8. Kết cấu của luận văn
1.7.1 Tăng cường quy mô kinh doanh thẻ
Đây là một trong những tiêu chí trung, được thẻ hiện qua các chỉ tiêu sau :
- Tốc độ tăng doanh số thanh toán thẻ :
Doanh số thanh toán thẻ là tổng các giao dịch được thanh toán bằng thẻ tại các điểm chấp nhận thẻ và số lượng tiền mặt được cung ứng tại các điểm rút tiền mặt. Doanh số này cao chứng tỏ số lượng khách hàng đặt niềm tin vào dịch vụ thanh toán thẻ và tính tiện ích cũng như sự an toànd của nó.
- Số lượng thẻ phát hành và số lượng khách hàng sử dụng thẻ :
Số lượng khách hàng sử dụng thẻ và số lượng thẻ phát hành không phải là một trong xu thế hiện nay, một khách hàng có thể sử dụng nhiều loại thẻ cùng lúc, trong đó có những loại thẻ được sử dụng với tần suất nhiều hơn, với các loại thẻ này, ngân hàng sẽ có thu nhập lớn hơn.
- Số lượng thẻ hoạt động trên tổng số thẻ phát hành :
Con số thẻ được phát hành không đồng nghĩa với việc ngần ấy thẻ hoạt động. Có thể hiểu thẻ không hoạt động hay thẻ “ non active” là những thẻ được phát hành nhưng
không có giao dịch rút tiền ra và nạp tiền vào trong một thời gian dài.
1.7.2 Đa dạng hóa dịch vụ thẻ
Hiện nay nhu cầu của khách hàng rất đa dạng, phong phú nên các ngân hàng đang nỗ lược triển khai cho ra đời nhiều loại hình sản phẩm thẻ mới với nhiều tính năng đa dạng, hình thức đẹp để đáp ứng nhu cầu của nhiều tầng lớp khách hàng. Sản phẩm thẻ càng đa dạng, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của khách hàng thì số lượng thẻ được phát hành ngày càng nhiều, điều đó làm tăng thị phần của ngân hàng.
1.7.3 Tăng trưởng thu nhập dịch vụ thẻ
Thu nhập từ hoạt động kinh doanh thẻ có thể liệt kê theo các nguồn sau : Thu từ phí phát hành và duy trì thẻ, thu từ việc duy trì số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán, thu lãi cho vay từ khoản tín dụng tiêu dùng (thấu chi)… Phí phát hành, thường niên, thu lãi cho vay từ khoản tín dụng tiêu dùng, thu từ các điểm bán hàng, các khoản phí liên quan đến việc sử dụng thẻ khi thanh toán qua POS, thu phí giao dịch qua ATM như : rút tiền, chuyển khoản, sao kê…
1.7.4 Chất lượng dịch vụ thẻ
Chất lượng dịch vụ thẻ được xem là một việc làm cần thiết đối với mỗi ngân hành thương mại khi cung cấp sản phẩm dịch vụ, ngân hàng sẽ đánh giá được chính xác dịch vụ thẻ của mình có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hay không ? Qua đó ngân hàng tiếp tục có những chính sách đầu tư hơn nữa vào công nghệ, con người, đa dạng hoá các sản phẩm liên quan đến thẻ.
1.7.5 Kiểm soát rủi ro dịch vụ thẻ
Bao gồm kiểm soát các hoạt động như : thanh toán thẻ của các đơn vị chấp nhận thẻ, hoạt động cấp tín dụng, hoạt động tra soát và khiếu nại, hoạt động quản lý nội bộ.
1.8 HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN THẺ TRÊN THỀ GIỚI 1.8.1 Hoạt động hiện tại :
Trên thế giới hiện nay có 5 loại thẻ được sử dụng rộng rãi nhất, phân chia nhau thống trị các thị trường lớn.
