Mục tiêu, định hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của sở giao

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước của sở giao thông vận tải tỉnh sóc trăng (Trang 91)

6. Kết cấu của luận văn

3.1 Mục tiêu, định hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của sở giao

3.1 Mục tiêu, định hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của sở giao thông vận tải Sóc Trăng thông vận tải Sóc Trăng

3.1.1 Mục tiêu của tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020.

Thực hiện nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng lần thứ XII, Nghị Quyết 03-NQ-TU về phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020.

Nguồn nhân lực của tỉnh tăng về số lượng và từng bước nâng cao về chất lượng. tỷ lệ công chức, viên chức đạt chuẩn ngày càng cao. Tuy nhiên nguồn nhân lực của tỉnh chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, tỷ lệ qua đào tạo thấp, tỷ lệ người có trình độ chuyên môn kỷ thuật chiếm tỷ lệ 5,1% dân số trong độ tuổi lao động, thiếu cán bộ chuyên môn kỷ thuật cao và chuyên sâu nhất là trong lĩnh vực Y tê, giáo dục.

Nghị quyết xác định, phát triển nâng cao nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ quan trọng để phát huy yếu tố con người, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng lao động có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XHtrước mắt và lâu dài…

Mục tiêu tổng quát được xác định là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đảm bảo số lượng, chất lượng và cân đối về cơ cấu; đào tạo, thu hút sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu. Nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo tiêu chuẩn theo từng chức danh và năng lực đảm nhiệm chức trách, nhiệm vụ được giao.

Phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ lao động của tỉnh qua đào tạo đạt 60% (trong đó, đào tạo nghề là 55%) có ít nhất 50% giáo viên mầm non có trình độ cao đẳng trở lên, 100% giáo viên tiểu học có trình độ cao đẳng, 100% giáo viên trung học có trình độ đại học trở lên, 30% giáo viên trung học phổ thông và trung cấp chuyên

nghiệp có trình độ thạc sỹ, giáo viên cao đẳng có trình độ thạc sỹ và 10% có trình độ tiến sỹ.

Giải pháp để thực hiện các mục tiêu trong đó giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh theo tiêu chuẩn năng lực, trình độ học vấn… để có kế hoạch điều chuyển, bố trí, sử dụng phù hợp. Tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức đúng tiêu chuẩn, quy trình và cơ cấu hợp lý. Ưu tiên cho những cán bộ, công chức, viên chức có trình độ đại học chính quy, những người tốt nghiệp sau đại học. Chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo công chức, viên chức gắn với quy hoạch đưa đào tạo đúng đối tượng, đảm bảo tiêu chuẩn.

Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý có trình độ chuyên môn trên đại học trong nước hoặc ngoài nước để hình thành đội ngũ chuyên gia ở một số ngành, lĩnh vực chủ yếu của tỉnh. Tập trung đào tạo chuyên sâu trong các ngành chủ lực đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập quốc tế.

3.1.2 Mục tiêu của sở giao thông vận tải Sóc Trăng.

Trên cơ sở chủ trương chính sách của Đảng và NN, Nghị quyết của Tỉnh ủy, kế hoạch của UBND tỉnh, những thành quả thực hiện được của ngành trong những năm qua, kế hoạch năm 2014 của ngành GTVT tỉnh Sóc Trăng là tiếp tục phấn đấu thực hiện Nghị Quyết số 03- NQ/TU, ngày 17/07/2012 của Tỉnh Ủy Sóc Trăng về phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020. Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý NN của Sở.

Mục tiêu chung

Thực hiện tốt công tác tham mưu cho UBND tỉnh về các mặt liên quan đến GTVT đảm bảo trật tự an toàn giao thông; tăng cường quản lý nhà nước chuyên ngành giao thông vận tải, thực hiện nghiêm chỉnh chế độ, chính sách, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trên mọi lĩnh vực; tăng cường công tác quản lý đầu tư và chất lượng xây dựng các công trình giao thông; quản lý, bảo trì các công trình giao thông đáp ứng yêu cầu khai thác và tuổi thọ công trình, đảm bảo giao thông thông

suốt, an toàn trong mọi tình huống; Quản lý tốt hoạt động vận tải, phương tiện và người lái đảm bảo sự tăng trưởng dịch vụ vận tải, nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của đời sống kinh tế - xã hội.

