- Lớp hạ tầng dưới lớp sợi dày (zna subcompacta inferioris), dày 100-120µm.
- Lớp bào tử (hymerium), dày khoảng 150µm.
Xin nhắc lại 1mm = 1000µm, đọc là micrơmet. Lớp thượng tầng xốp, lớp
tủy, lớp hạ tầng xốp, lớp trung tầng được gọi chung là tầng trung gian, tầng
này dày khoảng 285-300µm.
Tất cả các cấu trúc này đều do các sợi nấm (khuẩn ty) liên kết lại mà tạo thành. Sợi nấm có kích thước bề ngang khác nhau ở các lớp. Sợi nấm ở
lớp lơng mềm có kích thước 3-5µm, ở lớp thượng tầng dưới lớp sợi dày 3-
7µm, ở lớp thượng tầng xốp 3-8µm., ở lớp tủy 6-10µm, ở tầng trung gian 5-
10µm…
Bào tử đảm (basidiospore) và bào tử đính (conidia) ở mộc nhĩ đều có thể nảy mầm để tạo thành sợi nấm. Sợi nấm có 2 loại: loại (+) và loại (-). Hai loại sợi này có thể liên kết lại và sau đó xảy ra q trình phối chất (planmogamy). Giữa hai giai đoạn này là một thời gian dài tế bào sợi nấm mang hai nhân. Q trình song nhân hóa (dikaryotixation) xẩy ra sau khi phối chất. Các sợi nấm nối với nhau bởi các móc (clamp) sau q trình liên kết tạo móc (clamp connection).
Đảm đơn nhân sẽ phân cắt giảm nhiều lần để tạo ra những thể đơn bội đơn nhân. Các đảm sẽ mọc ra các cuống trên đó mang bào tử đảm. Bào tử đảm có thể trực tiếp nảy mầm tạo ra sợi nấm hoặc sinh ra các bào từ đính (conidia). Về sau bào từ đính sẽ nảy mầm để tạo ra sợi nấm (mycelium).
2. Nguyên liệu dùng để nuôi trồng mộc nhĩ
2.1 Dùng cành gỗ tươi
Các cành gỗ tươi có đường kính khoảng 10-12cm rất thích hợp dùng để trồng mộc nhĩ. Chiều dài có thể đổi nhưng thường được cắt thành từng khúc dài khoảng 1,0 -1,2m.
Các loại gỗ có thể dùng để trồng mộc nhĩ, nấm hương (Lentinus
edodes(Berk) Sing), là các loại gỗ mềm, nhẹ, có mủ trắng, ít tinh dầu. Các cây
có gỗ thường được dùng để trồng mộc nhĩ, nấm hương là các loại sau đây: - Họ Dẻ (Fagaceae): dẻ Phansipan (Castanea phasipanensis), dẻ Cao Bằng (Casanea mollissima), dẻ bột (Castanopis arietina), dẻ giáp (Castanopis armata) dẻ
Bắc Giang (Castanopis boisii), dẻ thúng (Castanopis calathifomis), dẻ cau (Castanopis
cerebrina), Kha thụ Xa Pa (Castanopis chapaensis), dẻ gai (Castanopis chinensis), dẻ Chợ
Bờ (Castanopischoboensis), kha thụ lá dày (Castanopis crassiflia), kha thụ mang gai
(Castanopis echinophora), cà ối Ấn Độ (Castanopis indica),kha thụ Nha Trang
(Castanopis nhatrangensis), kha thụ Phú Thọ (Castanopis phuthoensis), kha thụ hành
(Castanopis tuyenquangensis), dẻ tụ (Lithocarpus aggregatus), dẻ Trường Sơn
(Lithocarpus annamitorus), dẻ sáp (Lithocarpus ceriferus), sồi đỏ (Lithocarpus corneus),
dẻ cau (Lithocarpus fenestratus), dẻ Finet (Lithocarpus finitii), dẻ KonTum (Lithocarpus
kontumensis), dẻ xanh (Lithocarpus pseudosundaicus), dẻ Quảng Nam (Lithocarpus
quangnamensis), dẻ rừng (Lithocarpus silvicolarum), dẻ ống (Lithocarpus tubulosus),
sồi nhọn (Quercus acutissima), sồi vông (Quercus annulata), sồi Sa Pa (Quercus
chapaensis), sồi tày, (Quercusfleuryi) sối Kon Tum (Quercus kontumensis).