự án tăng và NPV của dự án biến đổi tăng. Nếu lưu lượng xe giảm xuống 22% so với mô hình cơ sở điều đó làm cho ngân lưu vào giảm, lúc này NPV của dự án bằng 0 hoặc nhỏ hơn 0 thì dự án không còn khả thi về mặt tài chính.
- Phí giao thông
Cùng với lưu lượng xe dự báo thì phí giao thông cũng là thông số chính cấu thành doanh thu của dự án, nên kết quả NPV sẽ bị ảnh hưởng lớn nếu thay đổi mức phí giao thông. Phân tích độ nhạy giả định phí giao thông giảm đi 5%, 10% và tăng 5%, 10%.
Kết quả phân tích:
Bảng 2.7: Độ nhạy của NPV và IRR tài chính đối với phí giao thông
Phí giao thông -10% -5% 0% 5% 10%
NPV dự án (tỷ đồng) 3.530,68 8.243,32 13.255,92 18.567,64 24.187,53
IRR dự án 4,42% 5,46% 6,46% 7,42% 8,35%
Hình 2.10: Mối quan hệ giữa NPV dự án và phí giao thông
Nhận xét: Kết quả phân tích cho thấy NPV của dự án nhạy cảm với phí giao thông. Khi phí giao thông tăng thì dòng tiền vào của dự án tănglàm cho NPV tăng, ngược lại khi phí giao thông giảm thì dòng tiền vào của dự án giảm ảnh hưởng đến NPV sẽ giảm. Trong trường hợp phí giao thông giảm 14% so với mô hình cơ sở thì dự án không còn khả thi về mặt tài chính.
- Chi phí đầu tư
Trong thời gian xây dựng dự án, chi phí đầu tư có thể bị thay đổi bởi các biến động về giá cả vật tư, thiết bị, chi phí nhân công … Phân tích độ nhạy với chi phí đầu tư giả định chi phí đầu tư (tất cả các hạng mục ngoại trừ lãi vay thi công) tăng 5%, 10%, 15%, 20% so với mô hình cơ sở.
Bảng 2.8: Độ nhạy của NPV và IRR tài chính đối với chi phí đầu tư
Chi phí đầu tư 0% 5% 10% 15% 20%
NPV dự án (tỷ đồng) 13.255,92 11.791,98 10.328,05 8.864,11 7.400,18
IRR dự án 6,46% 6,07% 5,70% 5,35% 5,02%
Hình 2.11:Mối quan hệ giữa NPV dự án và chi phí đầu tư
Nhận xét: Kết quả phân tích cho thấy NPV của dự án nhạy cảm với chi phí đầu tư. Khi chi phí đầu tư của dự án tăng thì dòng tiền racủa dự án tăng, vì vốn đầu tư của dự án nằm trong dòng tiền ra làm cho dự án kém khả thi. Trong trường hợp chi phí đầu tư của dự án tăng 45% so với mô hình cơ sở thì dự án không còn khả thi về mặt tài chính.
- Lãi suất:
Dự án huy động nhiều nguồn vốn vay, nên lãi suất là một biến có tác động trực tiếp đến NPV của dự án. Phân tích độ nhạy với biến lãi suất giả định là lãi suất lần lượt nhận các giá trị 2%, 3%, 6%, 7%.
Kết quả phân tích:
Bảng 2.9: Độ nhạy của NPV và IRR tài chính đối với lãi suất
Lãi suất 2% 3% 3.56% 6% 7%
NPV dự án (tỷ đồng) 13.404,40 13.304,31 13.255,92 13.044,74 12.971,85
Hình 2.12: Mối quan hệ giữa NPV dự án và lãi suất
Nhận xét: Kết quả phân tích cho thấy NPV và IRR của dự án nhạy cảm với lãi suất. Lãi suất làm tăng chi phí của dự án dẫn đến dòng tiền ra của dự án tăng. Khi lãi suất giảm so với mô hình cơ sở thì NPV của dự án tăng, và ngược lại khi lãi suất tăng so với mô hình cơ sở thì NPV của dự án giảm, vì vốn đầu tư của dự án phụ thuộc nhiều vào vốn vay nên làm nợ vay phải trả tăng.
Phân tích độ nhạy hai chiều
- Tiến hành phân tích độ nhạy hai chiều đối với thông số nhạy cảm với NPV là lượng xe lưu thông và tỷ lệ lạm phát, hai thông số này được tính toán dựa trên những dự báo: tỷ lệ lạm phát nhận các giá trị 3%, 4%, 5%, 7% và 10% và lưu lượng xe thay đổi giảm đi 5%, 10%, 15%, 20% so với mô hình cơ sở.