3.1.3 Định hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của sở giao thông vận tải Sóc Trăng đến năm 2020. vận tải Sóc Trăng đến năm 2020.

Phát triển nhân lực ngành GTVT Sóc Trăng mạnh về chất lượng và số lượng, chú trọng phát triển về chiều sâu, đảm bảo về chất lượng trên cả 3 yếu tố cơ bản: Nâng cao thể lực, kỹ năng nghề, đạo đức. Nâng cao tính khả thi và hiệu quả quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh đến năm 2020.

Coi trọng đào tạo đội ngũ lao động tay nghề cao, kỹ sư thực hành và nhà quản lý giỏi; đặc biệt chú trọng nhân lực phục vụ trong các lĩnh vực thẩm định và giám sát công trình.

Xây dựng các cơ chế động lực, cơ chế tuyển chọn, bố trí, đánh giá, thăng tiến và kích thích để sử dụng tốt những người tài, khai thác tốt nhất yếu tố con người.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ngành GTVT chuyên nghiệp, có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức tốt, tinh thông về chuyên môn, nghiệp vụ, có đủ năng lực xây dựng và vận hành hệ thống công việc hiệu quả, xây dựng và thực hiện nền kinh tế ở địa phương hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

3.1.4 Định hướng phát triển KT-XH của tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020.

Xây dựng Sóc Trăng trở thành một tỉnh có nền nông nghiệp công nghệ cao phát triển bền vững gắn với phát triển công nghiệp và dịch vụ; hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; đời sống vật chất tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao; từng bước tiến kịp với quá trình phát triển chung của cả nước. Phấn đấu đến năm 2020, Sóc Trăng trở thành tỉnh có thu nhập vào loại khá của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Các chỉ tiêu kinh tế đến năm 2020:

2015 và đạt 11,5 – 12%/ năm giai đoạn 2016 – 2020; GDP bình quân đầu người đạt 1.800 USD vào năm 2015 và 3.300 USD vào năm 2020.

Tỷ trọng các ngành nông nghiệp – công nghiệp, xây dựng, dịch vụ trong cơ cấu GDP tương ứng chiếm 39,6% - 25,1% - 35,3% vào năm 2015 và 28% - 34,2% - 37,8% vào năm 2020.

Kim ngạch xuất khẩu đạt 550 triệu USD vào năm 2015 và 900 triệu USD vào năm 2020.

Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn hàng năm tăng bình quân trên 10%/năm đến năm 2020.

3.1.5 Định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực.

Nông, lâm nghiệp và thủy sản:

Phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển sản xuất nông nghiệp và thủy sản đi vào chiều sâu, giữ vững vị trí trong tốp đầu các tỉnh về sản xuất và xuất khẩu gạo, thủy sản trong cả nước.

Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao; hình thành và phát triển các mô hình sản xuất chuyên môn hóa và thâm canh cao; các sản phẩm ưu tiên phát triển trong thời kỳ tới gồm lúa đặc sản, rau màu, thủy sản (con tôm) ...

Nông nghiệp:Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở những vùng trồng lúa kém hiệu quả; nhân rộng các giống lúa chất lượng cao, lúa đặc sản; đến năm 2020, diện tích trồng lúa vào khoảng 285.000 – 290.000 ha; đầu tư, xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao, các trang trại trồng rau màu, củ, quả thực phẩm; phát triển các vùng cây ăn quả tập trung, khuyến khích các hình thức hợp đồng bao tiêu sản phẩm trái cây cho nông dân.

Phát triển chăn nuôi dưới các hình thức trang trại, hộ gia đình, doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu vệ sinh môi trường và an toàn dịch bệnh, hình thành các trung tâm giống, hỗ trợ nông dân cải tạo cơ cấu giống, cơ cấu đàn gia súc, gia cầm, chăn nuôi bò thịt có chất lượng cao, phát triển đàn bò sữa, chăn nuôi gà thịt, gà lấy trứng.

