Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổ chức thu thuế

Một phần của tài liệu MỘT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG tác tổ CHỨC THU THUẾ tại TỈNH CHĂM PA sắc (Trang 30 - 31)

7. Kết cấu của đề tài

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổ chức thu thuế

Hiệu quả tổ chức thu thuế là đề cập đến khối lượng công việc của quản lý thuế được triển khai đồng bộ, đúng quy trình, đúng thời gian, hướng đến đạt mục tiêu cao nhất với chi phí thấp nhất. Hiệu quả tổ chức thu thuếđược xem xét,

đánh giá trong mối quan hệ giữa số thuế thu được với chi phí bỏ ra. Hiệu quả tổ

chức thu thuế cao khi số thuế thu được càng lớn trong khi chi phí bỏ ra càng thấp. Chi phí thu nộp thuế không chỉ bao gồm chi phí phát sinh từ phía cơ quan

thu thuế mà còn phải tính đến các chi phí mà xã hội bỏ ra để thực hiện nghĩa vụ

thuế.

Các chỉtiêu đánh giá hiệu quả tổ chức thu thuế rất đa dạng, có các chỉ tiêu

mang tính định lượng, nhưng cũng có một số chỉ tiêu mang tính định tính. Sau

đây là một số chỉtiêu cơ bản:

- Tỷ lệ huy động của thuế so với GDP

Việc huy động tiền thuế từ nền kinh tế phải đảm bảo một tỷ lệ phù hợp,

vừa có tác dụng làm tăng thu, đảm bảo các chỉ tiêu, kế hoạch thu NS nhưng

cũng phải đảm bảo bồi dưỡng, nuôi dưỡng nguồn thu. Không những thế, việc

đảm bảo một tỷ lệ huy động thích hợp cùng với chính sách ưu đãi hợp lý còn có

khả năng kích thích, tạo động lực cho các doanh nghiệp nâng cao sự đóng góp

của mình cho NSNN, tránh tình trạng trốn thuế, chây ỳ, nợđọng thuế.

- Cơ cấu thu thuếđảm bảo tính hợp lý giữa các sắc thuế

Việc phân định theo cơ cấu cân đối, ổn định giữa các loại thuế thu nhập,

thuế tiêu dùng và thuế tài sản cũngnhư các sắc thuế trong từng loại thuế này cần

được thể hiện rõ nét, đặc biệt cần chú trọng tới vai trò của thuế tài sản. Cơ cấu

số thu giữa các sắc thuế: thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, xuất nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt và các loại thuế khác cần được điều chỉnh một cách hài hoà nhằm làm giảm gánh nặng thuế đối với doanh nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh của hệ thống thuế và tạo nên tính độc lập tương đối của NSNN, không quá phụ thuộc vào một sắc thuế nào.

- Thủ tục quản lý thuế đảm bảo tính đơn giản

Tính hiệu quả của quy trình tổ chức thu thuế có thể kể tới như việc giảm thiểu thời gian cấp mã số thuế, thời gian nộp thuế của người dân,... Việc thanh tra, kiểm tra thuế dựa trên mức độ tuân thủ pháp luật và các tiêu chí đánh giá rủi ro về

thuế. Bộ máy cán bộ quản lý được tổ chức chuyên nghiệp, thực hiện các nhiệm vụ

trọng tâm nhằm giảm chi phí quản lý thuế, hỗ trợngười nộp thuế, tránh gây phiền

toái, nhũng nhiễu các cơ sở kinh doanh.

Các chỉ tiêu định tính khác của hiệu quả quản lý thuế như ý thức tự giác

chấp hành nghĩa vụ thuế của người nộp thuế được nâng lên, trốn lậu thuế, gian lận

thuế giảm, số thuếthu được ngày càng phản ánh sát thực hoạt động sản xuất kinh

doanh và thu nhập của các chủ thể, số nợ thuế giảm,...

Một phần của tài liệu MỘT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG tác tổ CHỨC THU THUẾ tại TỈNH CHĂM PA sắc (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)