Kinh nghiệm của Australia

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước của sở giao thông vận tải tỉnh sóc trăng (Trang 44)

6. Kết cấu của luận văn

1.8.3Kinh nghiệm của Australia

Coi trọng nâng cao chất lượng đào tạo công chức:

của đội ngũ công chức, coi đó là lực lượng có ý nghĩa quyết định trong xây dựng và quản lý một nhà nước pháp quyền hiện đại, hướng tới phục vụ cộng đồng dân cư và xã hội với hiệu quả cao nhất, chất lượng tốt nhất. Song, để có một đội ngũ công chức có đủ trình độ và năng lực đáp ứng đòi hỏi của nền hành chính hiện đại, vấn đề có tính tiên quyết là đào tạo và bồi dưỡng.

Để thực hiện chương trình đào tạo công chức đạt kết quả tốt, trước hết tiến hành nghiên cứu, khảo sát năng lực, sở trường của từng công chức; trên cơ sở đó nắm bắt đầy đủ thế mạnh bẩm sinh của mỗi người, hướng tới giúp đỡ mỗi người hoàn thiện nhân cách, trình độ và năng lực. Từ kết quả nghiên cứu khảo sát thực tế về yêu cầu đào tạo, trình độ và khả năng của công chức, tiến hành xác định nội dung và phương pháp đào tạo, cách dạy và cách học phù hợp. Cách học ở đây, trước hết chú trọng đặc biệt đến kiến thức mà người công chức cần có để nâng cao trình độ cả về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp và phương pháp công tác, cũng như khả năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong tác nghiệp và xử lý các tình huống nghiệp vụ với yêu cầu chất lượng tốt nhất, hiệu quả cao nhất. Các phương pháp giảng dạy tiên tiến, hiện đại nhất được khuyến khích áp dụng, như công nghệ mô phỏng hiện tượng, sự vật bằng hình ảnh và tình huống cụ thể diễn ra trong thực tế. Chẳng hạn, cách xử lý một vụ việc cụ thể trong hành chính của một cán bộ chuyên môn, một tỉnh trưởng hay của một quốc vụ khanh.v.v… trong quản lý hành chính và thực thi công vụ hàng ngày nhằm giúp cho người học dễ hiểu, dễ tiếp thu và dễ thực hành.

Công tác tuyển chọn công chức:

Khác với nhiều quốc gia trên thế giới, khi được tuyển chọn vào công chức là làm việc suốt đời và được thăng tiến theo thời gian, ở Australia việc tuyển chọn công chức được thực hiện thông qua thi tuyển để bổ sung, khi một vị trí tại một công sở nào đó bị thiếu, khuyết. Việc tổ chức thi tuyển được tiến hành công khai. Một trong những yêu cầu khách quan trong thi tuyển là không phân biệt người dự tuyển làm việc ở cơ quan nào, khu vực công hay khu vực tư. Người dự tuyển có đủ điều kiện theo quy định, nếu thi đạt kết quả sẽ được tuyển dụng vào đúng vị trí mà

cơ quan có nhu cầu và được trả lương theo nhiệm vụ được giao trong thời hạn 5 năm. Ở Australia mọi chức danh được cất nhắc, đề bạt đều phải thông qua thi tuyển theo định kỳ 5 năm, không có tình trạng “đến hẹn lại lên”.

Đối với đội ngũ giảng viên chuyên lo công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, tuy số lượng không nhiều, nhưng đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động đào tạo công chức. Nhiệm vụ chủ yếu của đội ngũ này là làm cầu nối giữa cơ quan đào tạo và cơ quan có nhu cầu đào tạo, trong việc xác định đối tượng, nội dung, chương trình và kế hoạch đào tạo. Những người được tuyển chọn để làm việc này là những công chức có kinh nghiệm, đã kinh qua quá trình công tác trên nhiều lĩnh vực khác nhau ở khu vực công và khu vực tư cũng như có thời gian làm việc trong môi trường đào tạo, là giảng viên và đã được nhiều cơ quan, tổ chức đặt hàng thực hiện tốt.

1.9 Bài học kinh nghiệm từ các nước đối với Việt Nam

Từ thực tiển xây dựng đội ngũ công chức của những quốc gia trên, chúng ta có thể rút ra một số kinh nghiệm cho công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính ở nước ta như sau:

Một là,nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, công chức, trước hết là đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành về vai trò, tác dụng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,công chức để có những nỗ lực cần thiết và biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác này. Trước hết cần tập trung nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cơ quan, đơn vị, vì họ là người đề ra chủ trương, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng cán bô, công chức, đồng thời là người trực tiếp quản lý, sử dụng cán bộ, công chức. Khi nhận thức được điều này, họ không chỉ tích cực học tập, trau dồi năng lực quản lý, điều hành cho bản thân mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ, mà quan trọng hơn là tạo ra cơ chế, chính sách thông thoáng và điều kiện thuận lợi để công chức tham gia tích cực vào các chương trình đào tạo, bồi dưỡng.

