Bài học cho các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHNoPTNT Việt Nam Chi nhánh tỉnh Nam Định (Trang 43 - 45)

Hoạt động tài chính ngân hàng là một lĩnh vực hoạt động nhạy cảm và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt, trước xu thế hội nhập, các tổ chức tài chính ngân hàng sẽ phải đối phó với sự cạnh tranh cũng như nhiều loại hình rủi ro khác nhau. Quản trị rủi ro tín dụng luôn là một lĩnh vực quan trọng nhất và được các ngân hàng đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, tại Việt Nam, do xuất phát điểm của các ngân hàng khá thấp so với các ngân hàng trong khu vực nên việc phải tập trung phát triển và quan tâm đến lợi nhuận được xem là ưu tiên số một. Chính vì thế, hệ thống quản lý rủi ro của các ngân hàng Việt Nam hầu như vẫn đang bị bỏ ngỏ và chưa được đầu tư xây dựng một cách thoả đáng và chuyên nghiệp. Đó là lí do vì sao, tỷ lệ nợ xấu cùng nhiều vấn đề phát sinh do mất khả năng kiểm soát đang trở thành bài toán chưa có lời giải tại một số ngân hàng Việt Nam hiện nay. Từ kinh nghiệm quản lý rủi ro của các nước đã được trình bảy ở trên, bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam là:

Thứ nhất: Xây dựng quy trình tín dụng quy định rõ trách nhiệm các khâu nghiệp vụ, tách biệt giữa bộ phận tiếp nhận hồ sơ khách hàng, bộ phận thẩm định cho vay và bộ phận quản lý hồ sơ, thu nợ. Việc tách biệt giữa các bộ phận sẽ đảm bảo quyết định cấp tín dụng cho khách hàng được khách quan, chuyên môn hoá giữa các khâu trong quá trình cấp tín dụng. Đồng thời, quy trình tín dụng được xây dựng một cách khoa học, tránh chồng chéo giữa các bộ phận, gây mất thời gian cho khách hàng. Ngoài ra, quy trình tín dụng phải vừa phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng mình, xây dựng theo mô hình quản lý rủi ro tiên tiến, hiện đại để chủ động trong việc phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong hội nhập quốc tế.

Việc xác định rõ khách hàng vay trên các tiêu chí như: Trình độ, tuổi tác, năng lực tài chính, năng lức quản lý, thế chấp đảm bảo khoản vay…sẽ giúp cho các ngân hàng đưa ra quyết định đúng đắn là chấp thuận hay từ chối cho vay. Đồng thời, ngân hàng sẽ đưa ra các chính sách đối xử với từng khách hàng phù hợp về mức cho vay, lãi suất, tài sản bảo đảm. Bên cạnh đó, dựa trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ ngân hàng có thể phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định và thông lệ quốc tế.

Thứ ba: Phải thường xuyên giám sát các khoản vay sau khi đã giải ngân. Việc thường xuyên tiếp cận khách hàng sau khi cho vay sẽ giúp các ngân hàng đánh giá xếp loại khách hàng một cách chuẩn xác, đồng thời xử lý kịp các tình huống rủi ro xảy ra.

Thứ tư: Thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo và bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực đánh giá, phân tích rủi ro tín dụng cho cán bộ thẩm định rủi ro tín dụng, cán bộ rủi ro chuyên trách nhằm từng bước xây dựng đội ngũ chuyên gia về quản lý rủi ro tín dụng và tách biệt với bộ phận quyết định cho vay.

Tóm lại: Chương 1 của luận văn đã khái quát được các vấn đề cơ bản

về rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại. Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi, vấn đề là làm thế nào để phòng ngừa và hạn chế rủi ro này ở mức chấp nhận được. Ngoài ra, trong chương I cũng đã đề cập đến các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng, mô hình đo lường rủi ro tín dụng và các nội dung của công tác quản trị rủi ro tín dụng, làm cơ cở cho các chương tiếp theo của luận văn.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHNoPTNT Việt Nam Chi nhánh tỉnh Nam Định (Trang 43 - 45)