• Thẻ DINNERS CLUB: Thẻ du lịch giải trí đầu tiên được phát hành vào năm 1949. Năm 1960 là thẻ đầu tiên có mặt tại Nhật, chi nhánh được quản lý bởi City Corp, đứng đầu trong số các ngân hàng được phát hành thẻ. Năm 1990, DINNERS CLUB có 6,9 triệu người sử dụng trên thế giới với doanh số khoảng 16 tỷ đôla. Hiện nay số người sử dụng thẻ DINNERS CLUB đang giảm dần, đến 1993 tổng doanh số
chỉ còn7,9 tỷ đôla với khoảng 1,5 triệu thẻ lưu hành.
• Thẻ American Express (AMEX): Ra đời vào năm 1958, hiện nay đang là tổ chức thẻ du lịch giải trí lớn nhất thế giới với tổng số thẻ phát hành gấp 5 lần DINNERS CLUB. Năm 1990, tổng doanh thu chỉ khoảng 111,5 triệu đôla với khoảng 32,5 triệu thẻ lưu hành, đến năm 1993, tổng doanh thu đã tăng lên 124 tỷ đôla với khoảng 35,4 triệu thẻ lưu hành và 3,6 triệu cơ sở chấp nhận thanh toán. Năm 1987, AMEX cho ra đời loại hình tín dụng mới có khả năng cung cấp tín dụng tuần hoàn cho khách hàng có tên Optima Card để cạnh tranh với VISA và MASTER CARD.
• Thẻ VISA: Tiền thân là Bank Americard do Bank of America phát hành vào năm 1960. Ngày nay VISA là thẻ có quy mô phát triển nhất trên toàn cầu. Với hơn 21.000 thành viên, là các tổ chức tài chính ngân hàng, VISA International's đã trở thành hệ thống thanh toán cung cấp đầy đủ các dịch vụ nhất. Các sản phẩm thẻ VISA có mặt tại 300 nước và vùng lãnh thổ, với hệ thống xử lý số liệu lớn nhất và phức tạp nhất trên thế giới, VISA có thể thực hiện trên 3.700 giao dịch mỗi giây với 160 loại tiền tệ khách nhau trên thế giới. Cho đến nay, VISA đã phát hành hơn 1 tỷ thẻ, được chấp nhận tại hơn 20 triệu điểm POS, trên 840.000 máy ATM tại 150 nước trên thế giới.
• Thẻ JCB: được xuất phát từ Nhật vào năm 1961 bởi ngân hàng Sanwa, năm 1981 JCB đã vươn ra thế giới. Mục tiêu chủ yếu của thẻ là hướng vào lĩnh vực giải trí và du lịch. Đến năm 1990, doanh thu thẻ JCB vào khoảng 16,5 tỷ đôla với 17 triệu thẻ lưu hành. Đến năm 1992, doanh thu tăng lên 30,9 tỷ đôla với khoảng 27,5 triệu thẻ lưu hành. Hiện tại, JCB được chấp nhận trên 400.000 địa diểm cơ sở, tiêu thụ trên 109 quốc gia ngoài Nhật.
• Thẻ MASTER CARD:ra đời vào năm 1966 với tên gọi là MASTER CHARGE do hiệp hội thẻ gọi tắt là ICA (Interbank Card Association) phát hành thông qua các thành viên trên thế giới. Năm 1990, thẻ MASTER đã phát hành được trên 178 triệu thẻ, có 5.000 thành viên phát hành và trên 9 triệu điểm chấp nhận thanh toán trên thế giới. Đến nay, số lượng thành viên tham gia vào hiệp hội thẻ MASTER đã lên tới 25.000 thành viên và đến tháng 6/2003 đã phát hành 604,4 triệu thẻ trên thế giới. Với những loại thẻ trên, thị trường thẻ trên thế giới hiện tại được chia thành 6 khu vực chính. Đối với mỗi khu vực có một điều kiện kinh tế xã hội, dân cư, địa lý khác nhau, chính vì thế hoạt động thanh toán thẻ cũng có những điểm khác nhau:
• Mỹ: là nơi khai sinh, đồng thời cũng là nơi mà hoạt động thanh toán phát triển nhất. Khu vực này dường như đã bão hoà về thẻ tín dụng, do đó sự cạnh tranh và phân chia thị trường rất khốc liệt, thêm vào đó dịch vụ ATM dường như có mặt tại khắp nơi ở Mỹ. VISA và MASTER là hai loại thẻ phát triển mạnh nhất trên thị trường này.
