d Phương pháp ba kỹ năng
1.4.1 Kinh nghiệm của Singapor
Ngay sau ngày giành được độc lập, ông Lý Quang Diệu đã đề ra mục tiêu:
Biến Singapor thành một xã hội có học vấn cao, giáo dục chính là chìa khoá để
nâng cao đời sống và là động lực để phát triển. Quan điểm về giáo dục đã được chính phủ ủng hộ trên nhiều phương diện: ưu tiên ngân sách, trường học mở rộng cửa cho tất cả mọi người có điều kiện học tập, đào tạo toàn diện có kết hợp giữa khoa học kỹ thuật với nền văn hoá truyền thống. Các trường đại học công do nhà nước tài trợ kinh phí.
Sự phát triển kinh tế đòi hỏi Singapor phải mau chóng có nguồn nhân lực chất lượng cao, đó là đội ngũ các nhà khoa học và lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao. Vì vậy, tuy là một nước nhỏ, ít dân nhưng Singapor có mạng lưới dày đặc các trường đại học, cao đẳng và viện nghiên cứu. Trong số
đó có trường Đại học Tổng hợp rất nổi tiếng với 52 ngành, Đại học Nanyang,
Học viện Sự phạm quốc gia và Viện nghiên cứu Đông Nam Á - thành lập từ
năm 1986 và là một cơ quan nghiên cứu rất đáng chú ý.
Kinh nghiệm thu hút nhân tài của Singapor cũng đáng để nghiên cứu. Họ có 4 trung tâm với nhiều bước hỗ trợ nguồn nhân lực nước ngoài định cư tại đây:
- Trung tâm tìm người tài.
- Trung tâm giúp sinh viên có kỹ năng làm việc và tích lũy kinh nghiệm.
- Trung tâm gắn kết với doanh nghiệp và giáo dục.
- Trung tâm hỗ trợ phát triển tài năng.
Các trung tâm này và hệ thống hỗ trợ thông tin tạo điều kiện cho người tài
tìm việc (Cơ quan Liên hệ với Singapor - Contact Singapore), lập hồ sơ, phỏng
vấn, đến làm việc và ổn định cuộc sống tại đây. Thậm chí còn thông tin đầy đủ về cách phỏng vấn, làm hồ sơ đến những khúc mắc để làm quen với cuộc sống tại đây (từ nhà cửa đến siêu thị, chỗ cho con học,...).
Các thông tin và các chính sách đều minh bạch, ai cũng biết và có quyền tiếp cận. Các quan chức từ Thủ tướng trở xuống đều nhận thức và ủng hộ chính sách thu hút nhân tài này.
Ngoài ra, Singapor còn có chính sách hỗ trợ học bổng cho sinh viên tài năng của nhiều nước trong khu vực thông qua các đợt tuyển sinh. Sau khi tốt nghiệp, các sinh viên này phải cam kết ở lại làm việc ít nhất 6 năm. Các chính sách này đầu tiên áp dụng thử nghiệm với sinh viên Trung Quốc, sau này áp
dụng cho nhiều quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Trên thực tế, nhiều người
sau 6 năm làm việc tiếp tục ở lại. Bằng chứng là hiện Singapor chỉ có 3,6 triệu dân nhưng có tới 1,8 triệu người nước ngoài sinh sống, làm việc tại đây, trong đó chủ yếu là những lực lượng lao động có trình độ cao. Bằng chính sách này, Singapor giải quyết được việc thiếu nhân lực và còn thu hút được chất xám từ bên ngoài.
1.4.2. Một số bài học rút ra từ những kinh nghiệm về việc quản trị và phát triển nhân lực