Sơ đồ 2.1: Qui trình sản xuất nấm mộc nhĩ thơng dụng

Một phần của tài liệu phát triển sản xuất nấm trên cơ sở điều tra tài nguyên xây dựng bảo tàng nấm vườn quốc gia cát tiên (Trang 57 - 58)

II. Khái quát về các loài mộc nhĩ khác

Sơ đồ 2.1: Qui trình sản xuất nấm mộc nhĩ thơng dụng

Mộc nhĩ đứng hàng thứ 7 trong số các loại nấm ăn được buôn bán trên thế giới. Trung Quốc là nước có sản lượng cao nhất. Mộc nhĩ được thu hái từ thiên nhiên nhưng cũng đã được nuôi trồng nhân tạo từ cách đây rất lâu. Ban đầu là lấy bào tử từ mộc nhĩ tự nhiên rồi nhiễm vào các khúc gỗ. Mãi tới thập kỷ 70 của thế kỷ XX việc nuôi trồng mộc nhĩ theo phương pháp cây giống thuần chủng mới được triển khai và nhờ đó mới có thể thu được sản lượng cao và ổn định. Riêng Trung Quốc, sản lượng mộc nhĩ năm 1986 đã là 119 nghìn tấn, năm 1991 là 465 nghìn tân. Năm 1995 Trung Quốc xuất khẩu được tới 4084 nghìn tấn mộc nhĩ.

Mộc nhĩ là một loại thực phẩm ngon và có giá trị dinh dưỡng cao. Giá trị dinh dưỡng của mộc nhĩ đen như sau: g hoặc mg/100g mộc nhĩ khơ): Nước – 10,9g; prơtêin – 10,6g; lipít – 0,2g; hydrat các bon – 65,5g; năng lượng – 306Kcal; xenlulơ – 70g; chất khống – 5,8g; canxi – 357mg; phốt pho – 201mg; sắt – 185mg; caroten – 0,03mg; vitamin B1– 0,15mg; vitamin B2 – 0,55mg axít nicotinic (vitamin B5) – 2,7mg (phân tích của Viện nghiên cứu vệ sinh, Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc, 1980).

Ngồi giá trị thực phẩm, mộc nhĩ cịn có giá trị dược liệu. Các nhà khoa học Trung Quốc xác định mộc nhĩ có tác dụng kháng ung thư. Nhà khoa học Mỹ Hammerschmidt (1980) phát hiện thấy nấu ăn mộc n hĩ thường xuyên có thể giảm việc ngưng kết máu, làm giàm xơ vữa động mạch. Trong mộc nhĩ đã phát

hiện thấy có chất 9-β-D- ribofuranosyl adenin, có tác dụng chống sự tụ tập của

tiểu cầu (platelet).

Mộc nhĩ là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao, mỗi tấn mộc nhĩ thường có giá trị khoảng 12-18 nghìn USD.

Nguyên liệu trồng mộc nhĩ rất sẵn, ngồi các cành gỗ tạp cịn có thển dùng phương pháp trồng mộc nhĩ trong túi màng mỏng với nguyên liệu là đủ các loại phụ phẩm của nông lâm nghiệp (mùn cưa, bột lõi ngô, bột thân sắn, vỏ hạt bơng, bã mía, vỏ đậu xanh, rơm rạ cắt nhỏ…) Nếu mọi gia đình nơng dân đều trang thủ những lúc nơng nhàn để trồng mộc nhĩ thì chúng ta có thể có một lượng hàng xuất khẩu có giá trị rất lớn; chắc chắn có thể góp phần thiết thực vào q trình xóa đói giảm nghèo ở nơng thơn.

Cắt ngang một phiến mộc nhĩ và quan sát dưới kính hiển vi thấy có các cấu trúc như sau:

- Lớp lông mềm (zona pilosa), dày khơng q 85 – 100 µm.

- Lớp sợi dày (zona compacta), dày 65-75µm.

Một phần của tài liệu phát triển sản xuất nấm trên cơ sở điều tra tài nguyên xây dựng bảo tàng nấm vườn quốc gia cát tiên (Trang 57 - 58)