Hai là, tăng cường chỉ đạo thống nhất công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức từ trung ương đến địa phương, đồng thời thực hiện phân công, phân cấp rõ

ràng, rành mạch hợp lý về thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cấp, các trường đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, giữa cơ quan chủ trì với cơ quan phối hợp.

Ba là, cần có những quy định cụ thể và nghiêm ngặt về các khóa đào tạo bắt buộc mà công chức phải trải qua trước khi nhận nhiệm vụ hay được thuyên chuyển, bổ nhiệm, thăng tiến lên các vị trí quản lý cao hơn. Mặt khác cần gắn kết chính sách đào tạo, bồi dưỡng với các nội dung khác trong công tác bồi dưỡng với các nội dung khác trong công tác cán bộ như quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, tăng lương...tạo thành một chỉnh thể thống nhất, đồng bộ có tác dụng khuyến khích công chức hành chính vươn lên trong học tập và công tác.

Bốn là, tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính ở các cơ sở đào tạo. Đào tạo phải gắn liền với thực tiễn, bám sát nhu cầu và đòi hỏi của thực tiễn, gắn đào tạo lý thuyết với thực hành. Để thực hiện tốt giải pháp này cần thiết phải thực hiện tốt những nội dung sau:

- Hệ thống hóa và nâng cao chất lượng chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng công chức. Việc xây dựng chương trình phải chú ý hơn tới nhu cầu của người học, phù hợp với từng đối tượng cán bộ, công chức và có tính hướng dẫn kỹ năng, nghiệp vụ cao; giảm những phần kiến thức về lý luận chung chung. Trong việc thiết kế nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cần tham khảo ý kiến đánh giá, nhận xét, góp ý của chính những người học và của cơ quan, đơn vị cử đi học. Thực tế cho thấy, nội dung chương trình chỉ thu hút được người học khi nó thực sự thiết thực đối với họ.

- Đội ngũ giảng viên đóng vai trò quyết định đối với chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Vì vậy cần tiếp tục tăng cường xây dựng, nâng cao chất lượng, đổi mới phương pháp giảng dạy của đội ngũ giảng viên. Chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức, các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực để đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng ngày càng cao của công chức.

Năm là, xây dựng tiêu chí đảm bảo chất lượng, đánh giá chất lượng công chức sau đào tạo, bồi dưỡng. Trong quá trình đánh giá chất lượng công chức cần chú ý kinh nghiệm của Singapo: chất lượng công chức không nằm ở bằng cấp trình độ đào tạo, mà chủ yếu là năng lực thực hiện công việc. Không nên đề cập đến chất lượng đội ngũ công chức qua việc thống kê số lượng các loại bằng cấp của công chức, bởi vì bằng cấp chưa thực sự phản ánh đúng năng lực làm việc của công chức.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Nguồn nhân lực là tất cả các tiềm năng của con người trong một tổ chức hay xã hội, đóng vai trò là mục tiêu, động lực chính và là trung tâm của sự phát triển. Vì vậy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là mục tiêu hàng đầu của các tổ chức.

Muốn phát nâng cao nguồn nhân lực thì cần phân tích các nhân tố bên trong và bên ngoài tổ chức; từ đó mới đề ra các chính sách về: Quản trị nguồn nhân lực, hoạch định, phân tích công việc, tuyển dụng, đào tạo, đánh giá thành tích công tác, lương bổng, đãi ngộ.

Cũng như các ngành kinh tế khác, Sở GTVT có kế hoạch đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong hoạt động quản lý nhà nước của ngành giao thông vận tải phải được đổi mới để huy động tối đa, sử dụng tối ưu các nguồn lực vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mà trước tiên là công nghiệp hoá, hiện đại hoá chính mình.

Từ kinh nghiệm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của một số quốc gia khác, luận văn cũng đã rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Trên cơ sở hệ thống lý luận này, luận văn sẽ chuyển sang đi vào phân tích thực trạng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại SGTVTTST tại chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH SÓC TRĂNG

2.1 Tổng quan về bộ máy quản lý nhà nước của Sở giao thông vận tải Sóc Trăng

2.1.1 Tổ chức bộ máy nhà nước của Sở giao thông vận tải.

- Giám đốc Sở: Lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý chung mọi mặt hoạt động và công tác của Sở, theo chức năng quản lý NN được UBND tỉnh và Bộ GTVT giao trực tiếp phụ trách các lĩnh vực:

+ Tổ chức cán bộ, lao động tiền lương + Kế hoạch, quy hoạch hoạch, Dự án đầu tư + Công tác quản lý tài chính, tài sản toàn ngành

+ Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; phòng, chóng tham nhũng lãng phí

+ Công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật

+ Kiêm các chức danh: Phó Ban thường trực An toàn giao thông tỉnh, Trưởng Ban cải cách hành chính và đổi mới doanh nghiệp của Sở; Trưởng Ban phòng chống lụt bão; Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng kỷ luật, Chủ tịch Hội đồng, tuyển dụng, nâng ngạch, nâng lương của Sở. Theo dõi chỉ đạo chung các đơn vị trong ngành, kể cả các đơn vị đã cổ phần hoá, tham mưu cho UBND tỉnh, Ban đổi mới doanh nghiệp tỉnh củng có biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ về cơ chế chính sách, để các đơn vị Sản xuất kinh doanh có hiệu quả, phát triển bền vững. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phó Giám đốc Sở : Có 3 phó giám đốc, đây là những người giúp việc cho

