Nhóm giải pháp hạn chế, giảm thiểu rủi ro

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thừa thiên huế (Trang 85 - 87)

- Dư nợ tín dụng và thu nhập từ hoạt động tín dụng không ngừng tăng trưởng Trong những năm gần đây, với phương châm phát triển an toàn, hiệu quả và

3.2.2 Nhóm giải pháp hạn chế, giảm thiểu rủi ro

3.2.2.1 Lồng ghép tín dụng với bảo hiểm

Hoạt động bảo hiểm có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế quốc gia. Ngay từ năm 1964, hội nghị liên hợp quốc về thương mại và phát triển đã nhấn mạnh một thị trườngbảo hiểm và tái bảo hiểm phát triển mạnh trong một quốc gia là một đặc điểm cốt yếu của tăng trưởng kinh tế. Điều này thể hiện qua vai trò hỗ trợ của bảo hiểm đối với nền kinh tế như góp phần ổn định tài chính; kích thích trao đổi và thương mại; huy động tiết kiệm; quản lý rủi ro có hiệu quảhơn thông qua định giá rủi ro, chuyển đổi rủi ro, tạo quỹ giảm rủi ro; giảm tổn thất cho khách hàng khi họ gặp rủi ro; phân bổ có hiệu quả nguồn vốn của đất nước.

Đối với hoạt động ngân hàng, do hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài sản có nên rủi ro tín dụng cũng là rủi ro lớn nhất. Trong nhiều biện pháp nhằm giảm rủi ro tín dụng, sự phối hợp giữa ngân hàng và bảo hiểm là một trong những biện pháp quan trọng.

Hiệp hội bảo hiểm cho biết, xu thế chung mà các ngân hàng thương mại hướng tới trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế tối đa rủi ro là lồng ghép, bổ trợ yếu tố bảo hiểm và tín dụng trong một sản phẩm, dịch vụ. Các giải pháp phối hợp giữa hoạt động bảo hiểm với dịch vụ ngân hàng có thể là: phối hợp trong việc thiết kế, cung cấp và sử dụng các sản phẩm bảo hiểm phù hợp với nhu cầu và đặc thù của ngân hàng; bán sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng vay tiền của ngân hàng; phối hợp giữa các hình thức tự bảo hiểm của ngân hàng với thị

trường bảo hiểm, tái bảo hiểm; kết hợp hoạt động ngân hàng và bảo hiểm trong một tổ chức; triển khai mạnh bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.

Tuy nhiên, một số rủi ro của ngân hàng như rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất thuộc loại khó có thể và không thể bảo hiểm theo kỹ thuật bảo hiểm truyền thống. Vì vậy, các ngân hàng cần có những quy định linh hoạt phù hợp với đặc thù của từng loại rủi ro.

Ngày 17/12/2008 , Bộ tài chính đã cấp giấy phép chuyển đổi công ty liên doanh bảo hiểm Châu Á – ngân hàng Công Thương thành công ty bảo hiểm ngân hàng Công Thương Việt Nam (Bảo Ngân) trên cơ sở ngân hàng Công Thương Việt Nam mua lại toàn bộ vốn góp củaphía đối tác nước ngoài trong công ty liên doanh để trở thành công ty trực thuộc hạch toán độc lập 100% vốn của ngân hàng Công Thương Việt Nam. Với phương châm hoạt động: “Chuyên nghiệp - Phát triển bền vững”, công ty đã đáp ứng tốt nhất nhu cầu bảo hiểm cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài hoạt động, sinh sống tại Việt Nam, đặc biệt là các khách hàng vay vốn của NHTMCPCTVN. Công ty Bảo Ngân luôn luôn đảm bảo khả năng tài chính để thực hiện trách nhiệm đối với khách hàng, áp dụng công nghệ quản lý hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hướng tới việc cung cấp các dịch vụ với chi phí hợp lý nhất, xây dựng và phát triển lực lượng lao động bao gồm cả đội ngũ đại lý có chuyên môn nghiệp vụ cao, tận tâm phục vụ và đem lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng vay vốn.

3.2.2.2 Phát triển các dịch vụ, sản phẩm phái sinh

Theo đánh giá của Basel thì việc ngân hàng mở rộng hàng loạt các sản phẩm phái sinh tín dụng được coi là công cụ phân tán và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Do vậy, VietinBank Huế cần phát triển loại hình nghiệp vụ này để ngăn ngừa và phân tán rủi ro cho ngân hàng. Tuy nhiên, đây là những nghiệp vụ phức tạp đòi hỏi phải có nghiên cứu sâu về nghiệp vụ, có trình độ phân tích cao và thu thập thông tin chất lượng tốt. Các loại nghiệp vụ phái sinh tín dụng có thể nghiên cứu triển khai bao gồm:

- Hợp đồng hoán đổi - Hoán đổi rủi ro vỡ nợ - Hợp đồng kỳ hạn tín dụng - Hợp đồng quyền chọn tín dụng - Hợp đồng tương lai

- Hợp đồng hoán đổi: hoán đổi tiền tệ, hoán đổi lãi suất.

Trên thực tế, các dịch vụ, sản phẩm phái sinh ở VietinBank Huế vẫn chưa được phát triển và quan tâm đúng mức. Để thực hiện tốt các nghiệp vụ phái sinh này, VietinBank Huế cần tuyển dụng và đào tạo cán bộ có đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết.

3.2.2.3 Trích lập dự phòng rủi ro hợp lý, đúng qui định

Mục đích của việc sử dụng dự phòng là để bù đắp tổn thất đối với các khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của các rủi ro tín dụng. Tiếp theo quyết định số 1627/2005/QĐ-NHNN ngày 3/2/2005 về quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, NHNN Việt Nam (NHNN)đã ban hành một loạt quyết định và chỉ thị nhằm mục đích nâng cao chất lượng tín dụng và kiểm soát rủi ro, trong đó có quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. VietinBank Huế cần thực hiện nghiêm túc việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro theo quy định của NHNN trên cở sở phân loại nợ một cách hợp lý.

3.3 Kiến nghị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thừa thiên huế (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)