7. Kết cấu của đề tài
2.1.3 Hệ thống chính sách thu thuế của tỉnh và quy trình tổ chức thu thuế
chưa được quan tâm đúng mức và đầy đủ. Một số cơ quan Nhà nước được giao
quản lý trong lĩnh vực này, do thiếu sự phối hợp chặt chẽ, nên các vi phạm các
quy định của Nhà nước khi được phát hiện chưa được ngăn chặn kịp thời như
doanh nghiệp được cấp giấy phép nhưng không hoạt động, không có địa chỉ thật,
hoạt động sai ngành nghề, địa chỉ được ghi trong giấy phép, chỉ xin đăng ký
kinh doanh đểđược mua hóa đơn của cơ quan thuế bán lấy lời bất hợp pháp, vẫn
còn nhiều doanh nghiệp bị mất khả năng thanh toán, công nợ dây dưa, lừa đảo
để chiếm dụng vốn gây tổn thất cho các doanh nghiệp khác và cho nền kinh tế
nói chung.
- Hạn chế về trình độ quản lý, trình độ hiểu biết và chấp hành luật pháp:
đây là lĩnh vực hạn chế lớnnhất của kinh tế NQD. DNTN trình độ quản lý
SXKD vẫn mang nặng kiểu chủ hộ gia đình hơn là chủ DN có tư cách pháp
nhân. Phần đông hộ kinh doanh chỉ nhằm đạt được mục tiêu có công ăn việc làm, lấy công làm lời và thường không xác định được mục tiêu dài hạn và chưa được trang bị kiến thức về quản lý, pháp luật. Nhiều hộ chưa coi trọng công tác
kế toán, thường hạch toán ghi chép theo kiểu "sổ chợ", giấu doanh số khai man
trốn thuế diễn ra thường xuyên và phổ biến.
2.1.3 Hệ thống chính sách thu thuế của tỉnh và quy trình tổ chức thu thuế thuế
Trong bối cảnh của đất nước, NN và Chính phủ đã quyết định thực hiện cải cách thuế, xây dựng và ban hành hệ thống thuế thống nhất trong cả nước nhằm thay thế cho các hình thức thu trước kia. Thuế phải trở thành công cụ quan
trọng để quản lý kinh tế và là nguồn thu chủ yếu của NSNN.
Từ quan điểm chung đó của Đảng và NN đã tác động đến việc hình thành
các chính sách thuế.
Trước năm 1995 ở CHDCND Lào thực hiện thu thuếtheo thông tư, và các
văn bản dưới luật. Vì thế trong quá trình thực hiện đã gây ra nhiều tranh cái
trong quần chúng và giới doanh nghiệp, nảy sinh ra nhiều vấn đề tiêu cực trong
xã hội. Do đó, ngày 14/4/1995 Quốc hội nước CHDCND Lào đã chính thức
thông qua và ban hành hệ thống các luật thuế bao gồm 8 luật thuế được áp dụng cho các thành phần kinh tế như sau:
- Luật thuế doanh thu - Luật thuế tiêu thụđặc biệt - Luật thuế xuất, nhập khẩu - Luật thuế lợi tức
- Luật thuế thu nhập tối thiểu - Luật thuế thu nhập
- Luật thuếđất đai
- Pháp lệnh thuế tài nguyên
Ngoài ra còn áp dụng một số loại phí và lệ phí như: lệ phí giao thông, lệ
phí chứng thư và các lệ phí khác...
Đến nay, qua 18 năm thực hiện hệ thống chính sách thuế mới này đã đạt
được những kết quả tương đối khả quan và đó thể hiện được tầm quan trọng của
thuếđối với NSNN và nền kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và tỉnh Chăm
Pa Sắc nói riêng, điều này thể hiện trên một sốphương diện sau đây:
Thứ nhất. thuế đã trở thành nguồn thu chủ yếu của NSNN, trong những
năm gần đây thu thuế thường chiếm khoảng từ 80-85% tổng thu NS hàng năm.
Trong 5 năm (2006-2010) tổng thu NSNN có xu hướng tăng lên hàng năm và
tổng sốhuy động nguồn thu vào NS trong 5 năm là 1,792 tỷ kíp, bình quân tăng
7,8%/năm. Trong đó số thu từ nội bộ tỉnh là 923 tỷ kíp; thu từ thuế quan chiếm
40,3%, thu từ công sản chiếm 5,4%, thu từ đất đai chiếm 2,2% và các khoản trợ
cấp từTrung ương 869,1 tỷ kíp chiếm 48,4%.
- Thứ hai, hệ thống thuế bước đầu đã đảm bảo bình đẳng giữa các thành phần kinh tế tạo ra một “sân chơi chung”. Chẳng hạn, căn cứđiều 48 và 49 của luật thuế thu nhập tối thiểu là mọi thành phần kinh tế đều phải chịu thuế
với mức nghĩa vụ thuế thấp nhất được quy định đối với cả doanh nghiệp và
những người kinh doanh tự do hoạt động theo chế độ sổ sách kế toán kê khai lỗ
hoặc lãi không quá mức được quy định trong luật thuế không phân biệt cá nhân, pháp nhân là người Lào hay người nước ngoài đang tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ của CHDCND Lào nói chung và tỉnh Chăm Pa
Sắc nói riêng.
- Hệ thống thuế đã góp phần quan trọng thúc đẩy đầu tư sản xuất phát triển
mạnh, đặc biệt là đầu tư nước ngoài. Vốn đầu tư nước ngoài của tỉnh Chăm Pa
Sắc năm 2010 là 86,17 triệu USD đến năm 2012 tăng lên tới 177,75 triệu USD.
Ví dụ: Đối với doanh nghiệp mới ra kinh doanh được miễn thuế doanh thu trong
năm đầu tiên, giảm 50% cho 2 năm tiếp theo được áp dụng chung cho mọi thành
phần kinh tế cả trong nước và nước ngoài. Đối với nhà đầu tư nước ngoài được
miễn tiền thuê đất trong 10 năm, giảm 50% trong 5 năm tiếp theo... Mặt khác, qua
thi hành hệ thống thuế mới này đã tạo ra sức ép buộc các cơ sở sản xuất kinh doanh phải tăng cường công tác hạch toán kinh doanh, hạch toán kế toán một cách triệt đểhơn. Theo quy định, các cơ sở kinh doanh phải kê khai và thanh toán thuế lợi tức từng quý. Số liệu tổng kết về kế toán của những công ty con đang
kinh doanh kể cả chi nhánh hoặc văn phòng đại diện công ty đều phải chuyển về
công ty mẹ để tính toán và kê khai thuế lợi tức hàng năm tại trụ sởchính . Nghĩa
vụ khai thuế và thanh toán thuế lợi tức được qui định trong điều 43 của luật
thuế, đối tượng đang kinh doanh nộp thuế lợi tức theo chế độ sổ sách kế toán
phải tạm nộp thuế lợi tức theo quý trên cơ sở lợi tức thực tế của năm trước đó,
hoặc theo lợi tức dự tính trong năm kế hoạch và cuối năm thực hiện quyết toán
thuế lợi tức. Các đối tượng đang kinh doanh phải nộp báo cáo tài chính (bảng
tổng kết tài sản, báo cáo kết quả và văn bản kế toán khác) cho cơ quan thuế quản
lý trước ngày mùng 1 tháng 3 hàng năm.
Đây cũng là một yếu tố quan trọng nhằm lập lại trật tự kỷcương trong quản
lý kinh tế - tài chính theo pháp luật.
2.2 Thực trạng công tác tổ chức thu thuế của tỉnh Chăm Pa Sắc trong
những năm qua