Trình độ và chất lượng chuyên môn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước của sở giao thông vận tải tỉnh sóc trăng (Trang 67)

6. Kết cấu của luận văn

2.4.2Trình độ và chất lượng chuyên môn

Về trình chuyên môn, nghiệp vụ:

Cán bộ, công chức, viên chức của Sở GTVT đa số đạt yêu cầu về sức khỏe, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tỷ lệ cán bộ công chức nghỉ việc vì lý do bệnh tật là rất thấp.

Bảng 2.5: Số liệu nguồn nhân lực theo chuyên môn, nghiệp vụ

Chuyên môn

nghiệp vụ (Số lượng: Người) Năm 2012 (Số lượng: Người) Năm 2013 (Số lượng: Người) Năm 2014

Chưa đào tạo 53 48 41

Sơ cấp 47 44 36 Trung cấp 36 32 21 Cao đẳng, đại học 79 91 117 Thạc sĩ 0 0 1 Tổng 215 215 216 Nguồn: Văn phòng SGTVTTST

Qua bảng số liệu có thể thấy: Tại SGTVTTST luôn duy trì cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ chuyên môn khá ổn định, không có sự thay đổi quá nhiều về tỷ trọng mặc dù có sự thay đổi về mặt tuyệt đối.

Công chức, viên chức chưa qua đào tạo trong năm 2012 có 53 người, năm 2013 đưa đào tạo giảm công chức, viên chức chưa qua đào tạo giảm 05 người (giảm 9,43%) còn 48 người. năm 2014 con số này tiếp tục giảm 07 người (giảm 14,6%) còn 41 người.

Công chức, viên chức được đào tạo sơ cấp trong năm 2012 có 47 người, năm 2013 đưa đào tạo giảm công chức, viên chức sơ cấp giảm 03 người ( giảm 6,4%) còn 44 người, năm 2014 con số này tiếp tục giảm 08 người (giảm 18,2%) còn 36 người.

Công chức, viên chức có trình độ trung cấp được đào tạo trong năm 2012 là 36 người, trong năm 2013 số công chức, viên chức được đưa đi đào tạo giảm 04 người (giảm 11,1%) là 32 người được đào tạo, năm 2014 con số được đào tạo tiếp tục giảm 11 người (giảm 34,4%) là 21 người.

Công chức viên chức có trình độ Cao đẳng và Đại học trong năm 2012 là 79 người đưa đào tạo năm 2013 công chức, viên chức có trình độ Cao đẳng, Đại học tăng 12 người ( tăng 15,2%) là 91 người. Năm 2014 tăng lên 26 người (tăng 28,6%) là 117 người.

Công chức, viên chức được đưa đào tạo sau đại học chiếm tỷ lệ rất nhỏ chỉ chiếm có 0.5% trên tổng số công chức, viên chức.

Trong 03 năm 2012 - 2014, nhóm lao động có trình độ cao đẳng, đại học luôn chiếm tỷ lệ tăng cao và đang ngày càng tiến dần đến mốc trên 50% tổng số nguồn nhân lực của Sở.

Hình 2.1: Biểu đồ nguồn nhân lực theo chuyên môn, nghiệp vụ

Về trình độ ngoại ngữ:

Bảng 2.6: Số liệu nguồn nhân lực theo trình độ ngoại ngữ

Trình độ ngoại ngữ Năm 2012 (Số lượng: Người) Năm 2013 (Số lượng: Người) Năm 2014 (Số lượng: Người)

Chưa đào tạo 108 96 89

Chứng chỉ A 39 51 57

Chứng chỉ B 68 68 69

Chứng chỉ B1 0 0 1

Tổng 215 215 216

Nguồn: Văn phòng SGTVTTST

Trong 3 năm từ 2012 – 2014, con số lao động có trình độ tiếng Anh chưa qua đào tạo rất cao, cụ thể: năm 2012, có 108 người chưa qua đào tạo tiếng Anh,

con số này giảm xuống 12 người còn 96 người (giảm 11,1%) trong năm 2013 và giảm 7 người (giảm 6,5%) trong năm 2014.

