7. Kết cấu của đề tài
3.2.5 Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế
Hơn nữa, một khi công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế được thực hiện tốt, sự am hiểu chính sách thuế của người nộp thuế được nâng lên từ đó ý
thức tuân thủ pháp luật thuế được cải thiện, tiết kiệm chi phí quản lý thu nộp,
đây sẽ là tiền đề quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thuế.
Việc thu các khoản thu thuế có kịp thời đầy đủ và có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào ý thức tự giác chấp hành các quy định về việc thực hiện
nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của các ĐTNT.
Kinh nghiệm ở hầu hết các nước cho thấy, yếu tố cơ bản để thực hiện thành công một sắc thuế mới không chỉ phụ thuộc vào hệ thống văn bản pháp luật mà còn rất cần có sự hiểu biết sâu sắc và ý thức tự giác chấp hành của mỗi cán bộ thuế, đặc biệt là của người nộp thuế. Do đó, cần có những biện pháp tuyên truyền, giải thích để người dân hiểu và nắm rõ được bản chất của thuế là
để phục vụ cho chính lợi ích của mình. NN thu thuế để thực hiện chức năng
quản lý NN, duy trì sự vận hành của bộ máy NN, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Vì vậy, nộp thuế vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của toàn dân. Cần phải coi công tác tuyên truyền, giải thích về quyền lợi, trách
nhiệm của người nộp thuế là một công việc quan trọng cần được thực hiện
thường xuyên. Cơ quan thuế cần có sự phối hợp chặt chẽ với các cấp chính
quyền địa phương và các cơ quan thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình,
phát thanh nhằm tiến hành các công việc cụ thểnhư:
- Soạn thảo, phổ biến rộng rãi các tài liệu, văn bản pháp luật về thuế cho
mọi người dân biết để họ có được sự hiểu biết đầy đủ, tường tận về chính sách
thuế, phương pháp kê khai thuế, cách tính thuế và thời hạn nộp thuế..., qua đó
giúp các đối tượng thực hiện tốt hơn nghĩa vụ nộp thuế của mình. Thực hiện
tuyên truyền và giải thích những thắc mắc về các chính sách thuế tại các địa
điểm tập trung đông dân cư, phát hành các tờrơi tài liệu có liên quan đến chính
sách thuế, đồng thời kết hợp sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng trong
việc tuyên truyền giải thích chính sách thuế (đài tiếng nói, đài truyền hình, sách báo, tạp chí...). Lập trang web về thuế trên mạng Internet để các tổ chức, cá nhân có thể khai thác tìm hiểu về chính sách thuế và các thủ tục về thuế, cài đặt hệ
thống giải đáp thắc mắc về thuế qua mạng Internet, điện thoại.
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về chính sách thuế, viết bài tuyên truyền về thuế, mở các chiến dịch tuyên truyền về thuế.
- Thực hiện tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế sâu rộng tới các tầng lớp
dân cư thông qua các tổ chức đoàn thể như: Trung tâm xúc tiến thương mại đầu
tư, Sở Thương mại và Công nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp trẻ... Đưa giáo dục
về thuế vào chương trình giảng dạy ở các trường học, đưa ra quy định mọi tổ
chức, cá nhân trước khi kinh doanh đều phảỉ được cấp chứng chỉ đó qua lớp tập
huấn, hướng dẫn về thuế.
- Thành lập trung tâm tư vấn giải đáp thắc mắc, trả lời các vấn đề liên quan
đến chính sách thuế miễn phí cho mọi đối tượng.
Ngoài ra, cơ quan thuế cần tổ chức các buổi toạ đám, đối thoại với nhân
dân, với các cơ sở kinh doanh để thăm dò khúc mắc và nguyện vọng của nhân
dân để kịp thời đưa ra các biện pháp giúp đỡ cơ sở sản xuất kinh doanh tháo gỡ
khó khăn, vướng mắc trong việc chấp hành chính sách thuế, qua đó phản ánh kịp
thời các bất cập của cơ chế hiện hành lên cơ quan quản lý cấp trên để có những
sửa đổi, bổ sung nhằm làm cho chính sách thuế ngày càng hoàn thiện, tạo điều
kiện thuận lợi cho công tác quản lý thuế, từ đó giúp cho ngành thuế tập trung
được ngày càng nhiều nguồn thu cho NSNN.