Các quy hoạch phát triển của khu vực

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ tài CHÍNH của dự án đầu tư xây DỰNG ĐƯỜNG ô tô CAO tốc bến lức –LONG THÀNH (Trang 40)

8. Kết cấu của luận văn

2.2.2 Các quy hoạch phát triển của khu vực

2.2.2.1.Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các đô thị chính và vệ tinh của Tp.Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu thuộc vùng KTTĐPN được khái quát như sau:

- Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm nhiều chức năng của vùng KTTĐPN

và cả nước, trong đó tập trung nhất là về thương mại, tài chính, ngân hàng, thông tin, giao dịch quốc tế, công nghiệp, khoa học công nghệ, các ngành kỹ thuật cao như công nghệ sinh học, công nghệ điện tử, thông tin, vật liệu xây dựng mới... giáo dục đào tạo, y tế, khách sạn, giải trí văn hóa thể thao... Đây phải là nơi tập trung nhiều nguồn lực, đặc biệt là về tài chính và chất xám và sẽ là chỗ dựa vững chắc để phát triển cho toàn khu vực KTTĐPN. Thành phố phải là nơi có tỷ lệ lực lượng lao động có tay nghề và chuyên môn kỹ thuật cao nhất trên toàn vùng nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao, thâm dụng vốn, các ngành công nghiệp dựa trên căn bản tri thức...

- Thành phố Biên Hòa sẽ là đầu mối giao thông quan trọng về đường sắt, đường bộ, hàng không và các khu công nghiệp tập trung quy mô lớn, dân số năm 2015 dự kiến khoảng 3 triệungười.

- Bà Rịa – Vũng Tàu: Đây là một tỉnh có nền công nghiệp dầu khí chiếm tỉ lệ cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Theo số liệu thống kê 9 tháng đầu

năm 2014, kim ngạch xuất khẩu dầu thô đạt khoảng 2,4 tỷUSD, chiếm khoảng 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Bà Rịa – Vũng Tàu còn là một trung tâm công nghiệp, gồm có các khu công nghiệp Mỹ Xuân, Đông Xuyên, Phú Mỹ …

- Đô thị mới Nhơn Trạch: nằm ở phía Bắc của đường caotốc, có quy mô theo quy hoạch khoảng 1 triệu dân. Khu công nghiệp Nhơn Trạch nằm trên vị trí khu lọc hóa dầu trước đây, là một khu phức hợp công nghiệp đa ngành gắn với công nghiệp kỹ thuật cao.

Việc xây dựng tuyến cao tốc sẽ rút ngắn khoảng cách Nhơn Trạch với thành phố Hồ Chí Minh, là bước đệm quan trọng tạo động lực thúc đẩy Nhơn Trạch phát triển.

2.2.2.2.Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng GTVT khu vực

Đường bộ

Các trục đường cao tốc:

- Cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Trung Lương

- Cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây - Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu

- Cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt - Cao tốc Dầu Giây – Nha Trang - Cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Mộc Bài

- Cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành.

Các quốc lộ hướng tâm Tp Hồ Chí Minh:

- Quốc lộ 1A: đoạn trong Vùng từ Đồng Nai đến Long An, dài 184 km. - Quốc lộ 22: từ TP. Hồ Chí Minh đi Mộc Bài, dài 80 km.

- Quốc lộ 13: từ TP. Hồ Chí Minh đi Lộc Ninh, dài 164 km. - Quốc lộ 20: từ Dầu Giây đi Đà Lạt đoạn trong Vùng dài 70 km.

Các đường vành đai:

- Vành đai Tp Hồ Chí Minh(Vành đai 2): tổng chiều dài 68,5km. - Các vành đai vùng:

+ Vành đai 3: Từ Ngã Ba Tân Vạn – Lái Thiêu – Hóc Môn – Bình Chánh, dài khoảng 60km.

+ Vành đai 4: Từ Biên Hòa – Thủ Dầu Một – Bến Lức, dài 80km.

+ Vành đai 5: Từ Đồng Nai – Bến Cát (Bình Dương) – Củ Chi (HCM) – Đông Tân An (Long An), dài khoảng 120 km.

