Giai đoạn này, chi nhánh tiến hành thu thập thông tin trước khi cho vay từ nhiều nguồn khác nhau để tránh tình trạng thông tin không cân xứng dẫn đến sự lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Việc thu thập thông tin được chi nhánh quan tâm nhằm sàng lọc khách hàng trước khi cho vay, làm cơ sở cho công tác quản lý rủi ro sau này.
Sau khi thu thập các thông tin cần thiết cho quá trình thẩm định, cán bộ tín dụng tiến hành xử lý thông tin bằng cách phân tích, đánh giá các chỉ tiêu tài chính của khách hàng, so sánh với các nguồn thông tin khác mà chi nhánh thu thập được để có quyết định cho vay hay không. Đồng thời, cán bộ tín dụng lưu giữ thông tin liên quan đến khách hàng nhằm phục vụ cho công tác kiểm tra, kiểm soát sau này.
- Xét duyệt
Chi nhánh còn tuân thủ quy trình xét duyệt cho vay chặt chẽ, bao gồm các bước như sau:
•Trước khi cho vay: + Phòng khách hàng:
- CBTD hướng dẫn khách hàng về các thủ tục, điều kiện vay vốn, lập hồ sơ đề nghị vay vốn.
- CBTD thu thập thông tin về khách hàng, dự án, phương án, biện pháp bảo đảm tiền vay, kiểm tra tính trung thực, hợp pháp, hợp lệ của các tài liệu do khách hàng cung cấp.
- Thẩm định khách hàng, dự án, phương án, biện pháp bảo đảm tiền vay, rủi ro tiềm ẩn, lợi ích dự kiến nếu khoản vay được phê duyệt; soạn thảo HĐTD, rủi ro tiềm ẩn, lợi ích dự kiến nếu khoản vay được phê duyệt; soạn thảo HĐTD, hợp đồng bảo đảm tiền vay;
- Chuyển bản sao HĐTD, hợp đồng BĐTV cho phòng quản lý rủi ro. + Phòng quản lý rủi ro:
- Nghiên cứu hồ sơ, tờ trình thẩm dịnh cho vay do phòng khách hàng cung cấp, thẩm định rủi ro tín dụng, phát hiện các dấu hiệu rủi ro, đánh giá mức độ rủi ro tín dụng và đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi rotín dụng;
- Theo dõi, giám sát việc hoàn chỉnh hồ sơ cho vay. + Giám đốc, phó giám đốc:
Quyết định cho vay trên cơ sở nội dung tờ trình thẩm định cho vay, báo cáo kết quả thẩm định rủi ro tín dụng.
Như vậy, quyết định cấp tín dụng vừa đảm bảo khách quan, có sự kiểm tra, giám sát đối với toàn bộ danh mục cho vay. Do đó, góp phần loại bỏ yếu tố chủ quan trong đánh giá khoản vay, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của chi nhánh. Tuân thủ quy trình cho vay chặt chẽ thì công tác quản lý rủi ro tín dụng của chi nhánh sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
- Trong khi cho vay:
Mỗi hợp đồng tín dụng có thể giải ngân một hoặc nhiều lần phù hợp với yêu cầu sử dụng vốn thực tế của khách hàng. Mỗi lần nhận tiền vay, khách hàng phải lập giấy nhận nợ và có bảng kê, các giấy tờ chứng minh rõ mục đích sử dụng vốn vay, phù hợp với nội dung sử dụng vốn vay ghi trên hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ.
Chi nhánh kiểm tra điều kiện và nội dung giải ngân theo quy trình kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng hiện hành.
2.4.3.2 Giai đoạn giám sát và quản lý
Cán bộ tín dụng trực tiếp cho vay chịu trách nhiệm kiểm tra việc sử dụng vốn vay theo định kỳ 06 tháng hoặc đột xuất nếu cần thiết, báo cáo lên trưởng phòng khách hàng để trình giám đốc. Nội dung kiểm tra bao gồm: kiểm tra việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích không; kiểm tra tình hình TSBĐ; nhận xét về tình hình thực hiện phương án, dự án vay vốn, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng. Tuy nhiên, do số lượng cán bộ còn thiếu, do đó công tác kiểm tra sau khi cho vay vẫn chưa đáp ứng yêu cầu .
2.4.3.3 Giai đoạn thu hồi và xử lý nợ
Cán bộ tín dụng trực tiếp cho vay thông báo nợ đến hạn cho khách hàng trước ngày trả nợ trong đó nêu rõ tổng số nợ phải trả (gốc + lãi) và ngày đến hạn. + Nếu khách hàng đề nghị điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc gia hạn nợ thì cán bộ trực tiếp thẩm định phải xem xét nhu cầu thực tế của khách hàng, đề xuất trình trưởng phòng khách hàng.
+ Đến thời điểm trả nợ gốc/lãi đã thỏa thuận trong HĐTD, nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn, chi nhánh đánh giá là không có khả năng trả nợ
đúng hạn và không chấp thuận cho cơ cấu lại thời hạn trả nợ gốc/ lãi thì toàn bộ số dư nợ gốc/lãi đó là nợ quá hạn. Chi nhánh sẽ thực hiện các việc sau:
- Thực hiện các biện pháp cần thiết để thu hồi nợ như yêu cầu khách hàng thu hồi công nợ, giải quyết hàng tồn kho, bán tài sản sử dụng kém hiệu quả, thu hẹp quy mô hoạt động, xử lý tài sản thế chấp, cầm cố, truy đòi bảo lãnh, khởi kiện;
- Ngoài lãi suất cho vay trong hạn được tính cho toàn bộ dư nợ gốc, áp dụng lãi suất phạt quá hạn đối với phần dư nợ gốc của kỳ hạn mà khách hàng không trả đúng hạn.
2.4.4 Biện pháp phân tán rủi ro
Chi nhánh đã thực hiện các biện pháp phân tán rủi ro tín dụng thông qua hình thức đa dạng hóa như:
- Đa dạng hóa danh mục đầu tư: chi nhánh cấp tín dụng cho các ngành nghề khác nhau như thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng, xây dựng, thủy sản, công nghiệp chế biến, nông lâm ngư nghiệp... góp phần giảm rủi ro tín dụng có thể xảy ra khi đầu tư tập trung vào một ngành nghề;
- Đa dạng hóa các kỳ hạn cho vay: ngắn hạn (đến 12 tháng), trung hạn (từ trên 12 tháng đến 60 tháng), dài hạn (trên 60 tháng);
- Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng:
+ Đối với cá nhân: cho vay du học, cho vay kinh doanh, mở thẻ tín dụng, cho vay thấu chi, cho vay tiêu dùng...
+ Đối với doanh nghiệp: tài trợ dự án đầu tư, cho vay theo phương án, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay XNK, cho vay hợp vốn ...
2.5 Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tạiVietinBank Huế VietinBank Huế
2.5.1 Kết quả đạt được