Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHNoPTNT Việt Nam Chi nhánh tỉnh Nam Định (Trang 25 - 29)

Ủy ban Basel về giám sát Ngân hàng là Ủy ban bao gồm các chuyên gia giám sát hoạt động ngân hàng được thành lập năm 1975. Từ chỗ là diễn đàn trao đổi kinh nghiệm, hợp tác Quốc tế về thanh tra và giám sát ngân hàng, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng ngày nay đã trở thành cơ quan xây dựng và phát triển các chuẩn mực ngân hàng được Quốc tế công nhận. Ủy ban Basel ban hành 17 quy tắc về quản lý nợ xấu mà thực chất là đưa ra các nguyên tắc trong quản lý rủi ro tín dụng, nhằm đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động cấp tín dụng. Các nguyên tắc này tập trung vào các nội

dung cơ bản sau đây: [5]

Nguyên tắc 1

Chiến lược quản lý rủi ro tín dụng cần được xây dựng định kỳ ít nhất hàng năm và phải được phê duyệt bởi HĐQT. Chiến lược này cần phản ánh mức độ chấp nhận rủi ro và mức độ sinh lời mong muốn tương ứng với các rủi ro chấp nhận.

Nguyên tắc 2

Ban Điều hành chịu trách nhiệm triển khai chiến lược rủi ro tín dụng đã được phê duyệt bởi HĐQT và xây dựng các chính sách, quy trình cho mục đích xác định, đo lường, giám sát và kiểm soát rủi ro tín dụng. Các chính sách và quy trình này cần đề cập đến rủi ro tín dụng trong các hoạt động của Ngân hàng ở cấp độ từng khoản tín dụng cũng như cấp độ danh mục.

Nguyên tắc 3

Ngân hàng cần xác định và quản lý các rủi ro tín dụng tiềm tàng trong tất cả các sản phẩm và hoạt động. Ngân hàng cần đảm bảo rằng các rủi ro liên quan đến các sản phẩm hoặc hoạt động mới cần được đánh giá theo các quy trình quản lý rủi ro và được kiểm soát đầy đủ và phải được phê duyệt bởi HĐQT hoặc Ủy ban HĐQT phù hợp trước khi đưa vào triển khai.

Nguyên tắc 4

Ngân hàng phải hoạt động theo các tiêu chí cấp tín dụng được xác định rõ ràng và phù hợp. Các tiêu chí này phải định rõ thị trường mục tiêu của ngân hàng, đồng thời cần bao gồm sự hiểu biết sâu sắc về người đi vay hoặc đối tác, cũng như mục đích và cấu trúc của khoản tín dụng cũng như nguồn trả nợ.

Nguyên tắc 5

Ngân hàng cần thiết lập các giới hạn tín dụng chung đối với các loại rủi ro khác nhau theo cấp độ các khách hàng vay và các đối tác riêng lẻ và mỗi nhóm khách hàng, cả trong sổ giao dịch (trading book) và sổ ngân hàng

(banking book) và cả nội và ngoại bảng.

Nguyên tắc 6

Ngân hàng có quy trình phê duyệt cấp tín dụng mới cũng như sửa đổi, gia hạn và tái tài trợ cho các khoản tín dụng hiện tại một cách rõ ràng.

Nguyên tắc 7

Mọi khoản tín dụng đều phải được cấp trên cơ sở arms-length (khách quan, công bằng). Các khoản tín dụng cho các bên liên quan cần phải được phê duyệt theo cơ chế phê duyệt ngoại lệ và phải được giám sát cẩn thận cũng như phải thực hiện các biện pháp thích hợp để đảm bảo kiểm soát hoặc hạn chế rủi ro của việc cho vay không khách quan.

Nguyên tắc 8

Ngân hàng cần thiết lập hệ thống quản lý thường xuyên và liên tục đối với các danh mục có phát sinh rủi ro tín dụng.

Nguyên tắc 9

Ngân hàng cần thiết lập hệ thống giám sát từng khoản tín dụng riêng lẻ, bao gồm cả việc xác định mức độ đầy đủ của dự phòng.

Nguyên tắc 10

Ngân hàng cần được khuyến khích sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho mục đích quản lý rủi ro tín dụng. Hệ thống XHTDNB cần phù hợp với đặc thù, quy mô và mức độ phức tạp trong các hoạt động của ngân hàng.

Nguyên tắc 11

Ngân hàng cần có hệ thống thông tin và các kỹ thuật phân tích cho phép Ban Điều hành đo lường rủi ro tín dụng tiềm ẩn trong toàn bộ các hoạt động nội và ngoại bảng. Hệ thống thông tin quản lý cần cung cấp thông tin đầy đủ về cơ cấu danh mục tín dụng cũng như bất kỳ sự tập trung nào của rủi ro.

Nguyên tắc 12

mục tín dụng.

Nguyên tắc 13

Ngân hàng cần cân nhắc các thay đổi có thể có trong tương lai trong các điều kiện kinh tế khi đánh giá từng khoản tín dụng đơn lẻ và danh mục tín dụng, và cần đánh giá số dư rủi ro tín dụng trong các điều kiện khó khăn.

Nguyên tắc 14

Ngân hàng phải thiết lập một hệ thống đánh giá độc lập và liên tục các quy trình quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng và các kết quả của việc xem xét này phải được báo cáo trực tiếp cho Hội đồng quản trị và ban điều hành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyên tắc 15

Các ngân hàng phải đảm bảo rằng chức năng cấp tín dụng được quản lý hợp lý và số dư tín dụng nằm trong phạm vi đáp ứng với tiêu chuẩn an toàn và giới hạn nội bộ. Các ngân hàng cũng nên thiết lập và thực thi hoạt động kiểm soát nội bộ và các thông lệ khác để đảm bảo các trường hợp ngoại lệ đối với chính sách, quy trình, và giới hạn được báo cáo kịp thời tới cấp lãnh đạo phù hợp để có biện pháp xử lý.

Nguyên tắc 16

Các ngân hàng cần thiết lập biện pháp khắc phục sớm đối với các khoản tín dụng đang xấu đi, quản lý các khoản tín dụng có vấn đề và các trường hợp tương tự.

Nguyên tắc 17

Cơ quan thanh tra giám sát cần yêu cầu các ngân hàng có một hệ thống hiệu quả để xác định, do lường, giám sát và kiểm soát rủi ro tín dụng như là một phần trong tổng thể phương pháp tiếp cận quản trị rủi ro. Cơ quan thanh tra giám sát cần thực hiện các cuộc kiểm tra chiến lược, chính sách, quy trình và thực tiễn liên quan đến việc cấp tín dụng và việc quản lý danh mục thường xuyên tại các ngân hàng. Cơ quan thanh tra giám sát cũng cần đặt ra những giới hạn thận trọng để hạn chế các khoản vay của ngân hàng cho một khách

hàng hoặc cho một nhóm khách hàng có liên quan.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHNoPTNT Việt Nam Chi nhánh tỉnh Nam Định (Trang 25 - 29)