Bảng 2.10: Độ nhạy của NPV và IRR tài chính đối với lạm phát và lưu lượng xe
NPV (tỷ đồng) Lạm phát thay đổi 3% 4% 5% 7% 10% Lưu lượng xe thay đổi 0% 9.099,26 11.097,28 13.255,92 18.108,80 26.957,75 -5% 6.327,52 8.176,68 10.174,31 14.664,64 22.850,68 -10% 3.555,78 5.256,08 7.092,71 11.220,48 18.743,61 -15% 784,03 2.335,48 4.011,10 7.776,31 14.636,54 -20% -1.987,71 -585,13 929,50 4.332,15 10.529,47
IRR (%) Lạm phát thay đổi 3% 4% 5% 7% 10% Lưu lượng xe thay đổi 0% 5,71% 6,09% 6,46% 7,22% 8,36% -5% 5,11% 5,48% 5,86% 6,62% 7,78% -10% 4,46% 4,84% 5,22% 5,99% 7,15% -15% 3,77% 4,15% 4,54% 5,31% 6,48% -20% 3,02% 3,41% 3,80% 4,58% 5,76%
Nhận xét: Kết quả phân tích cho thấy NPV và IRR của dự án nhạy cảm với lạm phát và lưu lượng xe. Khi tỷ lệ lạm phát giảm và lưu lượng xe cùng giảm thì NPV và IRR của dự án giảm, và ngược lại. Trong trường hợplạm phát ở giá trị thấp 3% hoặc 4%, và lưu lượng xe giảm 20% so với mô hình cơ sở thì dự án không còn khả thi về mặt tài chính.Cụ thể như sau:
+ Khi lạm phát ở mức 3%, 4%, 5% và lưu lượng xe giảm 5%, 10%, 15% ngân lưu ròng của dự án giảm, làm cho NPV và IRR của dự án cũng giảm, trường hợp lưu lượng xe giảm 20% thì NPV của dự án âm và IRR của dự án nhỏ hơn suất chiết khấu dự án nên dự án sẽ không khả thi về mặt tài chính.
+ Khi lạm phát ở mức 7% và lưu lượng xe giảm 5% thì NPV và IRR của dự án tăng và cao hơn mô hình cơ sở, nhưng cũng tại mức lạm phát 7% và lưu lượng xa giảm 10%, 15%, 20% thì NPV và IRR dự ángiảm.
+ Khi lạm phát ở mức 10% và lưu lượng xe giảm 5%, 10%, 15% thì NPV của dự án tăng và cao hơn mô hình cơ sở do đó dự án vẫn khả thì về mặt tài chính.
- Phân tích độ nhạy hai chiều đối với thông số nhạy cảm với NPV là lượng xe lưu thông và chi phí đầu tư, giả địnhchi phí đầu tư tăng 5%, 10%, 15%, 20% và lưu lượng xe thay đổi giảm đi 5%, 10%, 15%, 20% sovới mô hình cơ sở.
Bảng 2.11: Độ nhạy của NPV và IRR tài chính đối với chi phí đầu tư và lưu lượng xe
NPV (tỷ đồng) Chi phí đầu tư thay đổi
0% 5% 10% 15% 20% Lưu lượng xe thay đổi 0% 13.255,92 11.791,98 10.328,05 8.864,11 7.400,18 -5% 10.174,31 8.710,38 7.246,44 5.782,51 4.318,57 -10% 7.092,71 5.628,77 4.164,84 2.700,90 1.236,96 -15% 4.011,10 2.547,17 1.083,23 -380,71 -1.844,64 -20% 929,50 -534,44 -1.998,37 -3.462,31 -4.926,25
IRR (%) Chi phí đầu tư thay đổi 0% 5% 10% 15% 20% Lưu lượng xe thay đổi 0% 6,46% 6,07% 5,70% 5,35% 5,02% -5% 5,86% 5,47% 5,11% 4,77% 4,44% -10% 5,22% 4,84% 4,48% 4,15% 3,82% -15% 4,54% 4,17% 3,81% 3,48% 3,16% -20% 3,80% 3,43% 3,09% 2,76% 2,45%
Nhận xét: Kết quả phân tích cho thấy NPV và IRR của dự án nhạy cảm với chi phí đầu tư và lưu lượng xe. Khi tỷ lệ chi phí đầu tư tăng và lưu lượng xe giảm thì NPV và IRR của dự án giảm, và ngược lại. Trong trường hợp chi phí đầu tư tăng 15% hoặc 20% và lưu lượng xe giảm 15% hoặc 20%so với mô hình cơ sở thì dự án không còn khả thi về mặt tài chính. Cụ thể như sau:
+ Khi chi phí đầu tư tăng 5%, 10%, 15%, 20% và lưu lượng xe giảm 5%, 10%, 15%, 20% làm cho NPV và IRR dự ángiảm.
