Lợi nhuận sau

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHNoPTNT Việt Nam Chi nhánh tỉnh Nam Định (Trang 53 - 56)

thuế 41 11 -73 65 591 37 -43

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh năm 2010-2012)

Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của chi nhánh luôn đảm bảo thu nhập cho người lao động. Tổng thu bao gồm: Thu từ hoạt động cho vay, kinh doanh ngoại hối, thu từ dịch vụ,… Năm 2010 có sự sụt giảm do tình hinh kinh doanh của ngân hàng gặp khó khăn trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu lan rộng và có ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng Việt Nam nói riêng (lợi nhuận năm 2010 so với năm 2009 giảm 73%). Bước sang năm 2011 khi đã có những dấu hiệu tích cực về sự phục hồi kinh tế thì ngân hàng có sự tăng trưởng trở lại. Năm 2012 lợi nhuận giảm so với năm 2011 mặc dù tổng thu tăng mạnh, đạt trên 1.000 tỷ đồng nhưng do tốc độ tăng của tổng thu nhỏ hơn nhiều so với tốc độ tăng của tổng chi. Trích lập dự phòng rủi ro: thực hiện đúng quy định, trích lập dự phòng rủi ro của Chi nhánh năm 2012 là 40 tỷ đồng (bao gồm cả dự phòng chung và dự phòng cụ thể), đảm bảo an toàn cho hoạt động của Chi nhánh.

DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM- CHI NHÁNH TỈNH NAM ĐỊNH NAM- CHI NHÁNH TỈNH NAM ĐỊNH

2.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam- Chi nhánh tỉnh Nam Định tỉnh Nam Định

Mặc dù tình hình kinh doanh của chi nhánh tương đối ổn định song hoạt động tín dụng vẫn còn tiền ẩn nhiều rủi ro. Điều này thể hiện ở một số chỉ tiêu sau:

2.2.1.1. Chỉ tiêu nợ xấu

BẢNG 2.4: TÌNH HÌNH NỢ XẤU CỦA CHI NHÁNH

Đơn vị: Tỷ đồng,%

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Dư nợ Tỷ lệ (%) Dư nợ Tỷ lệ (%) Dư nợ Tỷ lệ (%) 1. Nợ nhóm 1 4.577 98,32 5.027 98,07 5.512 96,60

2. Nợ nhóm 2 23 0,50 49 0,95 116 2,03

3. Nợ xấu (nhóm 3, 4,5) 55 1,18 50 0,98 78 1,37

Tổng cộng 4.655 100,00 5.126 100,00 5.706 100,00

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh năm 2010-2012)

Kể từ năm 2005, Chi nhánh đã thực hiện phân loại nợ theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 493. Đây là cách phân loại nợ không đơn thuần theo cách truyền thống là chỉ theo các tiêu chí định lượng (theo nợ quá hạn và nợ cơ cấu) mà còn theo các chỉ tiêu định tính. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến kết quả phân loại nợ của chi nhánh.

Nhìn vào bảng 2.4 ta thấy, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh qua các năm gần đây vẫn ở mức cho phép (dưới 5%), tuy nhiên nợ xấu trong năm 2012 có xu hướng gia tăng, tăng 28 tỷ so với năm 2011 và chiếm tỷ lệ 1,37% trên tổng dư nợ.

2011, chiếm tỷ trọng 2,03% trên tổng dư nợ. Năm 2011 tăng 213% so với năm 2010. Tuy chưa là nợ xấu nhưng nợ nhóm 2 rất dễ chuyển sang nợ nhóm 3, vì vậy nếu không kiểm soát tốt nợ nhóm này sẽ ảnh hưởng lớn đến nợ xấu và chất lượng tín dụng.

BẢNG 2.5: PHÂN LOẠI NỢ XẤU

Đơn vị: Tỷ đồng,%

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

NX Tỷ trọng NX Tỷ trọng NX Tỷ trọng

I. Theo ngành kinh tế 55 100 50 100 78 100

1. Vận tải thủy 11 20 28 56 70 90

2. Ngành khác 44 80 22 44 8 10

II. Theo thành phần KT 55 100 50 100 78 100

1. Doanh nghiệp ngoài QD 25 45 37 74 72 92

2. Hộ gia đình, cá nhân 30 55 13 26 6 08

III. Theo thời gian 55 100 50 100 78 100

1. Vay ngắn hạn 28 51 16 32 50 64

2. Vay trung, dài hạn 27 49 34 68 28 36

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh năm 2010-2012)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: Nếu phân theo ngành kinh tế thì nợ xấu của ngành vận tải thủy liên tục tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ xấu của chi nhánh. Năm 2012 nợ xấu của ngành này chiếm tỷ trọng 90% toàn bộ nợ xấu của chi nhánh. Nguyên nhân ngành này gặp khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, dẫn đến giá cước giảm, hàng ít, trong khi đó giá nguyên liệu đầu vào lại tăng. Phân theo thành phần kinh tế thì nợ xấu chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (chi nhánh cho vay ít đối với doanh nghiệp nhà nước và không có nợ xấu ở đối tượng này), còn lại nợ xấu là của cá nhân và hộ gia đình. Phân theo thời gian cho vay thì nợ xấu không có sự chênh lệch nhiều giữa các loại cho vay.

Đơn vị: Tỷ đồng,%

Chỉ tiêu nợ xấu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Dư nợ Tỷ lệ NX (%) Dư nợ Tỷ lệ NX (%) Dư nợ Tỷ lệ NX (%) 1. Agribank tỉnh Nam Định 55 1,2 50 1,0 78 1,4 2. Agribank Bắc Nam Định 14 1,0 26 1,4 12 0,6 3. NHTMCP Công thương tỉnh 0 0 0 0 9 0,3

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHNoPTNT Việt Nam Chi nhánh tỉnh Nam Định (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w