Số lao động có trình độ tiếng Anh có chứng chỉ A chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 và ngày càng tăng lên cả về mặt tuyệt đối và tương đối: năm 2012, có 39 người trình độ A ngoại ngữ tiếng Anh , đến năm 2013 con số này tăng lên 12 người (tăng 30,7%) là 51 người và năm 2014 con số đưa đi đào tạo tăng lên 06 người (tăng 11,8%) là 57 người đã qua đào tạo ngoại ngữ trình độ A.

Số lao động có trình độ ngoại ngữ tiếng Anh có chứng chỉ B tương đối không thay đổi: năm 2012, có 68 người trình độ tiếng Anh B, đến năm 2013, con số này không tăng và năm 2014 có tăng nhưng không đáng kể tăng 01 người (tăng 1,45%) là 69 người đã qua đào tạo ngoại ngữ trình độ B.

Số lượng người có trình độ B1 có thay đổi qua 3 năm với 01 người đã qua đào tạo, chiếm một tỷ trọng vô cùng nhỏ (0,46%) trong tổng số lao động của toàn Sở.

Mặc dù Sở đã đưa đào tạo số lao động chưa qua đào tạo có giảm nhưng vẫn còn khá cao chiếm lên tới 82.4%. Số cán bộ, công chức đã qua đào tạo trình độ ngoại ngữ A, B nhưng khả năng giao tiếp với người nước ngoài và đọc hiểu tài liệu ngoại ngữ còn rất hạn chế. Do đó, để đáp ứng yêu cầu thực tiển và xu thế phát triển, đặc biệt là giao lưu và hợp tác quốc tế, Sở cần tạo điều kiện đào tạo nâng cao khả năng sử dụng ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức.

Về trình độ tin học:

Theo dõi bảng số liệu dưới đây, có thể thấy số lượng lao động có trình độ tin học văn phòng, quản trị mạng, kỹ thuật viên, trung cấp, cử nhân không thay đổi qua các năm và cũng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số lao động của Sở.

Bảng 2.7: Số liệu nguồn nhân lực theo trình độ tin học

Trình độ tin học Năm 2012 (Số lượng: Người) Năm 2013 (Số lượng: Người) Năm 2014 (Số lượng: Người)

Chưa đào tạo 133 112 94

Chứng chỉ A 52 73 91 Chứng chỉ B 26 26 27 Văn phòng 2 2 2 Quản trị mạng 1 1 1 Trung cấp 0 0 0 Cử nhân 1 1 1 Tổng 215 215 216 Nguồn: Văn phòng SGTVTTST

Số lượng lao động có trình độ tin học chưa qua đào tạo từ 133 người trong năm 2012 đến năm 2013 giảm còn 112 người chưa qua đào tạo giảm 21 người (giảm 15.8%) và năm 2014 giảm xuống còn 94 người chưa qua đào tạo giảm 18 người (giảm 16.07%). Tuy có giảm nhẹ qua các năm nhưng vẫn là những con số chưa qua đào tạo là rất cao.

Đối với nhóm lao động có trình độ Tin học A với mức tỷ lệ này trong năm 2012 là 52 người, trong năm 2013 số lao động được đào tạo tăng 21 người (tăng 40.4%) là 73 người được đào tạo tin học trình độ A, thì năm 2014 con số này tiếp tục tăng lên 18 người (tăng 24.7%) là 91 người.

Đối với nhóm lao động có trình độ Tin học B với mức tỷ lệ này trong năm 2012 là 26 người, trong năm 2013 số lao động có trình độ tin học B không tăng lên và năm 2014 số lao động này tăng lên 01 người được đào tạo (tăng 3.85%) là 27 người.

Về tin học văn phòng, quản trị mạng và cử nhân tin học không có sự thay đổi về số lượng. Với tỷ lệ chưa qua đào tạo tương đối nhiều như vậy, Sở cần có kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ tin học cho cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt là trong thời kỳ công nghiệp hóa về công nghệ thông tin nếu không có kiến thức về tin học thì cán bộ, công chức, viên chức sẽ trở nên lạc hậu và không đáp ứng được yêu cầu công việc.

