Sự hình thành và thực thi chính sách quản trị rủi ro ngân hàng thông thường được thực hiện qua những giai đoạn cơ bản sau:
1.3.4.1 Nhận diện và phân loại rủi ro
Hiệu quả của việc quản trị rủi ro phụ thuộc rất nhiều vào việc phân loại rủi ro. Phân loại rủi ro được hiểu là việc phân rủi ro thành từng nhóm riêng biệt theo dấu hiệu của chúng. Cơ sở khoa học về việc phân loại rủi ro đã tạo điều kiện cho các nhà quản trị ngân hàng có thể xác định rõ ràng vị trí của từng loại rủi ro trong hệ thống rủi ro. Việc phân loại rủi ro hợp lý sẽ giúp nâng cao khả năng và hiệu quả áp dụng những phương pháp phù hợp trong việc quản trị rủi ro.
1.3.4.2 Phân tích rủi ro
Phân tích rủi ro được bắt đầu từ việc làm sáng tỏ nguồn gốc và nguyên nhân của chúng. Quan trọng nhất trong công việc này là xác định chính xác nguồn gốc của rủi ro, khả năng thiệt hại cũng như lợi nhuận từ những nghiệp vụ ngân hàng có tiềm ẩn rủi ro. Việc phân tích sẽ giúp ngân hàng lựa chọn kịp thời những giải pháp tối ưu trong nhiều giải pháp khác nhau.
1.3.4.3 Đánh giá rủi ro
Đánh giá rủi ro tạo điều kiện cho các nhà quản trị ngân hàng xác định đại lượng của rủi ro ngân hàng. Tính chuẩn mực của việc đánh giá những thiệt hại dự báo phụ thuộc vào việc lựa chọn phương pháp đánh giá rủi ro. Hiện nay, trên thực tế, có 3 phương pháp cơ bản sau:
Phương pháp thống kê: bản chất của phương pháp này là dựa trên việc tính toán xác suất xảy ra thiệt hại đối với những nghiệp vụ được nghiên cứu.
thống kê các thông tin đã được lựa chọn thì phương pháp kinh nghiệm được hình thành trên kinh nghiệm của các chuyên gia. Để chính xác hơn, các nhà quản trị ngân hàng có thể kết hợp hai phương pháp này với nhau.
Phương pháp tính toán - phân tích: phương pháp này xây dựng nên đường cong xác suất thiệt hại và đánh giá rủi ro ngân hàng dựa trên nền tảng toán ứng dụng. Tuy nhiên, việc đánh giá rủi ro tài chính, rủi ro tín dụng và những rủi ro khác trên cơ sở toán ứng dụng về mặt lý thuyết chưa được hoàn thiện. Vì vậy, phương pháp này hiện nay trên thực tế chưa được ứng dụng.
1.3.4.4 Cảnh báo và giảm thiểu rủi ro
Trong hệ thống điều hành rủi ro ngân hàng, cơ chế điều tiết nội bộ đóng vai trò rất quan trọng. Cơ chế điều tiết nội bộ rủi ro ngân hàng là một hệ thống giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng tiêu cực của rủi ro do bản thân ngân hàng xây dựng, lựa chọn và thực hiện. Hệ thống này hình thành dựa trên những phương pháp cơ bản sau:
Xây dựng những phương pháp phòng chống rủi ro từ xa đối với từng loại nghiệp vụ cụ thể;
Xây dựng cơ chế giới hạn rủi ro thông qua các qui định giới hạn mức độ rủi ro cho phép cũng như đối với các nghiệp vụ ngân hàng;
Đa dạng hoá các hình thức kinh doanh;
Phân bố rủi ro cho các đối tác thông qua các nghiệp vụ ngân hàng; Tự bảo hiểm bằng việc trích lập dự phòng rủi ro.
1.3.4.5 Giám sát và kiểm tra
Giai đoạn tiếp theo của điều hành rủi ro ngân hàng là kiểm tra, giám sát rủi ro. Để phối hợp giữa việc thực hiện những mục tiêu của ngân hàng và việc kiểm tra mức độ rủi ro của ngân hàng, cần phải xây dựng một hội đồng kiểm tra và quy chế về chính sách kiểm tra rủi ro. Việc thực hiện giám sát các chương trình kiểm tra rủi ro cho thấy: để nâng cao tính hiệu quả của các chương trình kiểm tra rủi ro đòi hỏi việc xây dựng những tiêu chuẩn đối với các chương trình
này, trong đó bao gồm việc lựa chọn và phân tích thông tin. Hệ thống chỉ số điều tiết những hậu quảtiêu cực của các loại rủi ro ngân hàng riêng biệt bao gồm:
- Mức độ điều tiết thiệt hại cho ngân hàng;
- Tính hiệu quả của việc điều tiết (tương quan giữa chi phí bỏ ra và giá trị thiệt hại có khả năng xảy ra);
- Đánh giá tổng hợp các loại rủi ro và đưa ra các biện pháp điều tiết chúng.