8. Kết cấu của luận văn
3.4 Tác động của chi phí đầu tư đến hiệu quả tài chính của dự án
Chi phí đầu tư xây dựng dự án được thiết lập từ giai đoạn lập dự án. Tuy nhiên trong quá trình triển khai dự án, chi phí đầu tư có thể phát sinh thêm làm ảnh hưởng đến tổng mức đầu tư và hiệu quả tài chính của dự án. Việc tổng mức đầu tư thay đổi do nhiều nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan tạo ra được đề cập trong những nội dung sau đây:
Chi phí phát sinh: Đó là chi phí vượt mức dự toán. Chi phí phát sinh thường xảy ra đối với các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng, công nghệ. Chi phí phát sinh có nhiều nguyên nhân, dưới đây là một số nguyên nhân chính:
- Việc lập dự toán đã không dự tính được đầy đủ các chi phí, có thể do năng lực của người lập dự toán hoặc do không có đủ cơ sở dữ liệu cho việc tính toán.
- Chi phí đầu vào gia tăng, có thể do nhà cung cấp tăng giá bán hoặc do tình hình lạm phát, mất giá đồng tiền.
- Thiết kế dự án bị thay đổi.
- Có những công việc mới phát sinh không được lường trước trong dự toán.
Nhân tố dàn trải, dự án kéo dài: Dự án bị kéo dài có thể ở khâu xây dựng hoặc khâu thực hiện, hoặc cả hai. Các nguyên nhân dẫn đến việc kéo dài dự án, được xếp theo thứ tự quan trọng giảm dần như sau:
- Nhà thầu thiếu sự đốc thúc, giám sát chặt chẽ ngay tại công trình; - Phải thay đổi thiết kế dự án;
- Thiết kế dự án đưa ra một thời hạn thiếu thực tế; - Cấp phát vốn không theo kế hoạch;
- Nguồn nguyên liệu đầu vào bị thiếu; - Sơ suất trong thi công;
- Trao đổi thông tin giữa các bên liên quan không thông suốt; - Công việc mới phát sinh;
- Thiếu lao động có tay nghề; - Thời tiết xấu.
Bên cạnh đó, còn có cản trở từ phía cơ quan hành chính nhà nước, nhất là các thủ tục phiền hà, phức tạp trong xem xét, cấp phép đầu tư gây ra những ách tắc, chậm trễ trong triển khai đầu tư.
Tham nhũng:làm giảm hiệu quả quản lý vốn đầu tư trên hai phương diện:
- Làm giảm hiệu quả phân bổ trong quản lý vốn đầu tư dự án, chuyển nguồn lực từ các khu vực có lợi sang những khu vực không có lợi qua đó làm giảm hiệu quả vốn đầu tư từ dự ánvà tổng vốn đầu tư cả nước.
- Gây tăng chi phí đầu tư: Tham nhũng thường gắn với các khoản hối lộ. Khi các khoản hối lộ được tính vào chi phí đầu tư nó sẽ làm tăng giá thành đầu ra.
- Đảm bảo cơ chế quản lý đầu tư và dự án đầu tư: Chính sách và quyết định đầu tư đều được thực hiện theo dự án đầu tư.
- Thực hiện nghiêm các bước trong quản lý dự án đầu tư: Lập dự án; Phân tích và thẩm định dự án; Giám sát dự án; Nghiệm thu dự án hoàn thành.
- Thựchiện tốt khâu giám sát đầu tư: Đây là hoạt động kiểm tra, theo dõi hoạt động đầu tư nhằm đảm bảo cho hoạt động đầu tư đi theo quỹ đạo, theo quy hoạch đầu tư đã đề ra.
- Chính phủ hoặc cơ quan trực thuộc Chính phủ và các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần kiểm tra dự án thông qua việc sử dụng các chính sách và thủ tục nhằm đảm bảo cho hoạt động đầu tư có hiệu quả và hợp lý.
- Chính phủ hoặc mộttổ chức kiểm toán độc lập thực hiện việc thanh tra, kiểm toán các hoạt động đầu tư và thông báo cho Quốc hội hoặc công chúng.
- Chủ đầu tư cần đánh giá việc liên hệ các kết quả đầu tư có được trước đây với kế hoạch cho tương lai, bằng việc áp dụng các bài học kinh nghiệm có được từ những hoạt động đầu tư phục vụ cho việc ra quyết định đầu tư và quản lý dự án trong tương lai.
Các giải pháp đối với chi phí đầu tư:
- Khi lập dự toán xây dựng phải tính toán đầy đủ các chi phí phát sinh liên quan đến dự án.
- Tính đến yếu tố lạm phát khi xác định chi phí đầu tư dự án. - Hạn chế tối đa việc thay đổi thiết kế dự án
- Phải lựa chọn người có kinh nghiệm, am hiểu chuyên môn xây dựng cầu đường cũng như chuyên môn về tài chính.
- Lựa chọn nhà thầu đủ năng lực chuyên môn, có uy tín và tinh thần trách nhiệm cao.
- Cấp phát vốn theo đúng kế hoạch.
- Đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào không bị biến động tăng giá, và chất lượng đạt tiêu chuẩn.
- Tuyển chọn lao động có tay nghề cao, có kinh nghiệm và kỷ luật lao động. - Nhà nước tạo điều kiện giúp đỡ chủ đầu tư và các nhà thầu trong quá trình thu hồi, giải phóng mặt bằng.
- Chính phủ thường xuyên kiểm tra, thanh tra, giám sát công tác xây dựng dự án.
- Chính phủ hoặc cơ quan kiểm toán độc lập thực hiện thanh tra, kiểm toán hoạt động đầu tư và thông báo cho Quốc hội và công chúng.