7. Kết cấu của đề tài
2.1.2. Tình hình chung của các doanh nghiệp trong tỉnh Chăm Pa Sắc
Tỉnh Chăm Pa Sắc có vị trí rất thuận lợi cho giao thương kinh tế giữa các
tỉnh lân cận trong nước và nước ngoài đặc biệt với Căm Pu Chia và Thái Lan, đồng thời cũng là một thị trường được nhiều nhà đầu tư của Việt Nam rất quan tâm; ở đây, trình độ đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ, kéo theo sự phát triển đa dạng các thành phần kinh tế. Cùng với sự quan tâm của Nhà nước và sự ra đời của luật doanh nghiệp, các loại hình doanh nghiệp phát triển nhanh chóng cả về số lượng và quy mô hoạt động.
2.1.2.1. Đối với doanh nghiệp Nhà nước
Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) có vị trí rất quan trọng trong nhiều ngành kinh tế chủ chốt không những của Trung ương mà của cả tỉnh nhà đảm
bảo các điều kiện cơ sở hạ tầng, các dịch vụ xã hội thiết yếu cho sản xuất, đời
sống, giữ vai trò quyết định trong việc cung cầu các sản phẩm trọng yếu cho nền kinh tế như: điện, nước, xăng dầu, bưu chính viễn thông, …
Sự phát triển của DNNN trong các ngành hạ tầng như giao thông vận tải,
bưu chính viễn thông, điện lực, dịch vụ,… tạo điều kiện cho các thành phần kinh
tế khác cùng phát triển theo. DNNN cũng đóng vai trò chủ lực trong việc thực hiện chính sách xã hội ổn định. Thực hiện chủ trương đổi mình của Đảng và
Nhà nước, với sự chuyển đổi kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thịtrường theo
định hướng XHCN, đặt ra yêu cầu tất yếu khách quan và rất cần thiết đó là sắp
xếp, đổi mình phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh lành mạnh để cùng với
các yếu tố khác của nền kinh tế thực hiện được vai trò chủđạo trong nền kinh tế
nhiều thành phần.
Mặc dầu đã được Nhà nước ưu đãi nhiều trong thời gian qua, nhưng đến
nay khu vực Doanh nghiệp Nhà nước ở tỉnh Chăm Pa Sắc vẫn còn là lĩnh vực
hoạt động kém hiệu quả mà biểu hiện rõ nhất là chất lượng sản phẩm, sức cạnh
tranh còn yếu kém, ngay trong cả thị trường nội tỉnh cho đến nay tại tỉnh Chăm
Pa Sắc có 18 Doanh nghiệp.
2.1.2.2. Đối với DN ngoài quốc doanh
Đây là lĩnh vực được phát triển mạnh trong những năm qua. Năm 2010 có
343 cơ sở, năm 2011 có 387 cơ sở, năm 2012 có 424 cơ sở. Ở tỉnh Chăm Pa Sắc
có 406 DNNQD được thành lập theo Luật doanh nghiệp năm 2005. Các doanh
nghiệp này tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực thương mại, sản xuất tiểu thủ công
nghiệp, dịch vụtrong đó công ty TNHH là 231 đơn vị, DNTN 175 đơn vị.
Nhờ đường lối đổi mình của Đảng và Nhà nước, với sự quan tâm chỉ đạo
của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Chăm Pa Sắc, nhiều DNNQD trong những năm qua đã
năng động, linh hoạt trong sản xuất kinh doanh, tìm đối tác để hợp tác, liên
doanh cũng như tìm kiếm thị trường, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh, tạo khả năng cạnh tranh lành mạnh, ổn định và phát triển SXKD nên các doanh nghiệp này đã góp phần
đối với việc phát triển ngành công nghiệp, vận tải cũng như các hoạt động
thương mại, dịch vụ. Ở hầu hết các vùng, miền trên địa bàn tỉnh Chăm Pa Sắc và
đã mở rộng liên doanh liên kết ra các tỉnh bạn, góp phần chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng: giảm tỷ trọng GDP ngành nông, lâm nghiệp, tăng tỷ trọng GDP của các ngành công nghiệp, xây dựng, vận tải, dịch vụ, thương nghiệp.
