Tại Thái Lan

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHNoPTNT Việt Nam Chi nhánh tỉnh Nam Định (Trang 41 - 43)

Nợ xấu trong các ngân hàng Thái Lan trở nên rất nghiêm trọng sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997. Giải quyết nợ xấu và ngăn ngừa chúng tiếp tục phát sinh là vấn đề hàng đầu đặt ra với các ngân hàng Thái Lan. Để xử lý nợ xấu, Thái Lan đã thực hiện các giải pháp như: Các NHTM thành lập các công ty quản lý tài sản để tự xử lý các khoản nợ xấu của mình, thành lập các công ty quản lý tài sản cấp quốc gia chuyên trách việc

mua lại các khoản nợ xấu của các NHTM thuộc sở hữu của Chính phủ, thành lập “Uỷ ban cơ cấu lại khu vực tài chính tư nhân” để cơ cấu lại nợ... Rút kinh nghiệm từ vấn đề nợ xấu sau cuộc khủng hoảng, hiện nay Thái Lan đã thực hiện nhiều biện pháp để ngăn ngừa và xử lý rủi ro tín dụng. Dưới đây là một số nét đặc trưng đáng quan tâm:

* Về mô hình tổ chức hoạt động tín dụng của các NHTM Thái Lan được tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận:

- Marketing khách hàng: là bộ phận chuyên đi tìm kiếm khách hàng, tiếp xúc khách hàng và giới thiệu các sản phẩm của ngân hàng. Sau khi tìm được khách hàng, bộ phận này viết tờ trình để chuyển qua bộ phận thẩm định.

- Bộ phận quản lý rủi ro: sau khi nhận được tờ trình và hồ sơ của khách hàng chuyển từ bộ phận marketing sang, bộ phận này có những công cụ phân tích, thẩm định khách hàng và ra quyết định cấp tín dụng.

- Quản lý khoản vay: Bộ phận này sẽ giải ngân sau khi khách hàng có đầy đủ các chứng từ giải ngân, quản lý thu nợ và quản lý hồ sơ tín dụng.

* Tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng. Khi phân tích tài chính các doanh nghiệp, ngân hàng rất coi trọng vòng chu chuyển dòng tiền và vòng thu hồi vốn đầu tư. Ngoài ra phải kết hợp giữa phân tích tài chính với tìm hiểu nguyên nhân từ phía khách hàng. Tài sản thế chấp chỉ là nguồn để xử lý khoản nợ không thể thu hồi.

* Áp dụng việc chấm điểm khách hàng để quyết định cấp tín dụng, điểm tín dụng càng cao thì cấp hạn mức tín dụng càng cao, được hưởng các chính sách ưu đãi tín dụng và ngược lại.

* Tuân thủ quyền phán quyết tín dụng theo mức tăng dần: từ cấp cơ sở đến cấp trung ương, từ một người đến một nhóm người, hội đồng quản trị.

* Giám sát chặt chẽ khoản vay sau khi giải ngân bằng cách tiếp tục thu thập thông tin về khách hàng, thường xuyên xuống kiểm tra, giám sát và đánh

giá xếp loại khách hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHNoPTNT Việt Nam Chi nhánh tỉnh Nam Định (Trang 41 - 43)