- Dư nợ tín dụng và thu nhập từ hoạt động tín dụng không ngừng tăng trưởng Trong những năm gần đây, với phương châm phát triển an toàn, hiệu quả và
3.3.1 Kiến nghị với chính phủ
3.3.1.1 Xây dựng hệ thống pháp luật đảm bảo tính toàn diện, đồng bộ, thống nhất
Để giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại nói chung và VietinBank Huế nói riêng thực thi có hiệu quả thì ngân hàng phải được hoạt động trong môi trường có khuôn khổ pháp luật vững chắc đảm bảo cho việc thực thi phòng ngừa, hạn chế rủi ro. Giải pháp quan trọng hàng đầu từ phía chính phủ là không ngừng xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý
cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế nói chung, đảm bảo môi trường pháp lý minh bạch, ổn định vững chắc và thông thoáng cho hoạt động kinh doanh của tất cả các ngành kinh tế trong đó có hoạt động ngân hàng.
Trong thời gian qua, hàng loạt bộ luật căn bản điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mọi chủ thể trong nền kinh tế đã được ban hành theo tinh thần đẩy mạnh cải cách, tăng cường tính minh bạch, thông thoáng, ổn định của môi trường kinh doanh. Tuy vậy, cũng có không ít hoạt động quan trọng liên quan đến kinh doanh chưa được điều chỉnh bằng những khuôn khổ pháp lý thật hữu hiệu. Nhiều văn bản pháp luật quy định chung cần phải có hướng dẫn cụ thể. Theo nghị định 105/2004/NĐ-CP về kiểm toán độc lập, hiện nay chỉ một số doanh nghiệp được quy định phải có báo cáo kiểm toán hàng năm. Tuy nhiên, đối tượng công ty TNHH và công ty tư nhân không tham gia niêm yết và kinh doanh trên thị trường chứng khoán lại không bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm trong khi đây là đối tượng doanh nghiệp mà các ngân hàng thương mại hướng tới khi cấp tín dụng. Chính vì vậy, kiến nghị chính phủ cần sớm ban hành quy định bắt buộc các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp hàng năm đều phải được cơ quan kiểm toán kiểm tra góp phần phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng cho các ngân hàng thương mại nói chung và VietinBank Huế nói riêng trong việc thẩm định cũng như dễ dàng theo dõi tình hình tài chính của các doanh nghiệp.
3.3.1.2 Hoàn thiện Nghị định 11/2012/NĐ-CP
Ngày 22/12/2012, Chính phủ đã ban hành nghị định 11/2012/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm (sau đây gọi tắt là nghị định 11), có hiệu lựckể từ ngày 10/4/2012.
Điều 20, nghị định 11 quy định việc giữ giấy tờ, tài sản là phương tiện giao thông như sau: “Trong trường hợp tài sản thế chấp là tàu bay, tàu biển hoặc phương tiện giao thông thì bên thế chấp giữ bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu tàu bay, giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam, giấy đăng ký phương
tiện giao thông trong thời hạn hợp đồng thế chấp cóhiệu lực”. Ngoài ra, điều 7a, nghị định 11 cũng quy định thủ tục phối hợp giữa cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và cơ quan cấp đăng ký phương tiện giao thông. Theo đó, khi thực hiện đăng ký, nếu tổ chức tín dụng đề nghị cấp bản sao giấy chứng nhận đăng ký, giao dịch bảo đảm, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm sẽ gửi bản sao giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm đến cơ quan cấp đăng ký phương tiện để cập nhật thông tin về việc phương tiện đang được thế chấp tại tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có thông tư liên tịch giữa Bộ tư pháp và Bộ giao thông để có hướng dẫn cụ thể các nội dung nêu trên.
Với các quy định như trên, kể từ thời điểm có hiệu lực của nghị định 11, nếu các tổ chức tín dụng khác khi nhận thế chấp không giữ bản chính giấy đăng ký quyền sở hữu, phương tiện giao thông thì có thể xảy ra trường hợp một tài sản có thể đem thế chấp tại nhiều tổ chức tín dụng và NHTMCPCT không có quyền ưu tiên thanh toán đầu tiên do giao dịch đăng ký bảo đảm sau.
Vì vậy, kiến nghị chính phủ cần sớm ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện nghị định 11 một cách hiệu quả nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho các tổ chức tín dụng nói chung và VietinBank Huế nói riêng.