Đồng thời DNNQD cũng đã giải quyết công ăn việc làm cho người lao động với thu nhập bình quân mỗi lao động...
2.1.2.3. Hộ kinh doanh cá thể
Do đặc điểm hộ kinh doanh cá thể rất linh hoạt, phù hợp với các điều kiện
kinh doanh khó khăn như vốn ít, địa điểm đa dạng, có thể tại nhà hoặc những
gian hàng, cửa hàng hẹp, với cơ chế, thủ tục mua bán đơn giản, nhiều kiểu thanh toán, giá cả linh hoạt nên hộ kinh doanh cá thể phát triển với tốc độ tăng nhanh
năm 2010 có 6.725 hộ, đến năm 2011 tăng lên 6.763 hộ, năm 2012 có 6,784 hộ
và tính đến ngày 31/12/2012 tăng đến 6,815 hộ các hộ kinh doanh này là giao
cho các phòng thuế ở các huyện quản lý.
Trong công tác quản lý thuế, đây là lĩnh vực gặp nhiều khó khăn nhất, đặc biệt là quản lý thu thuế doanh thu hoặc thuế GTGT và thuế lợi tức do việc thực
hiện chế độ chứng từ hóa đơn, sổ sách kế toán của các đối tượng này còn rất hạn
chế.
Để thực hiện được các Luật thuế trong lĩnh vực này, Chính phủ, Bộ Tài
chính, Tỉnh ủy, Vụ thuế, Sở thuế tỉnh Chăm Pa Sắc đã có nhiều Chỉ thị, Nghị
quyết, các văn bản hướng dẫn về quy trình quản lý thuế NQD, các phòng thuế
tại các huyện cũngđã thực hiện khá triệt để các biện pháp như rà soát lại các cơ
sở sản xuất kinh doanh hoạt động trên địa bàn, đôn đốc hướng dẫn các đối tượng
lập hóa đơn, chứng từ, sổ sách kế toán, thực hiện đầy đủ các quy trình quản lý
thuế, tăng cường hướng dẫn kiểm tra đối với các hoạt động SXKD kê khai tính
thuế.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được nói trên thì DNNQD ở tỉnh
Chăm Pa Sắc vẫn còn rất nhiều khó khăn và tồn tại. Hầu hết đều thiếu vốn
SXKD, hoạt động của doanh nghiệp thường thay đổi địa điểm so với khi cấp giấy phép. Tuy đã có nhiều tiến bộ đáng kể song tình trạng phổ biến là chưa
thực hiện nghiêm chỉnh, đầy đủ chế độ sổ sách kế toán, lập chứng từ hóa đơn,
chưa thực hiện nghiêm chỉnh chế độ khai báo nộp thuế.
Hộ cá thể tư nhân phát triển mạnh và hoạt động trong nhiều ngành nghề
chủ yếu là hoạt động trong các ngành dịch vụ, thương nghiệp có thể đúc kết các hạn chế chính sau:
- Hạn chế công nghệ và trình độ kỹ thuật, về vốn và quy mô SXKD: Làng
nghề sản xuất và trình độ kỹ thuật còn rất nhiều hạn chế, lạc hậu, do vốn ít, quy
mô nhỏ nên gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình đổi mình công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến. Hiện nay kinh tế NQD vẫn chưa thoát khỏi tình trạng sản xuất nhỏ, manh mún, chắp vỏ và phân phối không đều giữa các vùng và các ngành kinh tế.
- Hạn chế về trao đổi thông tin, nắm bắt thông tin thị trường: đây là hạn
chế chung của nền kinh tế Lào khi chuyển đổi, nhưng khu vực kinh tế NQD do
trình độ SXKD còn thấp kém, thiếu sự chỉđạo định hướng ở tầm vĩ mô của Nhà
nước nên càng khó khăn hơn trong quá trình phát triển, do kinh tế NQD còn hoạt
động theo hướng tự phát nên mất cân đối và bị động, lúng túng, khả năng cạnh
tranh thường kém. Nhà nước hiện nay mình chỉ chú trọng tập trung quản lý tờ