Mục tiêu nâng cao hiệu quả tổ chức thu thuế

Một phần của tài liệu MỘT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG tác tổ CHỨC THU THUẾ tại TỈNH CHĂM PA sắc (Trang 66 - 68)

7. Kết cấu của đề tài

3.1.1 Mục tiêu nâng cao hiệu quả tổ chức thu thuế

Trong nghị quyết Đại hội VI của Đảng nhân dân cách mạng Lào đã khẳng

định “Cải cách thuế là trọng tâm của việc xây dựng, hoàn thiện trong những năm trước mắt”. Một hệ thống thuế tốt có cơ cấu thuế hợp lý, rõ ràng, nhưng nếu không có biện pháp quản lý thích hợp sẽ không thể phát huy được hiệu quả. Vì vậy tìm kiếm những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp là một đòi hỏi bức xúc, đặc biệt hiện nay chúng ta đang thực hiện luật doanh nghiệp và đang thực thi một hệ thống các luật thuế mình.Việc tăng cường quản lý thu thuế phải dựa trên cơ sở pháp luật và tiến hành đồng bộ trên các mặt cải cách thể chế quản lý thu thuế, bộ máy quản lý phải hợp lý đúng đắn

và nâng cao đội ngũ cán bộ và công chức quản lý thu thuế, trong đó:

Cải cách chính sách thuế đảm bảo phù hợp với yêu cầu khuyến khích phát

triển kinh doanh đồng thời đảm bảo nguồn thu đáp ứng nhu cầu chi cho phát

triển kinh tế - xã hội.

- Về mặt cải cách thể chế quản lý: Thực hiện cải cách cơ bản các thủ tục hành chính, kể cả về thể chế và tổ chức thực hiện, loại bỏ những khâu bất hợp lý

phiền hà, ngăn chặn tuyệt đối tệ cửa quyền, tham nhũng và hối lộ cũng như

những hành vi vi phạm pháp luật khác.

- Về tổ chức bộ máy: Chấn chỉnh lại cơ cấu tổ chức, bộ máy, quy chế hoạt

động đảm bảo bộ máy tinh gọn, có hiệu quả với chi phí quản lý hợp lý nhất, đảm

bảo sựđiều hành tập trung, thống nhất từTrung ương đến địa phương.

- Về đội ngũ cán bộ công chức thuế: Xây dựng và ban hành các văn bản

pháp quy về chế độ công vụ, công chức, quy chế đào tạo, tuyển dụng, biên chế

cụ thể, hợp lý và hiệu quả. Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức vừa có trình độ

chuyên môn cao, nghiệp vụ giỏi, tinh thần trách nhiệm cao, tư cách đạo đức tốt. Tóm lại, xuất phát từ đặc điểm kinh tế - xã hội, từ chủ trương tăng cường

và đổi mới trong công tác quản lý của Đảng và NN Lào, từ thực tế thi hành công

tác quản lý thuế trong những năm vừa qua, công tác quản lý thu thuế của Sở thuế

Chăm Pa Sắc trong giai đoạn tới cần đạt được một số mục tiêu cơ bản sau đây:

- Tăng cường công tác quản lý thuế nhằm làm cho hệ thống chính sách

thuế từng bước đáp ứng ngày càng tốt yêu cầu một hệ thống hiện đại song vẫn

phải phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh.

- Tăng cường quản lý thu NSNN xét ở khía cạnh quản lý thu thuế phải đạt

được yêu cầu giảm được chi phí hành thu, tạo điều kiện thuận lợi, nhanh gọn và hiệu quả cho cảcơ quan quản lý thu thuế và ĐTNT.

- Việc tăng cường công tác quản lý thu thuế phải thích ứng với xu hướng

hội nhập, mở cửa theo chủtrương phát triển kinh tếđối ngoại của Lào nói chung và của tỉnh nói riêng, từng bước giúp cho hệ thống thuế tỉnh có những nét tương đồng với hệ thống thuế trong cả nước, khu vực và thế giới cả về mặt cơ chế

chính sách lẫn cơ chế hành thu.

- Phát huy vai trò tích cực của hệ thống thuế trong đời sống kinh tế xã hội. Mục tiêu quản lý thuế là trên cơ sở vận dụng đúng đắn chính sách thuế, tìm mọi biện pháp quản lý phù hợp nhằm phát huy khía cạnh tích cực của hệ thống thuế. Thông qua hệ thống thuế Nhà nước thực hiện kiểm kê, kiểm soát, khuyến khích sản xuất phát triển, mở rộng lưu thông hàng hóa, góp phần điều chỉnh những cân

đối lớntrong nền kinh tế.

- Đảm bảo thi hành nghiêm các luật thuế, chúng ta đang xây dựng một

Nhà nước pháp quyền, Nhà nước đó phải quản lý đất nước bằng Pháp luật. Sức

mạnh của Pháp luật thể hiện sức cưỡng chế bắt buộc mọi thành viên trong xã hội phải nghiêm chỉnh tuân thủnhư hành vi đi ngược lại các quy định của Pháp luật cố tình vi phạm pháp luật đều phải được xử lý nghiêm và cưỡng chế thi hành.

- Tăng cường quản lý thuế đối với các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện

nay, nước CHDCND Lào là phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh

nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ của mình, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho doanh

nghiệp đồng thời khuyến khích ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia sản xuất

kinh doanh, đầu tư mở rộng sản xuất vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế, loại bỏ

những thủ tục hành chính bất hợp lý, phiền hà, ngăn chặn tuyệt đối tệ cửa quyền,

tham nhũng, hối lộcũngnhư hành vi vi phạm pháp luật.

- Tăng cường quản lý thuế phải nhằm bảo hộ hợp lý nền sản xuất trong

nước, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị

trường trong nước, thị trường khu vực và thị trường quốc tế. Ngày nay cuộc

cách mạng khoa học và công nghệ phát triển với tốc độ cao, đời sống kinh tế thế 59

giới đạt tới trình độ quốc tế hóa rất cao. Do vậy, xây dựng nền kinh tế mở, hội nhập là một tất yếu, một điều kiện không thể thiếu để thúc đẩy nền kinh tế phát

triển. Trong khi đó các doanh nghiệp của Lào còn non trẻ, khả năng cạnh tranh

rất hạn chế, trong tình hình đó đòi hỏi chính sách thuế và các biện pháp tăng

cường quản lý thuế phải thực sự bảo hộ nền sản xuất trong nước, nâng đỡ cho các doanh nghiệp phát triển nhưng phải tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tự

từng bước khẳng định mình và tự đứng vững trong cạnh tranh vì bảo hộ quá

mức sẽ làm yếu khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.

- Tăng cường quản lý thuế phải nhằm đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của

Nhà nước và lợi ích của các doanh nghiệp đảm bảo tỷ lệ động viên hợp lý vào

NSNN, đảm bảo quản lý chặt chẽ các nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, duy trì nguồn thu ổn định, vững chắc cho ngân sách Nhà nước. Thuế là nguồn thu

chủ yếu của ngân sách Nhà nước, trong đó thu từ doanh nghiệp chiếm phần

lớntrong tổng số thu thuế, nên cần phải quán triệt sâu sắc quan điểm bồi dưỡng nguồn thu, không vì sốthu trước mắt mà làm lại toàn nguồn thu lâu dài.

Một phần của tài liệu MỘT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG tác tổ CHỨC THU THUẾ tại TỈNH CHĂM PA sắc (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)