Hình 2.3: Biểu đồ nguồn nhân lực theo trình độ tin học

Về Quản lý nhà nước:

Bảng 2.8: Số liệu nguồn nhân lực theo trình độ quản lý nhà nước

Trình độ quản lý

nhà nước (Số lượng: Người) Năm 2012 (Số lượng: Người) Năm 2013 (Số lượng: Người) Năm 2014

Chưa đào tạo 74 56 53

Sơ cấp 7 7 7

Chuyên viên 121 139 142

Chuyên viên chính 12 12 13

Chuyên viên cao cấp 1 1 1

Tổng 215 215 216

Nguồn: Văn phòng SGTVTTST

Số lượng công chức, viên chức chưa qua đào tạo quản lý nhà nước là 74 người trong năm 2012 đến năm 2013 giảm 18 người (giảm 24.32%) còn 56 người

chưa qua đào tạo và năm 2014 giảm 03 người (giảm 5.4%) còn 53 người chưa qua đào tạo.

Đối với nhóm công chức, viên chức có trình độ quản lý NN được đào tạo trong năm 2012 là 52 người, trong năm 2013 số công chức, viên chức được đưa đi đào tạo tăng 18 người (tăng 14.9%) là 139 người được đào tạo, năm 2014 con số được đào tạo tiếp tục tăng lên 03 người (tăng 2.2%) là 142 người.

Đối với nhóm công chức viên chức có trình độ chuyên viên chính có tăng nhẹ trong năm 2014 ở nhóm cấp độ ban giám đốc sở và cấp trưởng phòng tăng 01 người (tăng 8.3%) từ năm 2012 đến 2014 là 13 người.

Hình 2.4: Biểu đồ nguồn nhân lực theo trình độ quản lý nhà nước

Về trình độ lý luận chính trị:

Bảng 2.9: Số liệu nguồn nhân lực theo trình độ lý luận trính trị

Trình độ lý luận chính trị Năm 2012 (Số lượng: Người) Năm 2013 (Số lượng: Người) Năm 2014 (Số lượng: Người)

Chưa đào tạo 88 64 45

Sơ cấp 78 91 105

Trung cấp 36 47 50

Cao cấp 13 13 16

Tổng 215 215 216

Nguồn: Văn phòng SGTVTTST

Số lượng công chức, viên chức chưa qua đào tạo trình độ lý luận chính trị là 88 người trong năm 2012 đến năm 2013 giảm 24 người (giảm 27,3%) còn 64

người chưa qua đào tạo và năm 2014 giảm 19 người (giảm 29.7%) còn 45 người chưa qua đào tạo lý luận chính trị.

Công chức, viên chức có trình độ lý luận chính trị được đào tạo sơ cấp trong năm 2012 là 78 người, trong năm 2013 số công chức, viên chức được đưa đi đào tạo tăng 13 người (tăng 16.7%) là 91 người được đào tạo, năm 2014 con số được đào tạo tiếp tục tăng lên 14 người (tăng 15.4%) là 105 người.

Công chức, viên chức có trình độ lý luận chính trị được đào tạo sơ cấp trong năm 2012 là 78 người, trong năm 2013 số công chức, viên chức được đưa đi đào tạo tăng 13 người (tăng 16.7%) là 91 người được đào tạo, năm 2014 con số được đào tạo tiếp tục tăng lên 14 người (tăng 15.4%) là 105 người.

Công chức, viên chức có trình độ lý luận chính trị trung cấp được đào tạo trong năm 2012 là 36 người, trong năm 2013 số công chức, viên chức được đưa đi đào tạo tăng 11 người (tăng 30.1%) là 47 người được đào tạo, năm 2014 con số được đào tạo tiếp tục tăng lên 03 người (tăng 6.4%) là 50 người.

