Quá trình hình thành và phát triển của phòng phát triển nông thôn và xóa nghèo tỉnh Chăm Pa Sắc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp phát triển nguồn nhân lực phòng phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo tỉnh champasak (Trang 41 - 44)

d Phương pháp ba kỹ năng

2.3.1. Quá trình hình thành và phát triển của phòng phát triển nông thôn và xóa nghèo tỉnh Chăm Pa Sắc

2.3.1. Quá trình hình thành và phát triển của phòng phát triển nông thôn và xóa nghèo tỉnh Chăm Pa Sắc thôn và xóa nghèo tỉnh Chăm Pa Sắc

Phòng phát triển nông thôn và xóa nghèo tỉnh Chăm Pa Sắc là cơ quan tổ

chức của Nhà nước, được thành lập theo Nghị định số 20/CP, ngày 19 tháng 3

năm 2012 và Quyết định số 420/CT- CPS, Ngày 28 tháng 3 năm 2012 về Chức

năng, vai trò và nhiệm vụ của phòng phát triển nông thôn và xoa đói giảm nghèo. Chủ tịch tỉnh Chăm Pa Sắc căn cứ vào nghị định của Thủ tướng Chính phủ, có tài chính và ngân sách độc lập, có vai trò chức năng tương đương với các sở trong tỉnh. Hoạt động theo chức năng đảm trách đã được qui định.

Phòng phát triển nông thôn và xóa nghèo tỉnh Chăm Pa Sắc có các vai trò

và nhiệm vụ sau:

• Làm tham mưu cho Thường vụ Tỉnh ủy, Ban phát triển nông thôn và

xóa nghèo cấp Trung ương trong việc nghiên cứu và đề ra các kế hoạch chiến lược xây dựng cơ sở chính trị, phát triển nông thôn gắn

với xây dựng bản thành đơn vị phát triển, xây dựng bản lớn thành thị tứ ở nông thôn.

• Tham mưu cho ban thường vụ tỉnh ủy, tỉnh trưởng về đường lối, sách

lược, chiến lược của Đảng và nhà nước về công tác xây dựng cơ sở chính trị, phát triển nông thôn và xóa nghèo về chiến lược đầu tư dài hạn, trung hạn hàng năm của tỉnh và chỉ đạo, đôn đốc các sở ban

ngành, các địa phương trong công tác nghiên cứu cụ thể hóa kế hoạch

thành chương trình hành động cụ thể và đưa vào kế hoạch phát triển

kinh tế xã hội và kế hoạch đầu tư của nhà nước trong từng giai đoạn.

• Theo dõi, đôn đốc các huyện trong toàn tỉnh thực hiện đạt hiệu quả thiết thực trong công tác xây dựng bản phát triển, xây dựng bản lớn thành thị tứ nông thôn hoặc cụm bản, quy định rõ các trung tâm phát

triển, đồng thời chỉ đạo làm tốt công tác phát triển bản, bản lớn, cụm

bản phát triển, cũng như thực hiện kế hoạch phát triển tập trung và tổ chức thực hiện các kế hoạch, đề án khác trong từng giai đoạn cụ thể.

• Phối hợp chặt chẽ với các bộ phận liên quan để theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các dự án đầu tư của nhà nước, bao gồm cả vốn viện trợ không hoàn lại, vốn vay nước ngoài và các tổ

chức quốc tế khác, trong chương trình giúp đỡ các dự án phát triển

nông thôn và xóa nghèo theo từng giai đoạn, kịp thời tổng hợp báo cáo

kết quả lên ban thường vụ tỉnh ủy, tỉnh trưởng và ban phát triển nông

thôn và xóa nghèo của trung ương.

• Quản lý, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện các

dự án và công trình của quỹ phát triển nông thôn và xóa nghèo, nhất là quỹ xóa nghèo, quỹ phát triển bản và các quỹ khác, đồng thời tổng kết

báo cáo thường xuyên lên ban thường vụ tỉnh ủy, tỉnh trưởng và ban

phát triển nông thôn và xóa nghèo của Trung ương.

• Nghiên cứu, thu thập, tổng hợp và quản lý, nắm chắc các số liệu thống kê về công tác xây dựng cơ sở chính trị, phát triển nông thôn và xóa nghèo.

• Thường xuyên tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện công tác xây dựng

cơ sở chính trị, phát triển nông thôn và xóa nghèo trong toàn tỉnh lên

ban thường vụ tỉnh ủy và tỉnh trưởng. Để báo cáo lên văn phòng trung

ương Đảng và ban phát triển nông thôn-xóa nghèo theo quy định hàng

tháng, quý, 6 tháng và báo cáo năm. Đồng thời tổ chức hội nghị tổng

kết, đánh giá tình hình và kết quả tổ chức thực hiện công tác xây dựng

cơ sở chính trị, phát triển nông thôn và xóa nghèo trong từng giai đoạn

và quán triệt Nghị quyết của hội nghị để thực hiện trong giai đoạn tiếp theo.

• Tổ chức tập huấn chuyên môn nhằm nâng cao trình độ, năng lực cho

đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng cơ sở chính trị, phát triển nông

thôn và xóa nghèo cấp tỉnh, huyện, cụm bản và cán bộ thường trực ở các bản, các dự án.

• Dự thảo các tài liệu, văn bản của ban thường vụ tỉnh ủy, tỉnh trưởng

như: Nghị quyết, hướng dẫn, quyết định, báo cáo, công hàm của chính

phủ, bài nói chuyện, bài phát biểu, bài trả lời phỏng vấn, các thông báo và kiểm tra, xác minh độ chính xác của các tài liệu về công tác xây

dựng cơ sở chính trị, phát triển nông thôn và xóa nghèo, cũng như các

quỹ vốn trước khi trình xin ý kiến và chữ ký của cấp trên, bên cạnh đó

làm báo tổng hợp, báo cáo kịp thời lên ban thường vụ Tỉnh Ủy và Tỉnh

trưởng.

• Quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ - nhân viên thuộc phòng phát triển nông thôn và xóa nghèo của tỉnh.

• Lập kế hoạch ngân sách hàng năm, quản lý, sử dụng ngân sách cấp trên duyệt và tài sản nhà nước thuộc quyền quản lý của mình một cách

hiệu quả, đúng theo quy định của pháp luật.

• Quản lý, giữ gìn và bảo đảm bí mật các tài liệu của nhà nước, của cấp trên, của phòng và quản lý sử dụng con dấu đúng quy định.

• Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của ban thường vụ tỉnh ủy và tỉnh trưởng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp phát triển nguồn nhân lực phòng phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo tỉnh champasak (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)