Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế tồn tại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ thanh toán qua thẻ của ngân hàng phát triển lào chi nhánh tỉnh ăttapư (Trang 80)

8. Kết cấu của luận văn

2.6.2.2 Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế tồn tại

Những hạn chế:

+ Thứ nhất, tăng trưởng quy mô thẻ còn hạn chế và chưa thực sự ổn định

Ngân hàng phát triển Lào – chi nhánh tỉnh Ăttapư chưa mở rộng quy mô kinh doanh một cách vững chắc, chưa chú trọng vào tính tiện lợi và an toàn của các đơn vị chấp nhậ thẻ. Bên cạnh đó vẫn nhiều hạn chế do phải phụ thuộc rất nhiều từ NHPT Lào Trung ương như các chương trình quảng cáo tiếp thị thẻ, khuyến mãi phát hành nhân dịp các ngày hôi, lễ lớn, ưu tiên phát hành cho những khách hàng VIP, chưa khai thác hết khách hàng tiềm năng… vì thế đã làm mất đi rất nhiều cơ hội.

+ Thứ hai, dịch vụ chưa đa dạng và chưa đáp ứng nhu cầu của khách hàng Dịch vụ chưa thật sự đa dạng, hơn nữa khâu bán và chăm sóc khách hàng sau bán vẫn còn nhiều bất cập, chưa tận dụng hết thế mạnh dịch vụ thẻ của mình. Đồng thời việc khảo sát khách hàng vẫn còn mang nặng tính hình thức qua loa.

+ Thứ ba, mạng lưới thanh toán thẻ chưa phát triển rộng rãi

Hệ thống máy ATM, máy POS còn ít và chưa phân bổ rộng rãi. Hơn nữa vẫn còn xảy ra trục trặc hệ thống gây nhiều phiền hà, khó khăn cho khách hàng, khâu bảo dưỡng bảo trì còn yếu kém và trình độ của nhân viên phụ trách khâu này còn bộc lộ nhiều hạn chế. Đây là một trong những nguyên nhân hạn chế trong việc phát triển mạng lưới thanh toán thẻ.

+ Thứ tư, công tác về marketing chưa thực sự chuyên nghiệp

Ngân hàng phát triển Lào – chi nhánh tỉnh Ăttapư trong những năm qua đã chú ý tới hoạt động tìm kiếm và chăm sóc khách hàng sau khi bán sản phẩm thẻ nhưng nhìn chung đó chỉ là những hoạt đọng nhỏ lẻ, tính quy mô còn thấp. Chưa tổ chức được những chiến dịch quảng bá rộng rãi chỉ bó gọn trong phạm vi hẹp của thị trấn tỉnh.

+ Thứ năm, kiểm soát rủi ro còn nhiều hạn chế

Phát hiện những rủi ro tiềm ẩn còn gặp nhiều khó khăn, công tác quản lý rủi ro còn nhiều bất cập cũng như cả về cơ cấu tổ chức. Chính sách quản lý rủi ro đối với dịch vụ thẻ chưa cập nhật kịp thời cac loại hình gian lân, mức độ và biện pháp phòng chống và kiểm soát rủi ro cụ thể.

Nguyên nhân của những hạn chế tồn tại

Những hạn chế trong hoạt động dịch vụ thanh toán qua thẻ của ngân hàng Lào – chi nhánh tỉnh Ăttapư trong các năm qua như vừa nêu ra trên đây là có cội nguồn xuất phát, trong đó:

+ Nguyên nhân nọi bộ

Đội ngũ cán bộ chuyên sâu về thẻ còn thiếu so với nhu cầu phát triển như giai đoạn hiện nay. Chính sách quản lý còn sơ sài chưa hình thành bộ phận chuyên trách tác nghiệp cụ thể, như: tổ hoặc phòng điều hành thẻ. Công tác tiếp thị quảng cáo chưa được triển khai đúng mức. Chỉ tập trung trong khu vực thị trấn tỉnh, chưa thật sự chú ý đến các huyện lân cận làm cho ngân hàng phát triển Lào – chi nhánh tỉnh Ăttapư mất đi một lượng lớn khách hàng tiềm năng. Điều này dẫn đến việc khi mhững rủi ro phát sinh, thậm chí gây thiệt hại thực tế cho ngân hàng, việc xử lý và khắc phục hậu quả bị chậm trễ, thụ động và có thể dẫn đến nhiều thiệt hại lớn hơn (rủi ro danh tiếng). Quản trị rủi ro so với yêu cầu kinh doanh tại ngân hàng phát triển Lào – chi nhánh tỉnh Ăttapư chưa được chuyên nmghiệp. Chưa xây dựng được hệ thống quản lý rủi ro thẻ, chưa có các hệ thống theo dõi và cảnh báo rủi ro, chỉ tập trung và dừng lại tại trung tâm thẻ. Công tác an ninh bảo mật tuy đã được quan tâm nhưng chưa được xây dựng một cách bài bản. Công tác tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm hoạt động quản lý rủi ro vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng sát sao, chặt chẽ.