Đường sắt

- Đường sắt cao tốc Bắc – Nam - Đường sắt TP HCM – Mỹ Tho - Đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu - Tuyến đường sắt TP HCM – Lộc Ninh - Tuyến Chơn Thành – Đăk Nông.  Đường sông

- Tuyến Sài Gòn – Cà Mau - Tuyến Sài Gòn – Kiên Lương - Tuyến Sài Gòn – Hà Tiên - Tuyến Sài Gòn – Mộc Hóa - Tuyến Gài Gòn – Bến Kép - Tuyến Sài Gòn – Dầu Tiếng - Tuyến Sài Gòn – Biên Hòa - Tuyến nối Thị Vải – sông Thị Vải  Cảng sông

- Thành phố Hồ Chí Minh. - Các cảng trên sông Sài Gòn. - Các cảng trên sông Đồng Nai. - Các cảng trên sông Vàm Cỏ.  Cảng biển

Cụm cảng khu vực TP HCM, cụm cảng khu vực Đồng Nai và cụm cảng khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu.

Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất: đến năm 2015 hoàn thành cải tạo nâng cấp để đạt công suất 23,5 triệu khách/năm, và 600 ngàn tấn hàng hóa thông qua mỗi năm.

Cảng hàng không Long Thành (Đồng Nai): Giai đoạn đầu xây dựng và phát triển để đến năm 2020 tiếp nhận 25 triệu khách/năm và 1,2 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.

Trong giai đoạn vừa qua, vùng KTTĐPN đã có bước phát triển vượt bậc, là khu vực đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của vùng và cả nước, là đầu tàu hỗ trợ lôi kéo sự phát triển các khu vực ĐBSCL, vùng cực Nam Trung bộ và Tây Nguyên cùng phát triển. [19]

2.2.3. Dự báo nhu cầu vận tải của dự án đầu tư

2.2.3.1. Dự báo các luồng xe tham gia mạng vận tải liên tỉnh

Dự báo về lưu lượng xe giao thông trong tương lai phụ thuộc vào tổng dân số trong vùng liên quan, tỷ lệ lao động trong khu vực, tốc độ tăng trưởng GDP trong vùng nghiên cứu và cơ cấu phương tiện tham gia giao thông, phương pháp ngoại suy với mô hình đàn hồi là phương pháp phổ biến hiện nay để dự báo lưu lượng giao thông.

Khu vực nghiên cứu trong dự án này là toàn bộ khu vực Nam bộ, Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Bên cạnh đó thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của khu vực miền Nam, là cầu nối giữa ba miền Bắc - Trung - Nam, vì vậy cần đặc biệt quan tâm đến nhu cầu vận tải liên tỉnh, liên vùng, đồng thời xem xét đến lượng vận tải “thông qua” khu vực cảng biển thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa – Vũng Tàu.

Khu vực nghiên cứu được phân thành các tỉnh, thành phố, khu vực gồm 2-3 tỉnh có tuyến đường nghiên cứu và vùng KTTĐ và vv… trên cơ sở các điều kiện cơ bản của nội vùng gồm: khả năng thu thập và dự báo các chỉ tiêu kinh tế – xã hội có liên quan; Quy mô và mức độ phát sinh thu hút nhu cầu vận tải của từng vùng; hệ thống số liệu của các chỉ tiêu đồng bộ về địa bàn và thời gian. Đối với ngoại vùng, được phân theo các Quốc lộ chính hoặc đường cao tốc đi đến các vùng lân cận.

Về mạng vận tải, hiện nay vận tải vùng KTTĐPN trên tất cả các tuyến đường chưa đáp ứng được năng lực vận tải, đồng thời các nhu cầu vận tải này phụ thuộc rất nhiều vào từng tuyến đường và khả năng lưu thông giữa các tuyến đường với nhau. Vì vậy, để nghiên cứu một cách toàn diện và đầy đủ phục vụ việc làm quy hoạch và phân luồng vận tải trên các tuyến cao tốc, các trục Quốc lộ, các vành đai thành phố Hồ Chí Minh. Mô hình mô phỏng toàn bộ mạng lưới của vùng, thành phố Hồ Chí Minh, với các chỉ tiêu cơ bản như: Chiều dài, năng lực, mức độ tập trung dân cư, vận tốc, chất lượng mặt đường theo các giai đoạn dự báo. Kết quả dự báo nhu cầu vận tải vùng, khu vực là xác định được thị phần đảm nhận các phương tiện vận tải.

Mạng lưới giao thông khu vực nghiên cứu gồm hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thủy và hàng không. Những công trình chính liên quan đến mạng vận tải qua khu vực gồm:

- Đường bộ:

* Đường cao tốc Tp. Hồ Chí Minh – Trung Lương

* Đường cao tốc Tp. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây * Đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu

* Đường cao tốc Liên vùng.

* Đường vành đai 3 thành phố Hồ Chí Minh. * Đường vành đai 4 thành phố Hồ Chí Minh.