Châu Âu: bắt đầu xuất hiện thẻ vào năm 1966, Châu Âu nhanh chóng trở thành một thị trường thẻ phát triển mạnh xếp đứng thứ 2 sau Mỹ. Đa phần thẻ lưu hành trên thị trường này là thẻ ghi nợ. Là khu vực có trình độ dân trí cao, kinh tế phát triển, việc sử dụng thẻ trong thanh toán trở nên phổ biến. Người dân sử dụng thẻ không chỉ vì được cấp tín dụng mà chủ yếu là vì những tiện ích mà thẻ mang lại cho họ.
Châu Á - Thái Bình Dương: khu vực Châu Á - Thái Bình Dương gồm 41 quốc gia với những điều kiện cơ sở hạ tầng, tập quán tiêu dùng khác hẳn nhau. Tại khu vực này, hầu hết các nước đều có sử dụng dịch vụ thanh toán thẻ. Tại đây, VISA và MASTER là 2 loại thẻ đứng ở vị trí hàng đầu, JCB có thị phần nhỏ hơn nhưng hiện nay là loại thẻ đang có tốc độ phát triển rất nhanh. Cả hai mạng lưới rút tiền tự động CIRRUS đối với MASTER và PLUS đối với VISA đều đang có những bước phát triển nhất định. Với đặc điểm bao gồm nhiều nước đang phát triển, khu vực này hứa hẹn một tiềm năng tiêu dùng và sử dụng thẻ rất lớn.
Canada: là một trong những thị trường mạnh nhất trên thế giới của thẻ tín dụng. Tại đây, khách hàng khá trung thành với ngân hàng của mình nên thường chỉ chấp nhận thanh toán thẻ của hiệp hội. Tại thị trường này, VISA hoạt động vượt trội hẳn so với MASTER, AMEX và DINNERS CLUB cũng có mặt với hai mục tiêu chính là lĩnh vực hàng không và du lịch.
Châu Mỹ Latinh: là khu vực có sự phát triển không đồng đều, bao gồm cả những nước phát triển và những nước nông nghiệp lạc hậu, cơ sở hạ tầng thông tin nhìn chung là yếu kém, khu vực này có sự phát triển về hoạt động thanh toán thẻ tại mỗi quốc gia không đồng đều.
Trung Đông và Châu Phi:đây là vùng nổi tiếng về du lịch và là khu vực tốt để kinh doanh thẻ. Các loại thẻ chính tại đây là MASTER, VISA và AMEX. Mạng lưới ATM ở đây cũng khá mạnh, chủ yếu được cài đặt ở Nam Phi và Trung Đông. Nhờ sự gia tăng của các thành viên, hiện nay một số chương trình phát hành thẻ mới đã được giới thiệu đến một số quốc gia ở vùng này.
1.8.2 Xu hướng phát triển dịch vụ thẻ trên thế giới:
Trong vài năm tới đây, dịch vụ thẻ sẽ từng bước trở thành một trong những dịch vụ mang lại nguồn thu tương đối lớn và ổn định cho các ngân hàng thương mại. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế trên thế giới hiện nay, thanh toán thông qua thẻ sẽ trở thành một phương thức thanh toán thông dụng nhất. Đây là cơ hội cho các ngân hàng và tổ chức tín dụng tham gia hoạt động thanh toán thẻ. Với tốc độ phát triển nhanh chóng như hiện nay, trong tương lai thẻ thanh toán vẫn sẽ là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt được ưa chuộng, nhất là trong các tầng lớp dân cư. Số lượng thẻ sẽ tiếp tục tăng ở các thị trường trên thế giới. Nhưng tốc độ phát triển của thẻ tại các khu vực cụ thể sẽ có những thay đổi rõ rệt.
