0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Cơ cấu tổ chức và trách nhiệm của Phòng phát triển nông thôn và xóa nghèo tỉnh Chăm Pa Sắc

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC PHÒNG PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỈNH CHAMPASAK (Trang 44 -49 )

d Phương pháp ba kỹ năng

2.3.2. Cơ cấu tổ chức và trách nhiệm của Phòng phát triển nông thôn và xóa nghèo tỉnh Chăm Pa Sắc

và xóa nghèo tỉnh Chăm Pa Sắc

2.3.2.1. Phòng phát triển nông thôn và xóa nghèo tỉnh Chăm Pa Sắc có… người, được phân chia thành 4 ban:

+ Ban Nghiên cứu-tổng hợp, kế hoạch và hợp tác quốc tế. + Ban xây dựng cơ sở chính trị.

+ Ban phát triển nông thôn - xóa nghèo. + Ban tổ chức-hành chính.

Nhiệm vụ của phòng nghiên cứu - tổng hợp, kế hoạch và hợp tác quốc tế.

+ Phối hợp công tác với các bộ phận liên quan, nghiên cứu chỉ thị nghị

quyết, hướng dẫn, quyết định, công hàm, bài nói chuyện, bài phát biểu, bài

phỏng vấn, thông báo và các văn bản của ban thường vụ tỉnh ủy và tỉnh trưởng

về công tác xây dựng cơ sở chính trị, phát triển nông thôn và xóa nghèo, tổng hợp báo cáo cấp trên.

+ Nghiên cứu, lập bảng thống kê, thu thập, tổng hợp và quản lý các số liệu về công tác xây dựng cơ sở chính trị, phát triển nông thôn và giảm nghèo tỉnh.

+ Mời các bộ phận liên quan của các sở, ban, ngành và địa phương cùng bàn bạc trao đổi các vấn đềliên quan đến vai trò trách nhiệm của mình cũng như các báo cáo, tài liệu liên quan đến công tác xây dựng cơ sở chính trị, phát triển nông thôn và xóa nghèo trong toàn tỉnh theo nhiệm vụ của phòng giao.

+ Tổng hợp tình hình thực hiện công tác xây dựng cơ sở chính trị, phát triển nông thôn và xóa nghèo trong toàn tỉnh, báo cáo lên ban thường vụ tỉnh ủy

và tỉnh trưởng để báo cáo cho ban phát triển nông thôn trung ương và văn phòng

trung ương Đảng theo từng tháng, quý, 6 tháng và năm.

+ Giúp lãnh đạo phòng phối hợp với các ban liên quan trong công tác

chuẩn bị các hội nghị về công tác xây dựng cơ sở chính trị, phát triển nông thôn và giảm nghèo của tỉnh, theo dõi việc phổ biến kết quả của hội nghị đạt hiệu quả thiết thực.

+ Theo dõi, đôn đốc việc tổ chức thực hiện các dự án đầu tư của Nhà

nước, bao gồm cả vốn vay nước ngoài trong chương trình hỗ trợ các dự án phát triển nông thôn, việc chấm dứt phát rừng làm rẫy, việc tổ chức ngành nghề cố

định, đồng thời hướng dẫn kế hoạch lập các dự án phát triển cho nhân dân.

+ Hướng dẫn các bộ phận liên quan về chuyên môn quản lý và tổ chức tiến hành quy hoạch bản làng, quy hoạch ngành nghề tại chỗ và giảm nghèo cho nhân dân.

+ Theo dõi và sơ kết công tác quy hoạch, kế hoạch hoạt động hàng tháng, quý, 6 tháng của phòng.

+ Lập kế hoạch quản lý, theo dõi, kiểm tra việc sử dụng ngân sách của

nhà nước đã được phê duyệt cho các dự án trọng điểm của tỉnh. Nhằm mục đích

giảm nghèo và quy hoạch bản làng kiên cố.

+ Phối hợp với các bộ phận liên quan để nghiên cứu, nhằm ưu tiên đưa các dự án đầu tư của nhà nước vào công tác xóa nghèo và quy hoạch bản làng kiên cố trong toàn tỉnh mà sở, ban, ngành và các huyện đã đề nghị và tổng hợp

đưa vào trong kế hoạch phát triển hàng năm, sau đó báo cáo lên tỉnh trưởng xem xét.