+ Khi chi phí đầu tư tăng 5%, 10%, 15%, 20% đồng thời lưu lượng xe giảm 5% thì NPV của dự án âm và IRR của dự án nhỏ hơn suất chiết khấu của dự án, do đó dự án không còn khả thi về mặt tài chính.
2.4.3.2.Phân tích tình huống
Phân tích tình huống đưa ra những khả năng dự đoán xảy ra biến động của các biến không tuân theo quy luật tuyến tính trong suốt vòng đời dự án.
Mức thu phí của dự án được xác định tại Thông tư số 159/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính quy định.
Ngoài ra, mức thu phí này còn căn cứ theo các quy định cụ thể tại hợp đồng giữa chủ đầu tư (VEC) và các Bộ liên quan, trong đó có các vấn đề liên quan đến xác định thời gian được điều chỉnh lạm phát. Trên cơ sở đó, tác giả xây dựng các tình huống được xác định dựa trên mức phí giao thông trong suốt vòng đời của dự án.
Tình huống 1: Mức lệ phí giao thông 1.500VND/PCU/km vào năm 2014 và được điều chỉnh lạm phát trong suốt dòng đời của dự án
Tình huống 2: Mức lệ phí giao thông 1.500VND/PCU/km vào năm 2014 được điều chỉnh theo lạm phát cho đến năm dự án đi vào hoạt động (2019) nhưng sau đó không được thay đổi.
Tình huống 3: Mức lệ phí giao thông 1.500VND/PCU/km vào năm 2014 không được điều chỉnh trong suốt vòng đời của dự án.
Tiến hành phân tích các tình huống trên ta nhận được kết quả như sau:
Bảng 2.12: Phân tích tình huống
Chọn tình huống Tình huống 1 Tình huống 2 Tình huống 3
NPV dự án (tỷ đồng) 13.255,92 -4.824,00 -11.689,76
IRR dự án 6,46% 2,09% -0,43%
Nhận xét: Kết quả phân tích cho thấy, yếu tố lạm phát có tác động rất lớn đến lợi nhuận của dự án, các tình huống dựa trên giả định về sự thay đổi mức lệ phí giao thông có tác động đến kết quả tài chính theo hướng bất lợi. Trong trường hợp mức phí giao thông được điều chỉnh theo lạm phát cho đến năm dự án đi vào hoạt động (2019) nhưng sau đó không được thay đổi hoặc không được điều chỉnh theo lạm phát trong suốt vòng đời dự án sẽ làm dự án không còn khả thi về mặt tài chính nữa (NPV<0). Điều này cho thấy, việc các cơ quan chức năng có cho phép điều chỉnh lạm phát đối với mức phí giao thông ảnh hưởng rất lớn đến tính hiệu quả của dự án, là yếu tố quyết định đối với tính khả thi về tài chính của dự án.
2.4.3.3.Phân tích mô phỏng
- Xác định các biến đầu vào và các phân phối xác suất:
Các biến số quan trọng có tác động đến NPV và IRR của dự án được xác định trong phân tích rủi ro gồm chi phí đầu tư và lượng xe lưu thông.
Dựa trên sự biến thiên của các thông số này, tác giả phân tích dựa trên các giả định rằng: các thông số chi phí đầu tư theo giá thực có phân phối xác suất chuẩn với giá trị kỳ vọng bằng giá trị trong bảng thông số ban đầu với độ lệch chuẩn bằng 20% giá trị kỳ vọng
Thông số về lưu lượng xe vào năm 2015 cũng có phân phối xác suất chuẩn với giá trị kỳ vọng bằng giá trị trong bảng thông số ban đầu và độ lệch chuẩn bằng 20% giá trị kỳ vọng.
- Kết quả phân tích:
Hình 2.13: Phân bổ xác suất NPV của dự án
Nhận xét: Các kết quả phân tích rủi ro cho thấy khoảng biến thiên giá trị ở vào mức độ lớn đối với NPV. Nó có xác suất nhận giá trị dương là 90,78%. Mặt khác, xác suất nhận giá trị âm của NPV bằng 9,22%. Điều này có nghĩa là xác suất mà phương án này có lợi nhuận ở vào mức tương đối cao thậm chí trong các điều kiện không thuận lợi, nghĩa là trong trường hợp chi phí đầu tư cao hơn mức dự kiến