Tuy nhiên đặc điểm chung của loài chuẩn đã được Lowy (1952) nêu lên chính xác:
Thể quả chất keo mềm khi tươi, thường mọc đơn độc từng tai nấm, đôi khi quần tụ túm tụm hoặc thành từng đám, xoắn vặn với nhau khi trưởng thành. Tai nấm thường màu nâu vàng tới nâu đỏ lúc trời ẩm, thường phẳng khơng cuống hoặc có đế kiểu cuống rất ngắn, rộng tới 12 cm, dày 0.3-0.8 cm. Theo quan sát của chúng tôi, nếu không bị chiếu sáng trực diện, các tai nấm thường màu hồng phớt nâu-hồng tím, có các vằn gân khá giống những chiếc tai (Mộc nhĩ), lông rất mịn.
Đặc biệt, ngay giữa mùa đông đầy tuyết lạnh và băng giá tới -5oC-3oC quanh Tokyo (Takasaki, Gunma), Nhật bản, tôi đã thu được các tai nấm màu nâu hồng ra bình thường, đạt 5-9 cm, vào những ngày có mưa ẩm ướt. Như thế không chỉ nấm mùa đông (nấm Kim trâm
Flammulina velutipes) có đặc tính này.
Zona pilosa: lông dài 85-100 µm, đường kính 5-6 µm, trong suốt, có lõi trung tâm, đầu tù,
phân bố khá đều đặn chứ không túm tụm lại.
Zona compacta: dày 65-75 µm, sợi đan cài dày đặc, khó phân biệt các sợi riêng rẽ.
Zona subcompacta superioris: dày 115-130 µm, đường kính sợi cỡ 2 µm, tạo thành mạng lưới dày đặc, đôi khi cụm lại như các cục thô.
Zona intermedia: dày 285-300 µm, đường kính sợi 1.5-2 µm, hầu hết phân bố nằm ngang xen kẽ với các khoảng trống.
Zona subcompacta inferioris: dày 100-120 µm, đường kính sợi khoảng 2.5 µm, ken tạo thành một lớp đặc.
Hymenium: dày khoảng 150 µm; đảm bào hình trụ 50-60x5-6 µm; bào tử đảm hình hạt đậu
13-15x5-6 µm.
Như vậy, theo Lowy, lồi chuẩn A. auricula và A. delicata khơng có lớp tủy (Medulla), trong khi Kobayasi (1981) lại mô tả là không rõ ràng, tiêu giảm ở lồi sau. Theo những phân tích của
chúng tơi, đặc trưng cấu tạo lớp tủy và lớp lơng (Pilosa) khơng phải ln ln có giá trị giám định lồi nghiêm ngặt, vì rằng cũng như nhiều đặc điểm hình thái cấu tạo khác, chúng đều có phạm vi biến động lớn, phụ thuộc vào các điều kiện môi trường.
Lowy đã bình luận: A. auricula, thường được gọi tên là “cái tai của Juda” vì trơng nó giống như cái tai người, và khơng nghi ngờ gì phân bố hầu khắp các vùng ôn đới. Liên hệ đến tên gọi của loài này, thật thú vị nhớ lại việc Lloyd đề nghị tên gọi là A. auricula, một tổ hợp tên mà Underwood đã đề xuất từ 1902, thay cho tên A. Judae Kuntze đặt vào năm 1891. Lloyd đã lý giải nguyên do đề nghị của ông như sau: “tôi tin rằng Underwood là một nghệ sĩ tung hứng hiện đại đầu tiên khi dùng tên gọi A. auricula...mặc dầu Underwood có lẽ chưa biết được là cái tai của Juda làm bằng gan bê. Khơng cần phải nói rằng chúng ta khơng xen vào tiết mục tung hứng của Underwood, song tên gọi Auricularia auricula-Judae quá cồng kềnh và thêm nữa lại là sự báng bổ đối với người Do thái”. Tên gọi A. auricula (Hook.) Underw. cho đến nay vẫn giữ nguyên giá trị theo luật, và có lẽ cũng hợp lý vì tai phải có “cặp”.
Loài này cũng thường được báo cáo gặp ở khắp vùng nhiệt đới. Đặc biệt, A. auricula khá gần gũi với A. fuscosuccinea về màu sắc và cấu tạo - loài sau dễ lẫn nếu như chỉ xem xét các đặc điểm bên ngồi. Có sai khác đơi chút về kích thước đảm và bào tử, nhưng những sai khác cấu trúc này khơng đủ mức phân biệt để có thể dùng làm các chỉ tiêu nhận biết. A. cornea cũng có thể bị lầm với A. auricula, song ngoài các dị biệt đặc trưng bên trong, lồi đầu cịn có lơng thơ hơn và có xu hướng mọc cụm thành từng đám nhiều hơn.
Dạng bạch tạng của lồi này có màu trắng tinh khiết-hồng nhợt tồn bộ thể quả, đến mức nhiều tác giả xác lập các thứ (varietas) mới là: var. lactea Quél. (1886), hay là: var. lutea (Quél. 1886) Pilát (1957). Các biến chủng này phân biệt hẳn với dạng chuẩn có lơng mịn: f. mollissima (Y. Kobayasi) Y. Kobayasi. Lưu ý là dạng chuẩn này cách đây 47 năm, cũng Kobayasi đã đề nghị là loài mới: A. mollissima Y. Kobayasi, sp. nov. - Mộc nhĩ mịn, mãi đến 1981 ông mới tự chỉnh lại chỉ là dạng thuộc về loài chuẩn A. auricula.
Thật thú vị khi có báo cáo rằng A. cornea cũng có biến thể bạch tạng (Wong, 1989). Cần chú ý rằng Kobayasi ngay từ 1981 đã nhận xét đúng đắn là A. cornea thể hiện nhiều nét trung gian giữa A. auricula và A. polytricha, sau đó Wong ở Đại học Hawai, Honolulu và Wells ở Đại học California, Davis (1987) đã chỉ ra những điểm đồng nhất với A. polytricha và A. tenuis. Điểm khác biệt với A. polytricha là ở màu của bào tầng hồng hơn, lông ngắn hơn; điểm khác với A. auricula là ở sự có mặt của lớp tủy.
Sự đồng nhất trong cấu trúc đảm đa bào ngăn vách ngang, và bào tử đảm dạng hạt đậu- trái chuối của toàn bộ các loài thuộc Auricularia, thêm nữa là cấu tạo phân lớp của thể quả dạng keo - nhầy đã đưa đến quan điểm lý thú của Holtermann đúng một thế kỷ trước (1898) trong cơng trình Mykologische Untersuchungen aus den Tropen (Nghiên cứu Nấm miền nhiệt đới), trong đó ơng phát triển ý tưởng của Moeller (1895), cho rằng chỉ tồn tại duy nhất một lồi - đó là lồi chuẩn A. auricula (Hook.) Underw., cho toàn bộ các nấm Mộc nhĩ. Nếu vậy, theo hệ thống hiện đại, sau 100 năm kể từ cơng trình của Holtermann, nên chăng chúng ta công nhận bộ Auriculariales, chủ chốt là Họ Auriculariaceae, trong đó chi chuẩn lớn nhất Auricularia chỉ có một lồi duy nhất? Trong khi đó chúng phân bố rộng rãi hầu khắp thế giới, phân ly mạnh theo các vùng sinh thái, địa lý. Tổng kết của Lowy (1952), Pilát (1957) và đặc biệt là Kobayasi (1981) về phân bố của các lồi Auricularia có thể minh họa tốt cho q trình vi tiến hóa và phân hóa của chúng (Hình 2-9), như Duncan & Macdonald (1967), Duncan (1972) đã chứng minh. Tình trạng này địi hỏi phải có kiểm định của các dẫn liệu phân tử, mà chủ yếu là phân tích q trình phân hóa gen (DNA) và các hệ isozyme cơ bản, đặc biệt là các hệ isozyme ngoại bào. Quan điểm này sẽ được đánh giá ra sao nếu như các biến chủng bạch tạng lại được phát hiện cho hầu hết các loài Auricularia?