- Cảng và sân bay:

* Các khu vực cảng TP. Hồ Chí Minh và Bà Rịa – Vũng Tàu * Sân bay Long Thành

- Đường sắt:

* Đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu

* Đường sắt ra khu vực cảng TP. Hồ Chí Minh

* Đường sắt TP. HồChí Minh đến sân bay Long Thành * Đường sắt TP. HồChí Minh đến Nha Trang.

2.2.3.2. Tổng hợp dự báo luồng xe đi trên đường ô tô cao tốc Bến Lức – Long Thành Long Thành

Bảng 2.3: Dự báo luồng xe đi trên đường cao tốc

(xe qđ/ngày đêm)

TT Loại xe 2015 2016-2020 2021-2025 2026-2030 2031-2035 Từ 2036

1 Xe con 5.206 6,48% 6,20% 5,14% 3,24% 0,00%

2 Xe khách 10.407 6,00% 6,05% 5,07% 3,17% 0,00%

3 Xe tải 17.042 6,09% 5,12% 4,76% 2,86% 0,00%

Nguồn: Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC)

Theo dự báo ở bảng trên, tốc độ tăng trưởng các loại phương tiện trong giai đoạn 2016-2020 khoảng 6,19%, giai đoạn 2021-2025 khoảng 5,79%, giai đoạn 2026-2030 khoảng 4,99%, giai đoạn 2031-2035 giảm xuống còn khoảng 3,09% ,từ năm 2036 trở đi số lượng xe lưu thông trên tuyến đường này sẽ không còn gia tăng nữa. Công thức tính: ( )2.1 1 1 n n n g F F+ = + × Trong đó:

FRn+1R: lưu lượng xe năm n+1 FRn R: lưu lượng xe năm n

gRn+1R: tốc độ tăng trưởng phương tiện năm n+1

Tốc độ tăng trưởng lưu lượng xe được dự báo trên cơ sở tốc độ tăng trưởng GDP dự báo phụ thuộc chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia cũng như của từng lãnh thổ, vùng kinh tế. Giai đoạn đầu phát triển kinh tế, các dự báo đều được xác lập trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2020 và tầm nhìn chiến lược đến năm 2035.

Giai đoạn 2036 về sau, do thời gian dự báo khá xa so với thời điểm lập dự án, các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội còn chưa được xác lập mức độ chính xác của dự báo GTVT. Ở giai đoạn đó, lưu lượng xe chịu nhiều ảnh hưởng của các phương tiện, các hình thức giao thông cũng như các tuyến trục giao thông khác sẽ hình thành.

Lưu lượng giao thông giai đoạn này có thể dùng để hoạch định quy mô xây dựng công trình giai đoạn quy hoạch cho các đường giao thông ở khu vực.

Về mặt lưu lượng với số liệu dự báo phân tích ở trên cho thấy sự cần thiết phải xem xét đầu tư xây dựng đường cao tốc Bến Lức – Long Thành.

2.2.4. Mô tả dự án đầu tư xây dựng đường ô tô cao tốc Bến Lức – Long Thành Thành

Vùng KTTĐPN gồm 8 tỉnh và thành phố Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước, Long An, Tiền Giang và thành phố Hồ Chí Minh. Đây là vùng kinh tế phát triển năng động, tốc độ tăng trưởng cao và đi đầu trong một số lĩnh vực quan trọng như xuất nhập khẩu, sản xuất hàng tiêu dùng, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển công nghiệp tập trung, chế xuất… Tăng trưởng kinh tế của Vùng góp phần rất quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của cả nước.

Để đảm bảo sự tăng trưởng, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội, kết cấu hạ tầnggiao thông vận tải cần ưu tiên đầu tư phát triển đi trước một bước. Trong dó việc phát triển hệ thống các đường cao tốc có năng lực thông xe lớn là yêu cầu cần thiết.

Hình 2.3:Bản đồ tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành

Thực hiện kế hoạch phát triển đường cao tốc Bắc Nam, thời gian qua Bộ GTVT đã đầu tư đoạn tuyến cao tốc Tp Hồ Chí Minh – Trung Lương, đang đầu tư

đoạn TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây và chuẩn bị đầu tư đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ.

