D Nợ có khả năng mất vốn Nhóm
BẢNG 2.13: PHÂN LOẠI NỢ CỦA CHI NHÁNH QUA CÁC NĂM
Đơn vị: Tỷ đồng Nhóm nợ Năm 2010 2011 2012 Nhóm 1 4.577 5.027 5.512 Nhóm 2 23 49 116 Nhóm 3 30 28 70 Nhóm 4 17 1 2 Nhóm 5 8 21 6 Tổng dư nợ 4.655 5.126 5.706
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh năm 2010-2012)
Việc phân loại khoản vay sẽ giúp cho ngân hàng dễ dàng quản lý danh mục đầu tư tín dụng của mình. Từ đó có thể xác định chính xác mức độ rủi ro để có biện pháp quản lý, phòng ngừa kịp thời và biện pháp xử lý thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro. Ngoài ra, mỗi quý một lần, chậm nhất ngày 10 của tháng đầu quý tiếp theo, Agribank nơi cho vay căn cứ vào kết quả phân loại nợ và dư nợ gốc tại ngày cuối cùng của quý trước để thực hiện trích lập
dự phòng rủi ro tín dụng.
2.2.2.6. Xử lý nợ
Để phòng ngừa, ngăn chặn nợ xấu phát sinh và giảm thiếu nợ xấu, Chi nhánh đã thực hiện một số biện pháp khi xử lý nợ như sau:
- Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, gia hạn nợ theo quy định của Pháp luật. Hiện Chi nhánh đang thực hiện việc cơ cấu nợ theo Quyết định số 780/QĐ- NHNN ngày 23/4/2012 của Ngân hàng Nhà nước mà không làm chuyển nhóm nợ. Mặt khác, trong những trường hợp cần thiết, có thể miễn, giảm lãi đối với khách hàng vay vốn. Việc miễn, giảm lãi tiền vay đối với khách hàng, Chi nhánh đang thực hiện theo Quyết định số 513/QĐ/HĐQT-TCKT ngày 28/5/2007.
- Quản lý và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay: Quản lý tài sản bảo đảm tiền vay đóng vai trò then chốt trong việc bảo đảm tính hợp lý của giá trị TSBĐ và giúp Chi nhánh nâng cao độ tin cậy trong việc tính toán giá trị khấu trừ của TSBĐ. Ngoài ra, còn giúp ngân hàng giảm thiếu các rủi ro như: rủi ro về mặt pháp lý, rủi ro thanh khoản liên quan đến các biện pháp bảo đảm tiền vay. Tài sản bảo đảm tiền vay đóng vai trò rất quan trọng trong việc xử lý nợ, đây là nguồn thu thứ hai của ngân hàng. Do vậy, Chi nhánh đã quan tâm đến việc lựa chon tài sản bảo đảm tiền vay như tập trung vào bất động sản là nhà, đất ở vị trí thuận lợi cho việc phát mại. Tuy nhiên ở một số địa phương việc phát mại TSBĐ vẫn gặp không ít khó khăn như: do mối quan hệ làng xóm của khách hàng nên ít người mua, khách hàng bỏ chốn, thiếu hợp tác, thị trường bất động sản trầm lắng,…
- Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro tín dụng. Đây là biện pháp mà Chi nhánh đang sử dụng trong bối cảnh thị trường bất động sản trầm lắng nên ảnh hưởng xấu tới việc phát mại tài sản bảo đảm tiền vay. Hàng năm ngoài việc trích lập dự phòng chung theo tỷ lệ quy định là 0,75% trên tổng dư nợ nội, ngoại bảng từ nhóm 1 đến nhóm 4, Chi nhánh còn trích lập trên 40 tỷ
đồng vào quỹ dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro tín dụng. Điều này ảnh hưởng tới lợi nhuận của chi nhánh do chi phí tăng nhưng đồng thời góp phần giảm thiểu nợ xấu cho Chi nhánh.
- Khởi kiện ra tòa án để thu hồi nợ: Đây là biện pháp cuối cùng để thu hồi nợ, tuy nhiên hiện Chi nhánh sử dụng rất ít biện pháp này.