Theo bảng tổng kết dự báo, trong thời gian tới, Mỹ vẫn là nước có doanh số thanh toán thẻ lớn nhất trên thế giới, mỗi năm doanh số này vẫn tăng khoảng 20%. Điều này dễ hiểu bởi Mỹ là quê hương của thẻ thanh toán. Nhưng thị phần của Mỹ so
Bảng 1.1: Thị trường VISA và MASTER CARD trên thế giới
Tỷ USD Thị phần (%) Tỷ USD Thị phần (%) Tỷ USD Thị phần (%) Mỹ 574.53 46.12% 1,246.61 44.28% 2,200.79 38.78% Châu Âu 352.85 28.33% 728.16 25.86% 1,426.73 25.14% Châu Á-TBD 206.52 16.58% 594.87 21.13% 1,497.33 26.38% Canađa 50.89 4.09% 81.21 2.88% 121.54 2.14% Mỹ Latinh 41.23 3.31% 109.36 3.88% 283.57 5.00% Trung Đông, Châu Phi 19.65 1.58% 55.20 1.96% 145.51 2.56%
Tổng cộng: 1,245.67 100.00% 2,815.41 100.00% 5,675.47 100.00%
Năm1995 Năm 2000 Năm 2005
Khu vực
(Nguồn: World Bank, 2006)
Mỹ 573.53 46% Châu Âu 352.85 28% Châu Á-TBD 206.52 17% Canađa 50.89 4% Mỹ Latinh 41.23 3% Trung Đông,Châu phí 19.65 2%
Thị trường thẻ Visa & Master Card trên thế giới năm 1995
Mỹ Châu Âu Châu Á-TBD Canađa Mỹ Latinh Trung Đông,Châu phí [28]
Sơ đồ 1.5: Sơ đồ thị trường thẻ Visa & Master Card trên thế giới qua các năm 1995, 2000, 2005
với các khu vực khác đang giảm dần từ 46% (năm 1995) xuống còn 14% vào cuối năm nay và còn 39% vào năm 2005. Nguyên nhân là do sự vươn lên của các thị trường mới nổi khác.
Châu Âu là thị trường lý tưởng cho các tổ chức thẻ hoạt động và phát triển. Người dân ở đây sử dụng thẻ do sự tiện lợi nhiều hơn là được cấp tín dụng và thẻ được xem như là một phương thức thanh toán của tầng lớp thượng lưu.Vì vậy thẻ vẫn sẽ là phương tiện thanh toán được ưa chuộng. Doanh số thanh toán thẻ tăng khoảng 195% từ 728,16 tỷ USD vào cuối năm 2000 và 1.420,73 tỷ USD vào năm 2005. Nhưng giống như thị trường Mỹ thị phần của nó cũng đang giảm đi để nhường chỗ cho những thị trường tiềm năng khác.
