Agribank tỉnh NĐ 12 +01 19 +07 56 +37 2 Agribank Bắc NĐ03005+0203-

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHNoPTNT Việt Nam Chi nhánh tỉnh Nam Định (Trang 61 - 65)

3. NH ĐT&PT 80 +13 193 +113 216 +23 4. NH Công thương TP 01 0 02 +01 01 0 5. Maritimebank 0 0 0 0 0 0 6. Đông Á 0 0 0 0 0 0

(Nguồn: Báo cáo giám sát và phân tích hoạt động của các NHTM năm 2010-2012)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy lãi đọng của Agribank tỉnh Nam Định liên tục tăng qua các năm, điều này là do tăng trưởng tín dụng của chi nhánh tăng dẫn đến quy mô tín dụng lớn và kèm theo đó làm tăng lãi đọng. Tuy nhiên tốc độ tăng của lãi đọng các năm 2011, 2012 lần lượt là 58% và 295% là đáng báo động. Nhìn vào các TCTD trên địa bàn thì ngân hàng Đầu tư và Phát triển là có lãi đọng cao nhất, tiếp đó là Agribank tỉnh Nam Định, như vậy lãi đọng của Chi nhánh ở mức cao trên địa bàn tỉnh. Lãi đọng tại các NHTM cổ phần ngoài quốc doanh rất ít, thậm chí không có, trong khi đó lãi đọng tại các NHTM cổ phần nhà nước lại rất cao.

2.2.2. Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam- Chi nhánh tỉnh Nam Định nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam- Chi nhánh tỉnh Nam Định

Để hoạt động tín dụng của Chi nhánh phát triển theo đúng định hướng, đạt được mục tiêu tăng trưởng an toàn, hiệu quả, cũng như kiểm soát được rủi ro, Chi nhánh đã quan tâm đến công tác quản trị rủi ro tín dụng, điều này thể hiện ở những nội dung cơ bản sau đây:

2.2.2.1. Cơ cấu tổ chức quản trị

Công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh được thực hiện chủ yếu thông qua các phòng có chức năng xử lý nghiệp vụ tín dụng như phòng Tín dụng và phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ.

SƠ ĐỒ 2.2: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TÍN DỤNG

Giám đốc Chi nhánh

Kiểm tra kiểm soát nội bộ

(Nguồn: Phòng Tín dụng - NHNo&PTNN tỉnh Nam Định)

a) Phòng Tín dụng

- Trong toàn bộ quá trình quản trị rủi ro tín dụng từ thẩm định cho vay đến khi thanh lý hợp đồng, bộ phận tín dụng có chức năng thẩm định, theo dõi, quản lý hồ sơ khoản vay, đôn đốc thu nợ và phân tích tình hình hoạt động, tình hình tài chính, năng lực quản lý của khách hàng vay vốn trước, trong và sau khi cho vay. Ngoài ra, phòng Tín dụng còn thực hiện một số công việc quản trị rủi ro tín dụng sau:

- Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng. Hàng năm chi nhánh đều xây dựng dự án đầu tư tín dụng từ xã, huyện đến tỉnh.

- Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh trong việc phân cấp, ủy quyền xét duyệt tín dụng cho các chi nhánh NHNo Loại 3, phòng giao dịch.

- Thực hiện và chỉ đạo công tác chấm điểm, xếp loại khách hàng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

- Chỉ đạo công tác tín dụng đối với chi nhánh cấp dưới như: NHNo Loại 3 và phòng giao dịch.

- Hiện tại chi nhánh chưa có phòng Thẩm định mà chỉ có bộ phận thẩm định thuộc phòng Tín dụng.

- Nhiệm vụ của bộ phận thẩm định:

+ Thẩm định các khoản vay vượt quyền phán quyết của phòng Tín dụng và phòng Kinh doanh ngoại hối tại Văn phòng NHNo tỉnh và thẩm định những món vay vượt quyền phán quyết của chi nhánh NHNo Loại 3.

+ Thẩm định các khoản vay vượt mức phán quyết của Giám đốc Chi nhánh, đồng thời lập hồ sơ trình Tổng Giám đốc (qua bản thẩm định) để xem xét phê duyệt.

c) Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ

Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ có chức năng kiểm tra, giám sát quá trình quản lý, theo dõi, kết quả thẩm định của các phòng Tín dụng. Trên cơ sở đó yêu cầu các Phòng chấn chỉnh lại các sai sót, đề xuất kiến nghị với lãnh đạo chi nhánh các biện pháp xử lý, quản lý khoản vay được tốt hơn, cụ thể:

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra trình Giám đốc chi nhánh, kiểm tra tất cả các mặt hoạt động của ngân hàng như: Tín dụng, kế toán, dịch vụ,...