Thủy sản: Phát triển các khu nuôi trồng thủy sản ở cả 3 vùng nước mặn, nước lợ và nước ngọt; tạo điều kiện nuôi trồng theo các hình thức công nghiệp và bán công nghiệp; xây dựng các khu nuôi trồng có hạ tầng đồng bộ và các khu nuôi quảng canh bền vững; ứng dụng cộng nghệ sinh học và áp dụng các quy trình kỹ thuật nuôi thủy sản tiên tiến; mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản lên 80.000 ha (diện tích nuôi tôm khoảng 49.000 ha) vào năm 2015 và ổn định ở quy mô 83.000 - 85.000 ha vào năm 2020.

Khuyến khích phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ, công suất lớn nhằm tăng sản lượng và hiệu quả khai thác thủy sản; đầu tư xây dựng hệ thống cảng cá, khu dịch vụ hậu cần nghề cá, khu tránh trú bão cho tàu thuyền đánh bắt thủy sản tại các khu vực cửa sông, hướng đến trở thành một trung tâm nghề cá và dịch vụ hậu cần nghề cá ở khu vực ven biển vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Lâm nghiệp:Tập trung khoanh vùng bảo vệ và ổn định phát triển các rừng ngập mặn ven biển, cửa sông và rừng chắn cát. Tiếp tục trồng mới và mở rộng diện tích rừng tập trung lên khoảng 13.000 ha vào năm 2015 và 14.000 ha vào năm 2020.

Công nghiệp: Huy động đầu tư phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại đi kèm với xây dựng các khu nhà ở cho người lao động. Thời kỳ đến 2020, toàn tỉnh tập trung phát triển 06 Khu Công Nghiệp có tổng diện tích 1.114,3 ha, bao gồm Khu Công Nghiệp An Nghiệp, Khu Công Nghiệp Đại Ngãi, Khu Công Nghiệp cảng biển Trần Đề, Khu Công Nghiệp Vĩnh Châu, Khu Công Nghiệp Long Hưng, Khu Công Nghiệp Mỹ Thanh; phát triển các cụm công nghiệp có tổng diện tích khoảng 800 ha.

Dịch vụ- Thương Mại: Khai thác điều kiện lợi thế phát triển du lịch biển, du lịch văn hóa đặc sắc hội tụ của ba nền văn hóa Kinh- Khmer- Hoa để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn hội nhập quốc tế. Thu hút đầu tư xây dựng một số khu du lịch ven biển có kết cấu hạ tầng đạt chuẩn quốc tế đủ sức hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước. Phấn đấu, đón được khoảng 1 triệu khách du lịch vào năm 2015 và 2 triệu khách du lịch vào năm 2020.

Xã hội hóa đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, hoàn thành nâng cấp, xây dựng các chợ trung tâm huyện đạt chuẩn chợ hạng 2, cải tạo chợ trung tâm Thành phố Sóc Trăng, xây dựng hệ thống chợ xã, chợ đầu mối nông sản, chợ đầu mối thủy sản trước 2015. Thu hút đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại, phát triển hệ thống siêu thị ở Thành phố Sóc Trăng và các đô thị trong tỉnh.

Khoa học- công nghệ: Phát triển hệ thống nghiên cứu và phát triển khoa học- công nghệ, thực hiện các chương trình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tập trung phổ biến ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp và thủy sản, nâng tỷ lệ sản phẩm từ cây trồng, vật nuôi được chọn nhân giống và áp dụng qui trình kỹ thuật sản xuất hiện đại đạt 80% giá trị sản phẩm vào 2020. Đầu tư phát triển khu nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng trang trại thực nghiệm công nghệ sinh học để khảo nghiệm và nhân giống vật nuôi cây trồng.

Hỗ trợ kỹ thuật doanh nghiệp địa phương đầu tư đổi mới công nghệ, qui trình sản xuất, giảm tiêu thụ nguyên nhiên liệu, tăng hiệu quả sản xuất. Phổ biến thông tin, hỗ trợ kỹ thuật các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm, ứng dụng công nghệ thông tin.

Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn: Đến năm 2020, xây dựng mới và hoàn thành nâng cấp các tuyến đường tỉnh, huyện, xã đạt tiêu chuẩn giao thông; đầu tư xây dựng tuyến đường ven biển tạo điều kiện phát triển kinh tế biển kết hợp đảm bảo quốc phòng, an ninh và phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn khi mực nước biển dâng cao; xây dựng Cầu Đại Ngãi qua sông Hậu trên tuyến QL60 nối liền Sóc Trăng và Trà Vinh.

Đầu tư xây dựng các cảng biển, cảng sông đầu mối gồm: Xây dựng cảng biển Trần Đề thành cảng đầu mối xuất nhập khẩu hàng hóa của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tại cửa sông Hậu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 11/2012/QĐ-TTg, ngày 10/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ, về phê duyệt Quy hoạnh phát triển GTVT vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông cửu Long đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 thì tỉnh Sóc Trăng chọn để xây dựng cảng cho tàu biển lớn (vượt ngoài khả năng nâng cấp cải tạo luồng cửa sông)

để thuận tiện cho việc thu hút hàng của các địa phương vùng bán đảo Cà Mau. Đồng thời, xây dựng các cảng nội địa ở các sông lớn để vận chuyển và tiếp nhận hàng hóa phục vụ nhu cầu phát triển của tỉnh.

Xây dựng nông thôn mới và phát triển các vùng khó khăn: Xã hội hóa đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, phấn đấu số xã đạt chỉ tiêu nông thôn mới chiếm từ 20% trở lên vào năm 2015 và 60% vào năm 2020.

Kết hợp Chương trình xây dựng nông thôn mới với các Chương trình mục tiêu để xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu (điện, giao thông, viễn thông, cấp nước, trường học, trạm y tế, chợ, thiết chế văn hóa- thông tin...) các xã thuộc vùng khó khăn, vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer. Thực hiện chương trình phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, ưu đãi thu hút dự án đầu tư, hỗ trợ các hộ nghèo về cấp đất, tín dụng, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật để phát triển sản xuất tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, xóa xã nghèo, cải thiện và nâng lên đời sống nhân dân ở các vùng sâu vùng xa, vùng căn cứ kháng chiến, vùng tập trung đồng bào dân tộc Khmer.

Phát triển vùng kinh tế biển: Khai thác lợi thế có biển, đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật ven biển, tạo điều kiện thu hút đầu tư phát triển các ngành kinh tế gắn với biển như hàng hải, thương mại đường biển, các ngành công nghiệp, dịch vụ gắn với biển, du lịch biển, kinh tế thủy sản.

Tập trung đầu tư xây dựng cảng Trần Đề cửa sông Hậu, cảng Đại Ngãi và cảng cửa sông Mỹ Thanh để hình thành các khu công nghiệp, cụm kinh tế biển tổng hợp tạo đột phá phát triển kinh tế biển. Xây dựng khu công nghiệp - cảng biển Trần Đề, phát triển thành trung tâm giao lưu kinh tế, thương mại đường biển, trung tâm cảng vận xuất nhập khẩu hàng hóa đường biển, trung tâm dịch vụ hậu cần, thông tin hàng hải, dịch vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên biển ở khu vực ven biển Đồng bằng sông Cửu Long.

Phát triển vùng kinh tế nội địa: Khai thác điều kiện thuận lợi về giao lưu kinh tế, thương mại, khoa học - công nghệ, đào tạo với Thành phố Cần Thơ và các

tỉnh, thành phố trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, thu hút đầu tư phát triển các ngành dịch vụ quan trọng như: vận chuyển đường bộ, viễn thông, tài chính - ngân hàng, thương mại, các dịch vụ đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế với trung tâm đầu mối là Thành phố Sóc Trăng; phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp hình thành các hàng lang kinh tế theo các trục lộ đồng thời tiếp tục phát huy

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước của sở giao thông vận tải tỉnh sóc trăng (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)