- LGD cho khoản vay rơi vào tình trạng không trả được nợ là ước
b) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho công tác QTRR
3.3.3. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
- Chiến lược quản trị rủi ro tín dụng đóng vai trò rất quan trọng trong việc định hướng các hoạt động tín dụng thông qua việc thiết lập các mục tiêu về hiệu quả, định hướng phát triển của hoạt động tín dụng. Do vậy NHNo&PTNT Việt Nam cần xây dựng cho mình một chiến lược quản trị rủi ro toàn diện và hiệu quả để làm cơ sở và định hướng quản lý, giám sát các hoạt động tín dụng.
- Cải tiến hệ thống văn bản: do hệ thống văn bản của Agribank còn tương đối phức tạp, dẫn đến một số chồng chéo nhất định. Đồng thời, việc thay đổi và cập nhật các quy định này một cách thường xuyên cũng dẫn đến khó khăn trong vận dụng và trong quá trình tác nghiệp của các cán bộ tại chi nhánh. Trên thực tế, Chi nhánh đã đối mặt với các rủi ro và tổn thất này do hệ thống văn bản quy định và quy trình còn chưa toàn diện và thống nhất.
- Xây dựng một hệ thống báo cáo toàn diện và cơ chế báo cáo rõ ràng cho mục đích quản trị rủi ro tín dụng. Hiện tại, các thông tin liên quan đến
hoạt động tín dụng được Agribank lưu trữ tập trung trong hệ thống IPCAS và có thể được chiết xuất từ hai mô-đun: Tín dụng và Hệ thống báo cáo quản trị. Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng hệ thống dữ liệu này còn tương đối hạn chế do Ngân hàng chưa ban hành các yêu cầu về báo cáo một cách toàn diện cũng như phân tách trách nhiệm báo cáo rõ ràng giữa các bộ phận. Việc thiếu hụt một hệ thống báo cáo đầy đủ và kịp thời sẽ làm hạn chế các luồng thông tin hữu ích tới Ban Lãnh đạo cũng như các cấp quản lý để đưa ra các quyết định kinh doanh hiệu quả và đúng đắn trong mối tương quan với ngưỡng rủi ro mà ngân hàng có thể chấp nhận được.
- Đối với khách hàng là hộ sản xuất, cá nhân, chỉ nên chấm điểm tại thời điểm cho vay. Bởi các khách hàng này của Agribank nói chung và của Chi nhánh Nam Định nói riêng là rất lớn, gây khó khăn trong việc đánh giá lại định kỳ theo phương pháp chấm điểm hiện tại.
- Quan tâm hơn đến công tác quản trị rủi ro tại chi nhánh chứ không riêng ở Trụ sở chính bởi rủi ro tín dụng chủ yếu phát sinh tại Chi nhánh. Tại Chi nhánh nên thành lập phòng hoặc bộ phận quản trị rủi ro và tách riêng phòng Thấm định ra khỏi phòng Tín dụng. Tăng cường các lớp tập huấn, đào tạo về nghiệp vụ tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng. Nâng cao nhận thức của toàn thể cán bộ nhân viên về tầm quan trọng công tác quản trị rủi ro tín dụng.
Tóm lại: Chương 3 đã nêu được định hướng hoạt động của công tác
quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh trong thời gian tới, đồng thời đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng. Với những giải pháp trên, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nam Định có thể xem xét để áp dụng vào thực tiễn, nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình.