II. Khái quát về các loài mộc nhĩ khác
12. Auricularia fibrillifera Y Kobayas
2.2. Triển vọng của tài nguyên nấm Mộc nhĩ ở Việt Nam
Truyền thống khai thác sử dụng các nấm Mộc nhĩ là phát xuất từ Trung Hoa cổ đại, từ hàng ngàn năm trước cơng nguyên. Những ghi chép sớm nhất về Mộc nhĩ đã cĩ trong “Pen King”, ấn hành 200 – 300 năm trước Tây lịch. Bản “Pei Lu” (Hsiang Liu, 200 – 300 B.C.) khẳng định rằng cĩ 5 lồi Mộc nhĩ mọc ở Kein Wei (tỉnh Tứ Xuyên). Dân chúng thu hái làm thức ăn và làm thuốc. Một ấn bản khác “ Ming I Pei Lu”( Hung Wing T’ao, 452 – 536 A.D.) chỉ ra rằng: “ Pei Lu” khơng nĩi rõ nấm mọc trên cây gì. Tang khuẩn (tức nấm Mộc nhĩ) mọc trên cây dâu già và thường cĩ màu xanh, vàng, đỏ hoặc trắng. Dân chúng hái làm thức ăn, nhưng lại khơng dùng làm thuốc như Tang nhĩ. Một ấn bản từ thời nhà Đường, thế kỉ VII , “T’ang Pen T’ao” xác nhận cĩ 5 loại Mộc nhĩ mọc trên các loại cây gỗ khác nhau, ví như Tang (cây dâu tằm Morus spp.), Hịe
(cây hoa Hịe Sophora japonica), Chu (cây Dướng Broussonetia papyrifera), Liễu (Salix spp.) và Du (Ulmus spp.).
Việc nuơi trồng Mộc nhĩ cũng đã cĩ từ lâu. Sách “Li Ki” ( khoảng 300 B.C.), “Lu Shi Chun Chiu”(khoảng 239 B.C.), “Tsi Min Yao Shu” (khoảng 533 – 544 A.D.), “Kun Pu” (1250 A.D.), “Nung Shih” (1313 A.D.) và “Kuang Kun Pu” (1500 A.D.) đã ghi chép nhiều phương thức nuơi trồng thơng dụng các nấm Mộc nhĩ.
Hiện nay nuơi trồng các nấm Mộc nhĩ đã phổ biến trên khắp thế giới, sản lượng đang ngày càng tăng. Tính đến năm 1991, tổng sản lượng đã tăng vọt lên tới 465.000 tấn (Chang, 1993). Nếu vào năm 1986 doanh thu đạt 265 triệu USD thì đến năm 1991 đã đạt trên 1 tỷ USD. Và thống kê gần đây nhất, chỉ tính riêng sản lượng mộc nhĩ của Trung Quốc vào năm 2003 đã đạt 1.654.800 tấn (Chang, 2005), nghĩa là khoảng gần 20 triệu tấn mộc nhĩ tươi được sản xuất (vì tỷ lệ tươi/khơ khoảng 10/1). Như vậy nấm Mộc nhĩ được trồng nhiều nhất ở Trung Quốc
Truyền thống nuơi trồng nấm Mộc nhĩ ở Việt Nam đã cĩ từ lâu với các phương cách dân dã của đồng bào vùng núi Bắc Việt Nam. Nuơi trồng hiện đại, qui mơ đáng kể ở Nam Việt Nam từ thập niên 60 – 70 với các lồi A. polytricha (năng suất cao, nấm lớn), A. auricula (năng suất thấp hơn và nấm nhỏ hơn, song hương vị ngon hơn), và sau đĩ ở Bắc Việt Nam (Lê Duy Thắng, 1996; Trịnh Tam Kiệt, 1983). Sản lượng nuơi trồng hiện nay tính đến năm 2003 đạt khoảng 5.500 tấn nấm khơ, đạt khoảng 10 – 15 triệu USD (cỡ 2.5 USD/kg). Như vậy sản lượng cịn quá thấp so với tiềm năng tài nguyên nấm và khả năng nuơi trồng của nước ta.
Nuơi trồng mộc nhĩ lơng qui mơ lớn cơng nghệ đơn giản ở Cơng ty Sinh học Cơng thành
Chúng ta khơng thể đẩy mạnh phát triển nghề trồng nấm trong khi nguồn giống nấm của chúng ta cịn chưa được chủ động. Sở dĩ Trung Quốc cĩ sản lượng nấm tăng cao và chiếm tỉ trọng lớn như vậy là do ở Trung Quốc khơng chỉ chú trọng phát triển một loại nấm, cơng tác điều tra nghiên cứu, cải thiện giống và qui trình được quan tâm đúng mức. Trong khi đĩ ở Việt Nam, số lồi nấm được đưa vào sản xuất từ nấm ăn đến nấm dược liệu chỉ đếm trên đầu ngĩn tay, ngay cả nấm mộc nhĩ là loại nấm chủ đạo cũng chỉ sản xuất phổ biến mộc nhĩ lơng A. polytricha (cịn gọi là nấm mèo đen).
Bảng 2.1.Sản lượng nuơi trồng Auricularia spp. trên thế giới trong năm 1986 (Chang, 1987)
Quốc gia Sản lượng (x 1000 tấn) Tỷ lệ (%)
Trung Quốc 80 76.2
Đài Loan 35 29.4
Thái Lan 3.9 3.3
Philippines 0.15 0.1
Tổng cộng 119 100
Thực vậy, ở Việt Nam đã cĩ ghi nhận ít nhất là 5 – 6 lồi Auricularia, đều là nấm ăn ngon (Trịnh Tam Kiệt, 1981; Lê Duy Thắng, 1996). Chúng ưa thích mọc trên nhiều loại cây chủ, cĩ thể cho phép nuơi trồng trên hầu hết các cơ chất là phế thải nơng, lâm, cơng nghiệp giàu chất xơ (lignocellulose). Điều kiện khí hậu ở nước ta rất thuận lợi cho nuơi trồng Mộc nhĩ quanh năm, nguồn nhân lực dồi dào, cĩ kĩ năng và kinh nghiệm. Tuy nhiên, lồi A. delicata chưa thấy cĩ tài liệu về tách giống, nuơi trồng và bảo tồn, cĩ lẽ bởi đây là lồi hiếm gặp, ít được chú ý.
Việt Nam cĩ nguồn tài nguyên nấm sinh học đa dạng phong phú, cĩ trên 25 lồi lựa chọn đã được nghiên cứu nuơi cấy thành cơng. Đồng thời, Việt Nam đạt sản lượng trên 36 triệu tấn lúa, vài triệu tấn ngơ (bắp),…theo tỉ lệ tạo ra trên 50 triệu tấn phụ liệu phục vụ nơng nghiệp. Nếu chỉ cần tận dụng 10% trong số đĩ (gần 5 triệu tấn rơm, bã mía, mùn cưa, than cành,…) sẽ đảm bảo cho sản lượng trên 1 triệu tấn nấm. Vì thế chẳng cĩ lí do gì mà chúng ta khơng thể tạo ra được các giống nấm cho riêng mình, tăng tính đa dạng trong sản xuất, đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
Chính vì vậy, để gĩp một phần nhỏ vào việc bảo tồn và phát triển nguồn gen quí hiếm của khu hệ nấm Việt Nam (mà thực tế đang ngày càng mai một dần do tình trạng hủy hoại mơi sinh), đồng thời đề xuất phương hướng nghiên cứu giống nấm mới cĩ tiềm năng kinh tế, chúng tơi tiến hành nghiên cứu nấm Mộc nhĩ thuộc lồi A. delicata
(Fr.) Henn. f. purpurea Y. Kobayasi.