Nhiệm vụ của ban xây dựng cơ sở chính trị.

+ Theo dõi, đôn đốc việc tổ chức quán triệt và chấp hành nghị quyết của

Bộ Chính trị, trung ương Đảng, chính phủ và của tỉnh về công tác xây dựng cơ sở chính trị ở các bản, huyện, các điểm tập trung dân cư trong toàn tỉnh và tổng

hợp báo cáo lên ban thường vụ tỉnh ủy, tỉnh trưởng để báo cáo lên văn phòng

trung ương Đảng và ban phát triển nông thôn và xóa nghèo của trung ương theo

quy định hàng tháng, quý, 6 tháng và năm.

+ Phối hợp với các bộ phận liên quan của tỉnh và huyện xuống theo dõi,

đôn đốc, hướng dẫn và kiểm tra việc chấn chỉnh hệ thống chính trị, thực hiện

dân chủ toàn diện ởcơ sở.

+ Phối hợp với các bộ phận liên quan, nghiên cứu đề ra các quy chế, biện

pháp để xây dựng cơ sở chính trị đạt hiệu quả cao, nắm chắc số liệu về số lượng

cán bộ các cấp trung ương, tỉnh, huyện trực tiếp xuống xây dựng cơ sở tại địa

phương trong toàn tỉnh và nghiên cứu thực hiện chính sách hỗ trợ đối với các

cán bộ được luân chuyển xuống cơ sở, đồng thời có các hình thức khen thưởng, động viên kịp thời những người có thành tích xuất sắc trong chương trình xây

dựng cơ sở chính trị - phát triển nông thôn trong từng giai đoạn.

+ Tham mưu cho lãnh đạo phòng tổ chức hội thảo về quy định tiêu chuẩn

thành lập bản, bản lớn, điểm tập trung dân cư, quy hoạch bản và hướng dẫn lập kế hoạch phát triển bản, bản lớn thành thị tứ nông thôn, cũng như kế hoạch phát triển tập trung và tổ chức thực hiện các kế hoạch, dự án theo từng giai đoạn đạt hiệu quả thiết thực.

+ Tổ chức tập huấn các chuyên ngành. Nhằm nâng cao trình độ, năng lực công tác cho cán bộ làm công tác xây dựng cơ sở chính trị cấp tỉnh, huyện, cụm bản và cán bộ trực tiếp công tác tại các dự án cụm bản tập trung trong toàn tỉnh.

+ Lập kế hoạch, quản lý, theo dõi, kiểm tra việc sử dụng ngân sách mà

trung ương và tỉnh đã phê duyệt cho sử dụng trong công tác xây dựng cơ sở

chính trị trong toàn tỉnh.

+ Theo dõi, đôn đốc các huyện trong toàn tỉnh thực hiện về quy định khu

vực quy hoạch bản làng kiên cố và ngành nghề cố định nhằm xóa nghèo cho nhân dân.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của lãnh đạo phòng và

tỉnh trưởng.

Nhiệm vụ của ban phát triển nông thôn.

+ Phối hợp với các bộ phận liên quan nghiên cứu, tổng hợp và nắm chắc

phương hướng, mục tiêu phấn đấu, ưu tiên đầu tư phát triển nông thôn-xóa

nghèo giai đoạn 5 năm và 1 năm, sao cho phù hợp với kế hoạch phát triển kinh

tế-xã hội trong từng giai đoạn, theo dõi, đôn đốc các sở, ban, ngành và địa

phương nghiên cứu, cụ thể hóa phương hướng kế hoạch trên trở thành các kế

hoạch, dự án chi tiết. Cùng với đó là theo dõi nắm chắc tình hình tổ chức thực hiện và tổng hợp báo cáo cấp trên.

+ Phối hợp với các bộ phận liên quan nghiên cứu, đề ra các hình thức phù

hợp để huy động các nguồn vốn ở trong và ngoài nước đầu tư vào thực hiện các

dự án phát triển nông thôn-xóa nghèo trong tỉnh.

+ Phối hợp với các bộ phận liên quan nghiên cứu dự thảo hợp đồng và biên bản ghi nhớ, tài liệu các dự án mà tỉnh trưởng sẽ ký với các tổ chức trong

và ngoài nước về việc nhận sự giúp đỡ đối với chương trình phát triển nông thôn

và xóa nghèo.