Giám đốc Sở và trực tiếp phụ trách các phòng ban do giám đốc phân công, bao gồm: + Phó Giám đốc Kiêm Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông thuộc sở GTVT

+ Phó Giám đốc phụ trách công tác quản lý giao thông, dự án giao thông nông thôn và Công tác đoàn thể

+ Phó Giám đốc phụ trách Thủ trưởng cơ quan văn phòng sở, công tác quản lý vận tải, phương tiện và người lái

- Các phòng, ban Sở:

+ Văn phòng Sở + Thanh tra Sở

+ Phòng Kế hoạch - Tài chính + Phòng Quản lý Giao thông

+ Phòng quản lý vận tải, phương tiện và người lái + Phòng pháp chế

+ Ban quản lý dự án các công trình xây dựng

- Các đơn vị trực thuộc:

+ Công ty cổ phần xây dựng giao thông + Bến xe khách sóc trăng

+ Trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của sở Giao thông vận tải tỉnh Sóc Trăng.

Chức năng.

Sở GTVT là cơ quan chuyên môn thuộc UBND, có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về GTVT, bao gồm: đường bộ, đường thủy nội địa, vận tải và an toàn giao thông trên địa bàn.

Sở GTVT có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ GTVT.

Văn phòng sở thực hiện tiếp công dân. Tổ chức theo dõi, hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến ngành giao thông vận tải. thực hiện công tác thống kê, báo cáo định kỳ các loại văn bản theo quy định, tiếp nhận, lưu trữ các hồ sơ, xử lý các công văn hành chính và Tham mưu cho ban giám đốc các nghiệp vụ của ngành.

Thanh tra sở:Thực hiện tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo. Tổ chức thanh tra, kiểm tra theo dõi, hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến ngành GTVT, Thanh tra, kiểm tra các phòng ban trực thuộc sở trong công tác tài chính, tham gia vào công tác phòng chống tham nhũng. Thực hiện công tác tuần tra, kiểm soát trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường thủy. Các biện pháp bảo vệ hành lang an toàn giao thông và công trình giao thông trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Thống kê, báo cáo định kỳ các loại văn bản theo quy định, tiếp nhận, lưu trữ các hồ sơ vi phạm hành chính, tham gia đoàn thanh tra chuyên ngành theo yêu cầu được giao. Thanh tra hành chính các công trình xây dựng thuộc sở giao thông vận tải làm chủ đầu tư, đối với các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông theo phân cấp của tỉnh và các công trình khác liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải. Tham mưu cho ban giám đốc các nghiệp vụ của ngành.

Phòng tài chính – kế hoạch đi sâu về lĩnh vực quản lý tài chính, chứng từ, sổ sách kế toán trong thu chi nguồn ngân sách. Theo dõi các hồ sơ liên quan đến giám định chất lượng, đánh giá chất lượng các mẫu của các công trình xây dựng. theo dõi và tổng hợp báo cáo chuyên đề về vận tải, báo cáo định kỳ về hoạt động vận tải và cùng với

.

Phòng Pháp chế: Xây dựng pháp luật; tham mưu về các vấn đề pháp lý và tham gia tố tụng; kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật; công tác bồi thường của NN; hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp (vị trí này do chánh văn phòng sở kiêm nhiệm). Phổ biến, giáo dục pháp luật; rà soát, hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật; theo dõi tình hình thi hành pháp luật; kiểm tra việc thực hiện pháp luật, thi đua khen thưởng trong công tác pháp chế.

Cải cách hành chính ngày càng được nâng cao và hiệu quả ,cụ thể, đơn giản hóa các thủ tục hành chính không gây phiền hà cho người dân. Duy chì hệ thống quản lý chất lượng theo mô hình khung, tiêu chuẩn TCVN ISO 9001- 2008.

Phòng Quản lý Giao thông: Thực hiện mục tiêu chung là nâng cao năng lực và chất lượng dịch vụ vận tải, đảm bảo đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng cao của toàn xã hội, đặc biệt chú trọng mục tiêu an toàn và thuận tiện trong vận tải hành khách. Chấn chỉnh các hoạt động vận tải, quản lý các tuyến đường tỉnh trên địa bàn.

Thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm định thiết kế bản vẽ thi công, tổng dự toán, tổng nguồn kinh phí hồ sơ đã lập, thẩm định xong các giá trị còn lại nhằm giảm bớt nguồn kinh phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình thi công. Quản lý chất lượng, môi trường các dự án công trình giao thông. Ngoài ra còn xem xét cấp giấy phép lưu hành đặc biệt, giấy phép thi công công trình và giấy phép hoạt động bến thủy nội địa. Đồng thời tham mưu cho lãnh đạo sở trong việc giải quyết, xử lý các văn bản có liên quan đến quy hoạch của ngành. Quy hoạch ngắn hạn, dài hạn của

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước của sở giao thông vận tải tỉnh sóc trăng (Trang 44)