0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Khái quát về đặc điểm kinh tế-xã hội tỉnh Chăm pa sắc

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC PHÒNG PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỈNH CHAMPASAK (Trang 36 -39 )

d Phương pháp ba kỹ năng

2.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế-xã hội tỉnh Chăm pa sắc

Chăm pa sắc là một tỉnh nằm ở miền nam của nước CHDCND Lào, có

diện tích đát tự nhiên là 15.350kmP

2

P

; trong đó tổng diện tích đất nông nghiệp

156.053ha, có 10 huyện trực thuộc, có dân số 642.651 người, mật độ dân số là 42 người/kmP

2

P

.

Chăm pa sắc có biên giới giáp với các tỉnh và các nước như sau : Phia bắc

giáp với tỉnh Salavan dài 140 km, phía Nam giáp với vương quốc Combodia dài khoảng 135 km, Phía Đông giáp với tỉnh Attapeu và Sekong dài khoảng 180 km, Phía tay giáp với vương quốc Thai Lan dài khoảng 223 km

Diện tích tỉnht được chia ra 2 vùng như sau: Đồng bằng và cao nguyên, vùng cao nguyên chiếm 26% của diện tích cả tỉnh, vùng Đồng bằng chiếm 74% của diện tích cả tỉnh.

Chăm pa sắc còn có tiềm năng về tài nguyên tự nhiên phong phú, thuận

lợi cho phát triển kinh tếtrong tương lai như:

- Tài nguyên rừng: tỉnh Chăm pa sắc có diện tích rừng rất nhiều chiếm 1/3

của diện tích đất cả tỉnh, ví dụ: Rừng bảo tồn quốc gia trong khu vực cao nguyên

Bolaven huyện Paksong, Rừng bảo tồn quốc gia Phouxiengthong huyện Sanasombun.

- Tài nguyên khoáng sản: Tỉnh Chăm pa sắc có nhiều loại hình khoáng sản, theo số liệu hiện có như: bauxite ở huyện Pakxong có diện tích 1.502,33KmP

2

P

, petroleum gas huyện Sanasombun, Iron mine huyện Pathumphone có chiều dài

100KmP

2

P

, copper mine huyện Sukhuma có chiều dài 590KmP

2

P

, cả huyện Bachiengchaleunsuk, Sanasombun và Chăm pa sắc,...

- Tài nguyên đất: Tỉnh Chăm pa sắc có diện tích đất nông nghiệp

231.824ha và có đất hoang có khả năng phát triển làm đất nông nghiệp còn nhiều khoảng 55.989ha. Trong đó, đất nông nghiệp chia làm 4 vùng sau: vùng cao nguyên huyện Pakxong có diện tích 156.053ha, vùng này khuyến khích

trồng cà phê, chè và rau tươi; vùng trung du giữa cao nguyên với đồng bằng có

diện tích 37.556 ha, vùng này thích hợp với việc trồng cao su, điều và cây ăn quả; vùng dọc sông Mê Kông bao gồm 8 huyện có diện tích 94.204ha, khu vực này tập trung trồng lúa và nuôi cá các loại; vùng núi tập trung chăn nuôi và trồng trọt chẳng hạn như sắn, khoai lang, cây nhàu….

- Tài nguyên du lịch: tỉnh Chăm pa sắc là một tỉnh có nhiều địa điểm du

lịch của nước CHDCND Lào, có nhiều khu du lịch văn hóa như: di sản văn hóa

thế giới Watphou Chăm pa sắc và các chùa cũ khác, có 212 điểm du lịch, ngoài ra còn có cụm du lịch sông Mê Kông theo các đảo Mahanathi 4000 đon (Viên ngọc sông Cửu Long), lấy đảo Đon Khổng làm trung tâm, có thác nước Lyphi - Khonephapheng, có khu bảo tồn cá heo nước ngọt.

