7. Kết cấu của đề tài
3.2.1 Hoàn thiện việc phân cấp và xây dựng kế hoạch thu thuế
3.2.1.1 Phân cấp quản lý thuế
Phân cấp quản lý thuế là một khâu có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả
quản lý thuế. Nếu phân cấp phù hợp sẽ tạo điều kiện để quản lý ĐTNT tốt hơn,
các chi phí quản lý có thể được tiết kiệm dẫn đến tăng hiệu quả quản lý thuế.
Tuỳ theo điều kiện, khả năng của từng cơ quan thuế từ trung ương tới địa
phương mà tiến hành phân cấp quản lý cho phù hợp. Trong thời gian tới, trong
lĩnh vực phân cấp cần chú ý thực hiện một số biện pháp sau đây:
- Nên cho Vụ thuế đảm nhiệm vai trò quản lý ở tầm vĩ mô, nghiên cứu xây
dựng và đề nghị cấp trên sửa đổi bổ sung một số điều luật nhằm ngăn chặn và
giảm thiểu các kẽ hở, đáp ứng ngày càng tốt hơn với tình hình thực tiễn của công tác quản lý và thu thuế trong thời kỳ mới bởi lẽ Chăm Pa Sắc là một tỉnh đang
phát triển, nền kinh tế có những bước phát triển hết sức nhanh và mạnh mẽ. Do
đó, các thành phần kinh tế cũng có sự phát triển nhanh chóng và đa dạng về hình
thái kinh doanh. Trong bối cảnh đó, việc có được một hệ thống chính sách pháp luật chặt chẽ và hiệu quả là vô cùng quan trọng nhằm giúp công tác quản lý được
triệt để hơn, đồng thời ngăn ngừa hiệu quả hơn tình trạng gian lận, trốn lậu thuế,
giúp khai thác nguồn thu, tăng thu cho NSNN.
- Chỉ nên để cho Vụ thuế quản lý các doanh nghiệp trọng điểm và mang tính chiến lược quốc gia như: ngành điện lực; ngành quốc phòng. Còn đối với các ngành sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực khác thì nên giao toàn bộ các
đơn vị sản xuất kinh doanh cho các Sở thuế các tỉnh, thành phố trực tiếp quản lý,
đồng thời cần phân cấp quản lý cụ thể tại các bộ phận quản lý ở các Sở thuế
như: có thể căn cứ vào quy mô doanh nghiệp để phân cấp thành một bộ phận
phụ trách quản lý các doanh nghiệp lớn, một bộ phận phụ trách quản lý các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc cũng có thểcăn cứ vào loại hình doanh nghiệp để
phân cấp quản lý thành bộ phận quản lý các doanh nghiệp NN, một bộ phận quản lý các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, một bộ phận quản lý các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Việc triển khai được mô hình quản lý như vậy
sẽ thúc đẩy tốt hơn công tác quản lý vì nó tạo được sự chuyên sâu cao hơn, quản
lý sát sao hơn giúp công tác quản lý thu thuế ngày một tốt hơn.
3.2.1.2 Công tác lập dự toán thu
Công tác dự báo số thu cần được quan tâm đúng mức sao cho đảm bảo tính thực tế, tính khả thi. Nếu lập dự toán thu quá cao so với khả năng thực tế có
nguy cơ dẫn đến áp lực khai thác số thu, từ đó có thể ảnh hưởng không tốt đến
hoạt động sản xuất kinh doanh của các đối tượng. Ngược lại, nếu lập dự toán
thấp có thể tăng áp lực của NN phải huy động các nguồn thu khác, có thể lơ là
trong quản lý thuế, bỏ sót nguồn thu dẫn đến giảm hiệu quả quản lý thuế.
- Đảm bảo việc lập dự toán thu có tính xác thực cao hơn, từđó khi thực hiện kế hoạch thì Sở mới có thểhoàn thành được mức kế hoạch được giao.
- Trong khi lập dự toán thu nên phối hợp làm việc với các ngành, các cơ
quan có liên quan như ngành kinh tế, ngành khí tượng thuỷ văn, các cơ quan
thống kê, đảm bảo theo dõi được diễn biến thực tế của tình hình kinh tế - xã hội
của đất nước từ đó lập dự toán thu sẽ chính xác và toàn diện hơn.
- Khi lập dự toán thu không nên dựa vào các số liệu năm trước quá nhiều mà nên cân nhắc đến sự diễn biến thực tế của nền kinh tế đất nước và nên phân
tích đánh giá kỹ lưỡng để có thể lập dự toán một cách chính xác và có tính khả
thi cao.
- Trước khi cấp vụ có sự quyết định thống nhất về số kế hoạch thu mà cấp
địa phương đó báo cáo và trình cho cấp Vụ, cấp Vụ nên cử các cán bộ xuống
khảo sát từng vùng, từng địa phương có khả nghi về số thu thực, nhằm xem xét con số thu dự tính trong năm tới và để kiểm tra tình hình kinh tế trên địa bàn của
địa phương đó có đúng với thực tế mà cấp địa phương đó báo cáo với cấp Vụ
hay không. Đảm bảo tính chính xác của thông tin là trung thực từ đó cấp Vụ mới thống nhất số kế hoạch thu và trình lên cho cấp Bộ phê duyệt.