+ Nguên nhân bên ngoài

- Một lượng lớn khách hàng và các điểm bán hàng chưa am hiểu kiến thức trong việc sử dụng và thanh toán thẻ hoặc hiểu sai lệch do các thông tin của nguồn thông tin không chính thức.

- Một số điểm chấp nhận thẻ vi phạm quy định, nguyên tắc chấp nhận thanh toán thẻ, thực hiện giao dịch không hợp lệ và không thực hiện cam kết nghĩa vụ đã thoả thuận với chủ thẻ dẫn đến rủi ro thiệt hại bị từ chối thanh toán, phát sinh các giao dịch tranh chấp, truy hồi.

- Nguyên nhân từ phía các cơ quan Nhà nước: Hoạt động kinh doanh thẻ tại Lào nói chung và tại ngân hàng phát triển Lào cũng như các chi nhánh nói riêng ngày càng phát triển phong phú và đa dạng cả về chất lượng lẫn số lượng nhưng các quy định, các văn bản hướng dẫn liên quan hầu như chưa phát triển kịp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương này, luận văn đã tập trung khái quát được qúa trình hình thành và phát triển của ngân hàng phát triển Lào cũng như ngân hàng phát triển Lào – chi nhánh tỉnh Ăttapư đồng thời đã đi sâu vào phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ thanh toán qua thẻ cũng như kết quả thành công rất đáng khích lệ , tạo đà phát triển mới, góp phần định vị thương hiệu sản phẩm và dịch vụ trên tghị trường, khẳng định sự đúng đắn trong hướng mở rộng và phát triển dịch vụ thẻ.

Bên cạnh đó, ngân hàng phát triển Lào – chi nhánh tỉnh Ăttapư cũng còn tồn tại nhiều hạn chế trong hoạt động kinh doanh thẻ của mình. Vì thế cần phải đưa ra các giải pháp và đề xuất nhằm hạn chế tối đa những tồn tại để góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ trong tương lai.

Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ THANH TOÁN

QUA THẺ CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN LÀO – CHI

NHÁNH TỈNH ĂTTAPƯ TRONG GIAI ĐOẠN 2015 - 2020.

3.1 DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KIN DOANH

THẺ TRONG TƯƠNG LAI 3.1.1 Môi trường bên ngoài

Yếu tố chính trị - pháp luật:

CHDCND Lào là một nước có sự ổn định về chính trị cao, là tiền đề thuận lợi cho người dân và các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, đi đôi với môi trường chính sách, văn bản pháp lý đã và đang được hoàn chỉnh

+ Cơ hội: Môi trường chính trị ổn định.

+ Thách thức: Một số văn bản pháp lý liên quan đến ngành ngân hàng chưa hoàn chỉnh phù hợp với điều kiện hội nhập.

Yếu tố kinh tế:

Môi trường kinh tế đóng vai trò quan trọng trong sự vân động và phát triển thị trường. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Ăttapư trong những năm qua, chuyển biến kinh tế có bước phát triển khá nhanh, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt khoảng : 9 – 10%, tổng GDP đến năm 2012 là : 4.220 tỷ kíp, bình quân: 9,32 triệu kíp / người, tương đương : 1.097 đôla / đầu người, so với kế hoạch tăng : 16%, năm 2005 đạt trên : 11%, năm 2006 đạt :11,6 %, năm 2007 đạt : 10%, năm 2008 đạt : 11%, năm 2009 đạt : 12%. Những năm gần đây nông nghiệp được mùa toàn diện, sản lượng lương thực sản xuất, năm 2009 đã vượt trên : 406 nghìn tấn cao nhất từ trước đến nay, sản xuất công nghiệp có nhiều tiến triển, nền kinh tế nhìn chung có nhiều khởi sắc, mức sống và thu nhập đại bộ phận hộ gia đình và nông dân đều tăng lên, kết cấu hạ tầng ngày càng được nâng cấp đổi mới, bộ mặt nông thôn được thay đổi, tiến bộ hơn.

Lạm phát được khống chế ở mức dưới 5%.