Công chức viên chức có trình độ lý luận chính trị cao cấp có tăng nhẹ trong năm 2014 tăng 03 người (tăng 23.1%) từ năm 2012- 2013 là 13 người không tăng, đến 2014 là 16 người.

Hàng năm, Sở GTVT tải rà soát trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo tiêu chuẩn chức danh để xây dựng kế hoạch đào tạo với quy hoạch, sử dụng đúng đối tượng, tiêu chuẩn. Quan tâm đúng mức đến công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, kiến thức quản lý NN.

Trước mắt có thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng được nhu cầu công việc của Sở, nhưng về lâu dài và nhất là trong thời kỳ hội nhập thì cần phải tăng cường đào tạo nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực phát huy hết tính năng động và sáng tạo của đội ngũ công chức, viên chức.

Như vậy, số lượng lao động chưa qua đào tạo vẫn còn chiếm tỷ lệ tương đối lớn, trong khi số lượng cán bộ công chức, viên chức có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ còn khá khiêm tốn hoặc không có. Sở cần có kế hoạch đào tạo theo Nghị Quyết số

03- NQ/TU, ngày 17/07/2012 của Tỉnh Ủy Sóc Trăng về phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020. Nhằm nâng cao trình độ cán bộ, công chức, viên chức hơn nữa nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập hiện nay.

Hình 2.5: Biểu đồ nguồn nhân lực theo trình độ lý luận trính trị 2.4.3 Cơ cấu nguồn nhân lực

Về cơ cấu nhân lực theo độ tuổi:

Bảng 2.10: Số liệu nguồn nhân lực theo độ tuổi

Độ tuổi (Số lượng: Người) Năm 2012 (Số lượng: Người) Năm 2013 (Số lượng: Người) Năm 2014

Dưới 30 tuổi 64 41 28 Từ 30 – 40 tuổi 31 32 39 Từ 41 – 50 tuổi 48 63 66 Trên 50 tuổi 72 79 83 Tổng 215 215 216 Nguồn: Văn phòng SGTVTTST

Số lượng công chức, viên chức có độ tuổi dưới 30 chiếm tỷ lệ thấp trong năm 2012 có 64 người đến năm 2013 giảm 23 người (giảm 35.9%) còn 41 người và năm 2014 tiếp tục giảm 13 người (giảm 31.7%) giảm còn 28 người.

Công chức, viên chức có độ tuổi dưới từ 30 đến 40 tuổi trong năm 2012 là 31 người thì đến năm 2013 tăng lên 01 người (tăng 3.22%) là 32 người, năm 2014 con số này tiếp tực tăng lên 07 người (tăng 21.9%) là 39 người.

Công chức, viên chức có độ tuổi dưới từ 41 đến 50 tuổi trong năm 2012 là 48 người thì đến năm 2013 tăng lên 15 người (tăng 31.3%) là 63 người, năm 2014 con số này tiếp tực tăng lên 03 người (tăng 3.8%) là 66 người.

Công chức, viên chức có độ tuổi dưới trên 50 tuổi trong năm 2012 là 72 người thì đến năm 2013 tăng lên 07 người (tăng 9.7%) là 79 người, năm 2014 con số này tiếp tực tăng lên 04 người (tăng 5.1%) là 83 người.

Hiện nay, tuổi đời đội ngũ cán bộ, công chức dao động trên 50 đến 60 tuổi (chiếm tỷ lệ trên 50%). Độ tuổi này đã có đủ thời gian tích lũy kinh nghiệm sống một yếu tố không thể coi nhẹ. Đây là những người có bản lĩnh chính trị vững vàng vì đã được thử thách, rèn luyện trong những thời kỳ khó khăn của đất nước, thời kỳ khởi đầu của công cuộc đổi mới, hiện nay hầu hết công chức, viên chức này đã sắp về hưu.

