D Nợ có khả năng mất vốn Nhóm
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Nguyên nhân chủ quan
- Về mô hình tổ chức: Tại chi nhánh chưa có phòng/bộ phận quản trị rủi ro, chưa có phòng Thẩm định nên không tách biệt được bộ phận kinh doanh và bộ phận quản trị rủi ro tín dụng. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại chi nhánh chưa thực sự phát huy hiệu quả trong công tác quản lý rủi ro tín dụng, một phần là do trình độ của cán bộ, một phần là do các cán bộ phòng kiểm soát nội bộ tại chi nhánh đều do chi nhánh điều động, bổ nhiệm và trả lương nên những kết luận của việc kiểm tra hồ sơ tín dụng có liên quan đến ban lãnh đạo chi nhánh không được khách quan.
- Về chính sách tín dụng, quy trình cấp tín dụng: Phân cấp xét duyệt và ủy quyền cho chi nhánh mới chỉ dừng lại ở hạn mức áp dụng cho chi nhánh và từng dự án đầu tư, chưa quản lý được tới từng ngành nghề, nhóm khách hàng có liên quan. Lý do công việc này đòi hỏi trình độ chuyên môn cao bởi sự hiểu biết về các ngành nghề, quan hệ giữa các doanh nghiệp, lãnh đạo các doanh nghiệp là rất phức tạp. Chưa có văn bản hưởng dẫn cụ thể của Ban thẩm định NHNo&PTNT Việt Nam cũng như của phòng Tín dụng NHNo tỉnh
về quy trình thẩm định. Công tác thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng cho khách hàng chủ yếu dựa vào hồ sơ khách hàng cung cấp, khai thác các nguồn thông tin đáng tin cậy khác như từ Trung tâm thông tin tín dụng còn hạn chế (chỉ khai thác được thông tin về dư nợ, nhóm nợ, tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng).
- Về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, công tác phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro: Hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ theo phương pháp định lượng và định tính được chi nhánh áp dụng chính thức hơn năm năm đến nay bộc lộ nhiều hạn chế, bộ chỉ tiêu không sát với thực tế, việc lựa chọn chấm điểm các chỉ tiêu định tính mang nặng tính chủ quan của cá nhân cán bộ chấm điểm. Hiện tại chưa thực hiện việc chấm điểm tài sản bảo đảm tiền vay trên hệ thống này do vậy không lượng hóa hết các rủi ro có thể xẩy ra. Công tác phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng chưa sát với thông lệ Quốc tế, nhiều khi mang tính chủ quan của chi nhánh.
- Về nguồn nhân lực cho công tác quản trị rủi ro tín dụng: Hiện tại, chi nhánh NHNo tỉnh Nam Định có 440 cán bộ nhân viên, trong đó số lượng làm công tác tín dụng là 146 người và nhân lực cho quản lý rủi ro tín dụng chính là các cán bộ tín dụng này. Dư nợ bình quân trên một cán bộ tín dụng là 39 tỷ đồng. Do đặc thù kinh doanh trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn nên suất đầu tư nhỏ (bình quân khoảng 80 triệu đồng/khách hàng), do vậy mỗi một cán bộ tín dụng quản lý khoảng 500 khách hàng, nên áp lực công việc là khá lớn, dễ dẫn đến rủi ro tín dụng. Ngoài ra trong tổng số 146 cán bộ tín dụng thì hầu hết là cán bộ làm trực tiếp, bộ phận quản lý ít, nhiều nơi lãnh đạo phòng tín dụng vẫn phải trực tiếp cho vay, dẫn đến khó phân biệt giữa bộ phận quản trị rủi ro tín dụng với bộ phận khác. Kiến thức về quản trị rủi ro tín dụng của cán bộ tín dụng yếu, hầu hết là tự học và do kinh nghiệm của cán bộ đi trước truyền lại. Nhận thức về tầm quan trọng cũng như hiểu biết về
công tác quản trị rủi ro tín dụng của hầu hết cán bộ ở chi nhánh còn thấp, một số ít cán bộ tín dụng chỉ được đào tạo về quản lý rủi ro khi NHNo&PTNT Việt Nam tổ chức, tại Chi nhánh chưa tổ chức được lớp tập huấn về quản lý rủi ro cho các cán bộ tín dụng. Một bộ phận cán bộ tín dụng chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro.
Nguyên nhân khách quan
- Môi trường pháp lý chưa đầy đủ, chưa đồng bộ: Nguyên nhân này làm kìm hãm hiệu quả của công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng, chẳng hạn như có rất nhiều tài sản đảm bảo là máy móc, thiết bị chuyên dùng chưa bắt buộc phải đăng ký sở hữu, đăng ký giao dịch bảo đảm... Cho nên việc chấp nhận thế chấp những tài sản đó chỉ mang tính hình thức. Tất cả những rủi ro về pháp lý đó đều gây khó khăn trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh. Do vậy, các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động ngân hàng cần được bổ sung, chỉnh sửa đồng bộ để tạo một môi trường pháp lý tốt cho hoạt động của các ngân hàng.
- Các thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, quản lý của doanh nghiệp không minh bạch, trong đó đặc biệt là các thông tin tài chính. Nhiều doanh nghiệp không thực hiện kiểm toán độc lập báo cáo tài chính, hoặc kiểm toán nhưng loại trừ phần lớn những khoản mục quan trọng như phải thu khách hàng, hàng tồn kho, tài sản cố định, đầu tư tài chính trung dài hạn, thậm chí không có báo cáo tài chính nộp cho cơ quan thuế…điều này đã gây ra nhiều khó khăn cho chi nhánh trong việc thu thập và xử lý thông tin trong công tác phân tích đánh giá tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.
- Trong những năm gần đây, nền kinh tế trong nước và thế giới liên tiếp gặp phải khủng khoảng, suy thoái, cùng với đó là sự điều hành của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước về các chính sách kinh tế vĩ mô như lạm phát, tỷ
giá, lãi suất,… liên tục được điều chỉnh theo hướng bất lợi cho các doanh nghiệp, làm cho chi phí đầu vào của các doanh nghiệp tăng lớn, giá thành sản xuất gia tăng cao trong khi giá bán đầu ra gia tăng chậm do đó hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngày càng sụt giảm, hàng tồn kho lớn, ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng.
Tóm lại: Qua đánh giá chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Việt Nam- Chi nhánh tỉnh Nam Định trong những năm qua có thể khẳng định chất lượng tín dụng tại Chi nhánh là đảm bảo, góp phần vào việc xây dựng và phát triển chung của đơn vị. Tuy còn một số tồn tại và hạn chế trong công tác quản trị rủi ro nhưng công tác này đã dần được hoàn thiện. Nhưng những vấn đề tồn tại và hạn chế cần tiếp tục được xem xét nghiêm túc, để có biện pháp giải quyết hữu hiệu hơn nữa nhằm không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Chi nhánh.
CHƯƠNG 3