Bên cạnh đó do sự tác động của cuộc khủng hoàng tài chính toàn cầu đã gây ra không ít khó khăn cho nền kinh tế tỉnh. Lãi suất huy động và lãi suất cho vay đều có xu hướng giảm, tạo điều kiện cho các DN phát triển sản xuất, mở rộng quy mô nhưng

đồng thời khả năng tiếp cận nguồn vốn của DN gặp khó khăn do các điều kiện ngân hàng đặt ra.

+ Cơ hội:Mở rộng thị trường, phát triển các dịch vụ của ngân hàng.

+ Thách thức: Chi phí lao động ngày càng tăng, nhất là chi phí cho lao động lành nghề và cạnh tranh tìm kiếm lao động lành nghề và có kỹ năng chiếm tỷ lệ nhỏ.

Yếu tố văn hóa - xã hội:

Một trong những chính sách của Chính phủ mang tính đột phá hiên nay là công tác phát triển nguồn nhân lực. Điều đó đang thể hiện trên diện rông như hệ thống mạng lưới giáo dục – y tế đang được phát triển đến tuyến địa phương, các cơ sở đào tạo về nghiệp vụ chuyên môn đang hình thành và đi vào hoạt động, tạo điều kiện và nâng cao trình độ dân trí.

Song song với chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ thì sự di chuyển dân cư từ nông thôn ra thành thị đang có xu hướng ngày một gia tăng, không những chỉ tạo ra công ăn việc làm, giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp mà còn tạo mức thu nhập ngày một cao hơn đời sống được cải thiện.

+ Cơ hội:Nhu cầu đang gia tăng, nguồn lao động dồi dào, chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao, dân số tập trung ở các thành thị ngày càng có xu hướng gia tăng

+ Thách thức: Mặt bằng thu nhập trung bình vẫn còn ở mức thấp.

Yếu tố công nghệ:

Phần lớn các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh với năng lực sản xuất kém, công nghệ lạc hậu, chỉ thực hiện gia công cho nước ngoài hoặc chỉ sản xuất những sản phẩm đơn giản, còn những sản phẩm đòi hỏi kỹ năng cao mang lại giá trị gia tăng lớn lại chưa đáp ứng được.

+ Thách thức:Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp không cao.

Yếu tố toàn cầu hóa:

Một mốc lịch sử quan trọng của đất nước là ngày 2 tháng 2 năm 2013 CHDCND Lào đã trở thành thành viên chính thức thứ 158 của Tổ chức thương mại thế giới. Hợp tác trong khu vực và toàn cầu mang lại nhiều lợi ích đó là: xuất khẩu không bị khống chế quota, mở rộng bạn hàng, kinh doanh với các đối tác ở khu vực xa xôi, được hưởng những lợi ích từ môi trường đầu tư…

+ Cơ hội: Chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước, những cơ hội khi tham gia AEC, WTO…

+ Thách thức:Cạnh tranh sẽ diễn ra quyết liệt hơn khong chỉ cạnh tranh với các đối thủ hiện tại trong ngành mà còn phải đối mặt với những đối thủ mới gia nhập ngành với những bề dày về vốn, công nghệ và kinh nghiêm…đến từ các quốc gia.

3.1.2 Môi trường ngành

Sự có mặt và tham gia trong lĩnh vực ngân hàng của các ngân hàng đang hoạt động trên địa bàn tỉnh ngày một gia tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. Người tiêu dùng đang có cơ hội có nhiều sự lựa chọn các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nhiều hơn. Do đó, sự cạnh tranh giữa câc ngân hàng cũng như sự cạnh tranh phát triển khách hàng sẽ diễn ra một cách mạnh mẽ hơn.

3.1.3 Môi trường bên trong

Những điểm mạnh:Xuất phát từ đã đi vào hoạt động kinh doanh trong lĩnh

vực ngân hàng lâu năm nên đã tích tụ được những bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý và điều hành, các cơ sở vật chất kỹ thuật trang thiết bị công nghệ phục vụ cho hoạt đọng kinh doanh đã có đầu tư và trang bị theo hướng hiện đại hóa, cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhiệm vụ của ngân hàng và từng bước được củng cố, hoàn thiện theo hướng trẻ hóa. Đây là những yếu tố cơ bản để NHPT lào – chi nhánh tỉnh Ăttapư khẳng định mình trên thương trường.