Theo quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt, tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành là một đoạn của đường cao tốc Bắc Nam qua khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Hướng tuyến tổng quát đi từ phía Tây sang phía Đông và nằm ở phía Nam của thành phố Hồ Chí Minh; Tuyến đi gần một số khu công nghiệp, khu đô thị-dân cư như cụm công nghiệp Long Kim thuộc huyện Cần Giuộc tỉnh Long An, khu xử lý rác Đa Phước thuộc huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh, khu công nghiệp Hiệp Phước thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai cùng một số cụm dân cư nhỏ.Tuyến qua 2 sông lớn Soài Rạp và Lòng Tàu – là 2 tuyến vận tải biển ra vào cụm cảng biển Hiệp Phước; qua sông Cần Giuộc thuộc địa bàn huyện Bình Chánh - thành phố Hồ Chí Minh, sông Thị Vải thuộc địa bàn huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai – là 2 tuyến giao thông đường thủy nội địa cấp quốc gia và cắt qua nhiều kênh rạch khác thuộc tuyến giao thông đường thủy địa phương.

Dự ánđường cao tốc Bến Lức-Long Thành sau khi được hoàn thành có chức năng chủ yếu là giao thông liên vùng giữa phía Tây và phía Đông không phải quá cảnh qua thành phố Hồ Chí Minh, nối trực tiếp với mạng đường cao tốc – quốc lộ, với hệ thống cảng biển Hiệp Phước, Thị Vải-Cái Mép và với sân bay quốc tế Long Thành.

2.3. Khối lượng và khái toán kinh phí dự án đầu tư xây dựng đường ô tô cao tốc Bến Lức – Long Thành cao tốc Bến Lức – Long Thành

2.3.1. Khối lượng xây dựng chính

Các hạng mục khối lượng chính xây dựng đường cao tốc Bến Lức – Long Thành giai đoạn 1 đầu tư 04 làn xe như sau:

- Chiều dài tuyến chính: 56.88 km, trong đó: + Phần đường: 31.17 km

+ Phần cầu : 25.71 km - Chiều dài cầu: 25.71m, trong đó:

+ Cầu Phước Khánh Km28+658 – Km32+451 : L= 3793.30m

+ Các cầu vượt sông riêng (9 cầu), cầu cạn qua khu dân cư(2 cầu), Cầu cạn kết hợp vượt sông rạch (3 cầu), Cầu vượt tuyến chính nút giao (3 cầu). - Các nút giao liên thông, trên tuyến có 09 nút giao trong đó thực hiện 06 nút ở giai đoạn 01 các nút còn lại đầu tư vào giai đoạn sau theo các dự án liên quan.

- Cống chui dân sinh: 09 cái. - Cống thoát nước: 52 cái.

- Đường cao tốc Bến Lức – Long Thành giai đoạn 1 có 6 trạm thu phí. - Trạm dịch vụ: 01 trạm dịch vụ tại Km36+200.

- Nhà điều hành: Để tạo điều kiện thuận lợi, cơ động cho việc quản lý khai thác 02 cầu Bình Khánh và Phước Khánh, dự kiến xây dựng 01 nhà điều hành kết hợp trạm thu phí tại khu vựcnút giao số 3 (giao QL50)

- Hạt quản lý giao thông: dự kiến xây dựng 02 hạt quản lý giao thông. - Chiếu sáng: Chiếu sáng công trình đường cao tốc loại A.

2.3.2. Khái toán kinh phí đầu tư các hạng mục

Tổng kinh phí đầu tư của dự án là 31.320 tỷ đồng, trong đó bao gồm chi phí xây dựng, đất đai, giải phóng mặt bằng, rò phá bom mìn, dịch vụ tư vấn quản lý, chi phí cam kết tài trợ, lãi vay trong thời gian thi công. [10]

- Chi phí xây dựng : 19.117 tỷ đồng, bao gồm: + Phần đường : 3.265 tỷ đồng

+ Phần cầu : 13.800 tỷ đồng + Phần nút giao : 2.052 tỷ đồng

- Chi phí giải phóng mặt bằng : 3.034 tỷ đồng - Chi phí QLDA, CP tư vấn, CP khác: 1.912 tỷ đồng - Chi phí dự phòng: 5.403 tỷ đồng

- Lãi vay thi công : 1.854 tỷ đồng.

- Chi phí đầu tư các hạng mục được khấu hao theo phương pháp đường thẳng trong 20 năm. [24]

2.4. Phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư xây dựng đường ô tô cao tốc Bến Lức – Long Thành tốc Bến Lức – Long Thành

Khung phân tích: mô hình tài chính của dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bến Lức-Long Thành được xây dựng trên cơ sở các thông số đầu vào về chi phí

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ tài CHÍNH của dự án đầu tư xây DỰNG ĐƯỜNG ô tô CAO tốc bến lức –LONG THÀNH (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)