+ Tham mưu cho lãnh đạo phòng phối kết hợp với các sở, ban, ngành và

các huyện liên quan, tổ chức kiểm tra, theo dõi việc tổ chức thực hiện kế hoạch, các dự án đầu tư của nhà nước về xóa nghèo. Nếu thấy rằng việc tổ chức thực

hiện không đúng theo mục đích hay không nằm trong kế hoạch hoặc không hiệu

quả thì báo cáo, đề nghị thủ trưởng và ban lãnh đạo phòng nghiên cứu xem xét theo thực tế.

+ Phối, kết hợp với các ban, ngành liên quan quản lý, theo dõi, đôn đốc,

đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn nước ngoài, các tổ chức quốc tế, các tổ

chức tài chính và NGO, hỗ trợ cho các dự án của chương trình phát triển nông thôn và xóa nghèo.

+ Theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc tổ chức sử dụng quỹ phát triển nông thôn, nhất là quỹ xóa nghèo, quỹ phát triển bản và các quỹ khác sao cho hoạt

động đạt hiệu quả cao.

+ Tổng kết, đánh giá kết quả việc sử dụng quỹ vốn vào công tác xóa

nghèo và phát triển bản, cụm bản trong toàn tỉnh và báo cáo lên ban thường vụ tỉnh ủy và tỉnh trưởng.

+ Hướng dẫn thành lập và phát triển quỹ vốn phát triển bản trong toàn

tỉnh vững mạnh. Phối kết hợp với các bộ phận liên quan của tỉnh, huyện, bản làng, bản để nâng mức tín dụng và tiền gửi tiết kiệm đạt hiệu quả cao.

Nhiệm vụ của Ban tổ chức - hành chính.

+ Quản lý số lượng cán bộ-nhân viên, thống kê nắm chắc tiểu sử hoạt động của cán bộ thuộc phòng quản lý và cán bộ của tỉnh xuống xây dựng cơ sở

trong chương trình chung của tỉnh; cán bộ của tỉnh, huyện xuống trực tiếp làm

việc ở 6 điểm tập trung của tỉnh và cán bộ xuống làm việc theo ngành dọc của

tỉnh (quy định từ1 năm trở lên).

+ Theo dõi việc thăng ngạch-bậc lương, khen thưởng, thực hiện các chính

sách khác đối với cán bộđể đề nghị lên cấp trên xem xét.

+ Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ về chuyên môn và

lý luận chính trị ởtrong và ngoài nước, đồng thời nghiên cứu và đề nghị lãnh đạo phòng và cấp trên xem xét có hình thức kỷ luật đối với cán bộ làm trái với quy định của pháp luật.

+ Đảm nhiệm việc đón tiếp khách, dọn dẹp giữ gìn vệ sinh sạch sẽ ở trong và ngoài cơ quan.

+ Chịu trách nhiệm trước việc quản lý và di chuyển các tài liệu, văn bản của phòng (nhận - gửi, chuyển giao, in ấn, phô tô tài liệu) và quản lý sử dụng con dấu của phòng đúng quy định.

+Lập kế hoạch và quản lý việc thu-chi ngân sách hành chính thường xuyên của phòng hàng năm, 6 tháng, quý, tháng và ngân sách xây dựng cơ sở chính trị, tiền dự phòng khác mà tỉnh phê duyệt để sử dụng trong công tác xây

dựng cơ sở chính trị, phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo.

+ Nhận và cấp phát tiền lương và tiền khác cho cán bộ-nhân viên trong

phòng theo đúng thời gian và quy định.

+ Quản lý, bảo quản và lập kế hoạch mua sắm, sửa chữa trang, thiết bị,

văn phòng phẩm (vật chất phục vụ in ấn, máy tính, điện thoại...vv), trụ sở cơ

quan và các tài sản khác của phòng.

+ Sắp xếp, bố trí phương tiện và cán bộ lái xe phục vụ các hoạt động của

phòng nói chung.

+ Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của lãnh đạo phòng và tỉnh

trưởng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC PHÒNG PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỈNH CHAMPASAK (Trang 44 -49 )

×