Số lượng công chức trẻ dưới 50 tuổi chỉ chiếm dưới 50% là thấp, nếu không cải tiến phương thức tuyển dụng thì trong thời gian tới sẽ có sự mất cân đối về chất lượng và tuổi đời, vì vậy cần thiết phải có kế hoạch tuyển chọn, đổi mới phương thức tuyển dụng để bổ sung vào đội ngũ công chức, viên chức những người trẻ, giỏi về chuyên môn, đủ chuẩn và phẩm chất để thay thế đội ngũ công chức, viên chức sắp về hưu, đồng thời phải thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho công chức, viên chức trẻ thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

Hình 2.6: Biểu đồ nguồn nhân lực theo độ tuổi

Trong điều kiện hiện nay tỉnh cần công chức, viên chức giỏi về chuyên môn, có tâm và tầm trong tham mưu trên các lĩnh vực KT-XH thì lực lượng công

chức, viên chức có tuổi đời càng cao thì không đảm đang hết công việc và lạc hậu về kiến thức trong thời kỳ kinh tế hội nhập. Nên cần phải có kế hoạch trẻ hóa lực lượng công chức, viên chức để có được một đội ngũ kế thừa đủ bản lĩnh đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Cơ cấu nhân lực theo giới tính:

Bảng 2.11: Số liệu nguồn nhân lực theo giới tính

Giới tính (Số lượng: Người) Năm 2012 (Số lượng: Người) Năm 2013 (Số lượng: Người) Năm 2014

Nam 170 169 161

Nữ 45 46 55

Tổng 215 215 216

Nguồn: Văn phòng SGTVTTST

Xét về yếu tố bình đẳng giới thì tỷ lệ nữ vẫn còn thấp, nhân lực của Sở chủ yếu là nam giới chiếm trên 80% tổng số cán bộ công chức, tức là gấp 4 lần so với nữ giới, đây là điều cần quan tâm chú ý hơn nữa trong công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và tạo điều kiện cho giới nữ tham gia vào đội ngũ công chức nhiều hơn nữa.

Hình 2.7: Biểu đồ nguồn nhân lực theo giới tính

Cơ cấu theo chức năng:

Trong tổng số 216 cán bộ, công chức, viên chức của Sở và các đơn vị trực thuộc thì có 38 người làm chức năng lãnh đạo, quản lý (lãnh đạo tổ chức, các đơn vị, thực hiện chức năng nghiệp vụ quản lý) chiếm trên 20% còn lại là cán bộ, công chức viên chức thừa hành thực hiện nhiệm vụ.

2.5 Chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại sở giao thông vận tải Sóc Trăng.

2.5.1 Chính Sách tuyển dụng

Khi đã có các chính sách và kế hoạch, phối hợp với các phòng, ban khác tiến hành thực hiện kế hoạch nguồn nhân lực theo nhu cầu.

Cũng trong 3 năm vừa qua, Sở GTVT đã tuyển dụng người phần lớn có trình độ kỹ sư, cử nhân, cao đẳng thông qua hình thức xét tuyển. Trong thực tế, việc tuyển dụng của Sở chưa được phổ biến rộng rãi, chưa theo đúng quy trình tuyển dụng. Các bước của quy trình tuyển dụng được thể hiện như sau:

Hình 2.8: Quy trình tuyển dụng

Bước 1: Chuẩn bị tuyển dụng

Căn cứ vào nhu cầu công việc, kế hoạch biên chế được duyệt và nguồn tài chính, Sở lên kế hoạch tuyển dụng, trình UBND tỉnh phê duyệt.

Nguồn tuyển dụng bên ngoài: Tuyển dụng chưa được thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Do đó những người có nhu cầu tìm việc rất khó tiếp cận được thông tin về tuyển dụng của Sở. Có thể nói, nguồn tuyển dụng là từ người thân hoặc qua sự giới thiệu, bảo lãnh của cán bộ công nhân viên trong đơn vị, hình thức tuyển dụng từ thông báo bên ngoài còn rất hạn chế.

Chưa thành lập Hội đồng tuyển dụng theo đúng quy định.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước của sở giao thông vận tải tỉnh sóc trăng (Trang 67)