Những điểm yếu: Bên cạnh đó, mạng lưới hệ thống công nghệ còn chưa được phát triển rộng rãi trên địa bàn tỉnh làm hạn chế việc tiếp cận dịch vụ ngân hàng của khách hàng. Trình độ chuyên môn về nghiệp vụ thẻ còn khá mới mẻ đối với cán bộ nhân viên của ngân hàng, thiếu trình độ chuyên sâu gây trở ngại trong dịch vụ làm giảm lợi thế cạnh tranh. Công tác marketing còn thiếu cả về mặt tổ chức, công tác hoạt động marketing chưa có nhiều khởi sắc đáng kể. Đây là những tồn tậi của NHPT Lào – chi nhánh tỉnh Ăttapư cần phải chú trọng khắc phục vượt qua để nâng cao hoạt động kinh doanh dịch vụ của mình trong những năm tiếp theo.

3.1.4 Ma trận SWOT

Từ những dự báo về các yếu tố môi trường bên ngoài, môi trường ngành cũng như những điểm mạnh và những điểm yếu ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thẻ trong tương lai của NHPT Lào – chi nhánh tỉnh Ăttapư trên đây, nhằm mục đích chọn lựa đề xuất các giải pháp, tác giả tổng hợp lại qua ma trận SWOT sau:

Bảng 3.1 : Bảng tổng hợp ma trận SWOT Các yếu tố môi trường bên ngoài Các yếu tố môi trường bên trong CƠ HỘI: O (Opportunities) THÁCH THỨC: T (Threats) -O1: Chính trị ổn định, kinh tế phát triển và hội nhập quốc tế.

-O2:Nhu cầu thị trường nội địa và nước ngoài đang có dấu hiệu hồi phục và gia tăng liên tục. -O3: Khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ -T1: Cạnh tranh ngày càng gay gắt. -T2:Khách hàng đòi hỏi chất lượng ngày càng cao.

-T3:Lãi suất có nhiều biến động.

ĐIỂM MẠNH: S (Strengths)

-S1: Có kinh nghiệm lâu

năm trong ngành.

-S2: Khách hàng tín

nhiệm và có thị phần nhất định trong nước.

-S3: Đội ngũ CBCNV có

nghiệp vụ chuyên môn.

-S4: Cơ sở vật chất được

trang bị hiện đại .

Kết hợp S-O: Sử dụng các điểm mạnh để khai thác cơ hội. - Kết hợp S1, S2, S3, S4với O1, O2, O3 Giải pháp mở rộng thị trường thẻ, tăng lợi thế của NH.

Kết hợp S-T: Sử dụng những mặt mạnh để đối phó các thách thức. -Kết hợp S1, S2, S3, S4với T1,T2Giải pháp sản phẩm, giải pháp marketing mix. ĐIỂM YẾU: W (Weaknesses) -W1: Sản phẩm chưa đa dạng, chức năng chưa phong phú. -W2: Hệ thống mạng lưới công nghệ phục vụ chưa rộng rãi. -W3: Nghiệp vụ thẻ còn hạn chế. -W4: Hoạt động marketing còn yếu. Kết hợp O-W: Nhằm tranh thủ cơ hội để khắc phục điểm yếu.

-Kết hợp W1, W2, W3, W4 với O2, O3 Giải pháp về công nghệ, giải pháp phát triển nguồn nhân lực.

Kết hợp W-T: Cố gắng giảm thiểu các mặt yếu và né tránh thách thức.

-Kết hợp W1, W2, W3, W4 với T1 Giả pháp chất lượng sản phẩm để tăng cạnh tranh.

3.2 QUAN ĐIỂM ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Quan điểm về vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển của ngân

hàng:

Bất kỳ trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hoạt động kinh doanh trong bất cứ lĩnh vực nào kể cả trong lĩnh vực ngân hàng. Yếu tố mang tính quyết định có ý nghĩa đến sự thành bại là yếu tố con người. Bài học của nhiều quốc gia đã chứng minh rõ điêù này, tại Singapo một đất nước rất hạn hẹp về diện tích, điều kiện tự nhiên cũng như nguồn tài nguyên thiên nhiên thì lại có mức thu nhập trung bình trên đầu người cao nhất trong khối Asean bởi lẽ các cơ chế chính sách của Chính phủ cũng

như sự đóng góp của các doanh nghiệp vào việc phát triển nguồn lực rất được chú trọng và quan tâm. Bắt nguồn từ nguồn nhân lực có chất lượng đã tạo ra được những sản phẩm mang hàm lượng tri thức, nâng cao được giá trị gia tăng.

Quan điểm về tầm quan trọng của yếu tố công nghệ trong hoạt động của

hệ thống ngân hàng:

Mỗi chúng ta đang sống trong khoảnh khắc của thời đại với sự bùng nổ như vũ bão của công nghệ, trong đó nổi bật nhất là công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ thanh toán qua thẻ của ngân hàng phát triển lào chi nhánh tỉnh ăttapư (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)