Cụm du lịch văn hóa cổ, lấy chùa Watphou di sản văn hóa thế giới làm trung tâm cùng với du lịch sinh thái Bưng Khuyệt Ngổng, hang động, cưỡi voi leo núi ASA huyện Pathumphon,.v.v..

Chăm pa sắc là một tỉnh có cả miền núi, đồng bằng và cao nguyên nên chủ

yếu là phát triển nông nghiệp kết hợp với một số ngành nghềnhư: sản xuất đồ gỗ, sản xuất cà phê (cao nguyên Bo La Vên, huyện Pakxong), sản xuất điện (Thủy điện Huổi Hó)…

Những năm qua, nền kinh tế của tỉnh phát triển tương đối ổn định. Ngoài

nguồn thu chủ yếu là thuế xuất khẩu, ngoài điện, gỗ và khoáng sản; thuế doanh thu, thuế tiêu dùng, thuế lợi tức, thuế lợi tức thấp nhất, thuế giá trịgia tăng, thuế thu nhập trong sản xuất kinh doanh, thương mại và dịch vụ mà không được quy

định thành những khoản thu ngân sách Chính phủ. Còn có một số ngành nghề

sản xuất kinh doanh đã nêu trên đến nay đang được phát huy góp phần phát triển

kinh tế - văn hóa xã hội trên địa bàn tỉnh.

Các lĩnh vực văn hóa - xã hội, giáo dục, y tế cũng có nhiều chuyển biến

tích cực. Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đời sống xã hội của nhân dân đi vào ổn định, được cải thiện.

Bên cạnh những thuận lợi về kinh tế - xã hội cũng như những kết quả đạt

được, tỉnh Chăm pa sắc cũng còn tồn tại những khó khăn, ảnh hưởng không ít

đến sự phát triển kinh tế - xã hội và quá trình điều hành ngân sách chẳng han như:

Tỉnh Chăm pa sắc là tỉnh có cả đồng bằng, miền núi và cao nguyên, nền

kinh tế thuần nông, số dân đa số làm ruộng, nhân dân còn nghèo lại mang nặng

những đặc điểm của nền sản xuất tự nhiên, tự cung, tự cấp, kinh tế hàng hóa

chưa phát triển, hạ tầng kinh tế - xã hội còn nghèo nàn, thông tin liên lạc và giao

thông vận tải chưa phát triển… Do nền kinh tếchưa phát triển nên giáo dục, y tế và những vấn đề xã hội khác rất bị hạn chế, nguồn nhân lực còn ở trình độ thấp nên kinh tế phát triển chậm và đóng góp cho ngân sách thấp.

Toàn bộ các đặc điểm nêu trên đã ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh Chăm pa sắc.

Từ điều kiện nêu trên làm cơ sở cho việc phát triển kinh tế của tỉnh trong

giai đoạn hiện nay.

Nói tóm lại những đặc điểm đã nêu trên đều là những nhân tố đặc trưng

ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh Chăm pa sắc nói chung

và đối với việc phát triển và xoá đói giảm nghèo nói riêng. Cùng với sự nỗ lực

thực hiện chính sách đổi mới kinh tế, duy trì sự ổn định về chính trị và kinh tế

do Đảng và Nhà nước Lào đã đề ra, việc phát triển nguồn nhân lực ở Lào sẽ góp

phần không nhỏ vào sự nghiệp củng cố về chính trị và kinh tế - xã hội đất nước

Lào có bao nhiêu nguồn tài nguyên phong phú và quý giá. Sự giàu có ấy cùng

với sự đoàn kết thương yêu nhau, tinh thần lao động cần cù dũng cảm và sáng

tạo của nhân dân các bộ tộc Lào, là điều kiện hết sức thuận lợi để xây dựng đất nước Lào phồn vinh và xã hội chủnghĩa.

2.2. Chính sách của Đảng và nhà nước CHDCND Lào về phát triển nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC PHÒNG PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỈNH CHAMPASAK (Trang 36 -39 )

×