Châu Mỹ Latinh là châu lục có sự phát triển kinh tế không đồng đều. Cho đến đầu thập niên 90, nền kinh tế ở đây mới bắt đầu ổn định và có đầu tư nước ngoài. Điều
Mỹ 1,246.61 44% Châu Âu 728.16 26% Châu Á-TBD 594.87 21% Canađa 81.21 3% Mỹ Latinh 109.36 4% Trung Đông,Châu phí 55.20 2%
Thị trường thẻ Visa & Master Card trên thế giới năm 2000
Mỹ Châu Âu Châu Á-TBD Canađa Mỹ Latinh Trung Đông,Châu phí Mỹ 2,200.79 39% Châu Âu 1426.73 25% Châu Á-TBD 1497.33 26% Canađa 121.54 2% Mỹ Latinh 283.57 5% Trung Đông,Châu phí 145.51 3%
Thị trường thẻ Visa & Master Card trên thế giới năm 2005
Mỹ Châu Âu Châu Á-TBD Canađa Mỹ Latinh Trung Đông,Châu phí [29]
này mở ra một thị trường mới đầy hấp dẫn cho thẻ. Thẻ ở đây vẫn còn tương đối xa lạ nhưng với nhịp độ tăng trưởng như hiện nay, trong tương lai thẻ sẽ trở thành một phương tiện thanh toán chủ yếu. Tốc độ tăng trưởng dự kiến trong 10 năm (từ 1995 - 2005) là 62,5%, khu vực này với số dân chiếm 59% dân số thế giới sẽ trở thành thị trường lớn thứ 2 thế giới cùng với Châu Âu vào năm 2005. Đây là thị trường có tốc độ tăng mạnh nhất trong thời gian tới.
Trung Đông và châu Phi là hai vùng nổi tiếng về du lịch, ở đây thu hút phần lớn khách du lịch từ châu Âu, là thị trường tốt để kinh doanh thẻ. Doanh số thanh toán thẻ của nó tăng mạnh trong thời gian qua và trong thời gian tới chủ yếu do lượng khách nước ngoài ra vào nhiều. Việc sử dụng thẻ trong dân cư còn rất hạn chế do điều kiện về kinh tế, tôn giáo... Trong những năm tới, thị trường thẻ ở đây vẫn là thị trường khiêm tốn nhất chưa xứng với tiềm năng của nó.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1 này, tác giả đã giới thiệu lý thuyết cơ bản liên quan đến phạm vi hoạt động thanh toán thẻ của ngân hàng thương mại một cách khái quát nhất về các khía cạnh tổng quan về ngân hàng thương mại, giới thiệu về thẻ ATM, hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng thương mại đồng thời cũng nêu lên lợi ích trong thanh toán thẻ cũng như các nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến hoạt động thanh toán thẻ, những rủi ro trong hoạt động thanh toán thẻ và hoạt động thanh toán thẻ trên thế giới nhằm xây dựng khung lý thuyết cho đề tài nghiên cứu.
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ THANH TOÁN THẺ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN LÀO, CHI NHÁNH TỈNH ĂTTAPƯ
GIAI ĐOẠN 2011 - 2013
2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN LÀO 2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển 2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển
gân hàng phát triển Lào (NHPT), tiền thân là một trong những ngân hàng quốc doanh, đặt dưới sự quản lý của ngân hàng nhà nước Lào và góp vốn bởi Bộ Tài chính Lào. Ngân hàng Phát triển Lào đã góp phần tích cực vào triển khai thực hiện nghị quyết của hội đồng quản trị, đã thực hiện quyền hạn tong phạm vi vai trò của mình vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn.
Xuất phát từ yêu cầu khách quan trong qúa trình phát triển đất nước giai đoạn mới, giai đoạn mở cửa và hội nhập. Năm 1999, Chính phủ Lào cũng như ngân hàng Nhà nước đã định hướng chính sách nhằm cải cách điều hành các ngân hàng kinh doanh của nhà nước trong toàn hệ thống lại.
Các ngân hàng quốc doanh mang tính chất là ngân hàng địa phương, đặt tại các vị trí địa lý khác nhau, phân tán, thiếu nguồn lực tài chính, công tác phát triển các chi nhánh mang tính trùng lặp, chi phí trong hoạt động ở mức cao, năng lực cạnh tranh thấp, hoạt động kinh doanh còn gặp nhiều bất cập hạn chế, khả năng mở rộng với bên ngoài và quan hệ với quốc tế kém. Bởi những tồn tại đó, ngân hàng Nhà nước đã quyết định sáp nhập các ngân hàng lại.
Ngân hàng Phát triển Lào được thành lập lên bằng việc sáp nhập 2 ngân hàng