- Thành lập các đoàn kiểm tra để kiểm tra kiểm soát độc lập hoạt động cho vay từ phòng giao dịch, NHNo loại 3 đến phòng Tín dụng tại Văn phòng NHNo tỉnh Nam Định.

- Từ kết luận kiểm tra, đôn đốc các chi nhánh chỉnh sửa tồn tại, sai sót. Báo cáo kết quả kiểm tra, chỉnh sửa sai sót sau thanh tra, kiểm tra về Giám đốc NHNo tỉnh và ngân hàng cấp trên.

2.2.2.2. Chính sách tín dụng

Căn cứ vào chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là việc thực hiện Nghị định số 41/2010/NĐ-CP của Chính Phủ “về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn”. Căn cứ vào hướng dẫn xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông

thôn Việt Nam. Căn cứ định hướng, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nam Định. Hàng năm Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định đều xây dựng chính sách tín dụng với những nội dung chủ yếu như sau:

- Chi nhánh luôn xác định tập trung vốn cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đối với thị trường thành phố Nam Định chỉ tăng trưởng ở mức hợp lý, có những giai đoạn không cần tăng trưởng dư nợ. Do vậy dư nợ cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tại chi nhánh luôn chiếm tỷ lệ trên 70% tổng dư nợ. Đồng thời Chi nhánh xác định đối tượng khách hàng truyền thống, chủ yếu là hộ sản xuất, cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Kết quả dư nợ cho vay doanh nghiệp của chi nhánh chỉ khoảng hơn 1.000 tỷ đồng trên tổng số hơn 6.000 tỷ đồng dư nợ. Cho vay doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp lớn không đánh kể.

- Mở rộng tín dụng phải đảm bảo khả năng kiểm soát, nâng cao hiệu quả đầu tư, đảm bảo chất lượng tín dụng. Tập trung vốn vào những phương án, dự án khả thi, tài sản bảo đảm tốt. Ngoài ra, mở rộng tín dụng phải đi đôi với đảm bảo những cân đối cơ bản trong tín dụng như: Cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, cân đối giữa nợ cho vay trung, dài hạn với nợ ngắn hạn, cân đối giữa nguồn vốn tại địa phương với nguồn vay các tổ chức tín dụng. Đồng thời với việc tập trung giải quyết nợ xấu và kiểm soát chặt chẽ nợ quá hạn, có khả năng chuyển nhóm nợ xấu, đảm bảo kiểm soát được chất lượng tín dụng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tiếp tục tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng như: Duy trì và thực hiện đối chiếu dư nợ, đổi miền CBTD theo định kỳ. Tiến hành kiểm tra toàn diện các mặt nghiệp vụ: Hồ sơ, điều kiện cho vay, thu nợ gốc lãi, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn, quy trình cho vay thông qua tổ vay vốn, phát hiện những sai sót chấn chỉnh kịp thời. Duy trì hoạt động của Ban xử lý thu hồi nợ xấu, thường xuyên

chỉ đạo phân tích, giải trình chất lượng tín dụng để chủ động có biện pháp xử lý phù hợp với từng khoản nợ, nhằm ngăn ngừa, hạn chế nợ xấu phát sinh. Tích cực triển khai các biện pháp xử lý, thu hồi nợ xấu.

- Việc phân cấp, ủy quyền quyết định cấp tín dụng được chi nhánh thực hiện nghiêm túc. Hiện nay Chi nhánh đang thực hiện việc này theo Quyết định 1850/QĐ-HĐTV-TDDN ngày 14/09/2012 của Hội đồng thành viên NHNo&PTNT Việt Nam và Quyết định 244, 245, 246/NHNo-TD-UQPQ ngày 05/10/2012 của Giám đốc NHNo tỉnh Nam Định. Cụ thể: Mức cấp tín dụng đối với một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của Agribank thì phải được Thống đốc NHNN cho phép. Chi nhánh tỉnh Nam Định được cấp tín dụng đối với một khách hàng tối đa đến 150 tỷ đồng và đối một dự án đầu tư tối đa đến 50 tỷ đồng. Ngân hàng nông nghiệp cấp huyện được cấp tín dụng đối với một khách hàng tối đa đến 5 tỷ đồng và đối một dự án đầu tư tối đa đến 2 tỷ đồng.

2.2.2.3. Quy trình thẩm định

Chi nhánh đã xây dựng cho mình quy trình thẩm định theo quy định của Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam để hướng dẫn nội bộ về trình tự, thủ tục trong quá trình thẩm định và ra quyết định cấp tín dụng đối với khoản vay.

SƠ ĐỒ 2.3: QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH CẤP TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHNoPTNT Việt Nam Chi nhánh tỉnh Nam Định (Trang 61 - 65)