Tình hình rủi ro

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thừa thiên huế (Trang 55 - 58)

2.3.2.1 Nợ quá hạn (nhóm 2 đến nhóm 5)

Số liệu ở bảng 2.3 cho thấy, nợ quá hạn của VietinBank Huế trong giai đoạn 2011-2013 luôn thấp hơn 5% tổng dư nợ. Nếu so sánh với tỷ lệ nợ quá hạn dưới 5% trong tổng dư nợ mà ủy ban Basel về giám sát hoạt động ngân hàng khuyến cáo thì tỷ lệ nợ quá hạn của VietinBank Huế trong 3 năm gần đây nằm trong ngưỡng cho phép. Tuy nhiên, nợ quá hạn của chi nhánh trong giai đoạn này có xu hướng tăng dần. Năm 2011, tỷ lệ nợ quá hạn của VietinBank Huế chỉ chiếm khoảng 0.01% tổng dư nợ, tăng lên thành 3.38% trong năm 2012 và 3.26% trong năm 2013 (Biểu đổ 2.8). Đây là một biểu hiện không tốt, cần phải kiểm soát để tránh tình trạng gia tăng tiếp tục trong tương lai. Nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng này là do ảnh hưởng khách quan từ môi trường kinh doanh. Hầu hết các doanh nghiệp thực hiện vay trung và dài hạn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Nhưng trong hai năm gần đây, thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước giảm do ảnh hưởng của lạm phát và suy thoái kinh tế, do đó mà các doanh nghiệp đã không thể thanh toán được các khoản nợ trung và dài hạn đến hạn cho chi nhánh, khiến cho dư nợ quá hạn đối với loại cho vay này tăng lên.

Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ nợ quá hạnVietinBank Huế 2011-2013

0,00%0,50% 0,50% 1,00% 1,50% 2,00% 2,50% 3,00% 3,50%

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

0,01%

3,38% 3,26%

(Nguồn: Báo cáo tín dụng của VietinBank Huế năm 2011-2013)

So sánh với các ngân hàng trên địa bàn, tỷ lệ nợ quá hạn của VietinBank Huế nằm ở mức trung bình, được thể hiện qua biểu đồ 2.9.

Biểu đồ 2.9: Tỷ lệ nợ quá hạn của một số NHTM năm 2013

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2013 của các ngân hàng)

2.3.2.2 Nợ xấu (nhóm 3 đến nhóm 5)

Số liệu ở bảng 2.3 cho thấy, nợ quá hạn của VietinBank Huế giai đoạn 2011-2013 chủ yếu là nợ cần chú ý (nhóm 2). Các khoản nợ xấu (nhóm 3, 4 và 5) chiếm không đáng kể (Bảng 2.4).

Theo số liệu trên ta thấy, VietinBank Huế đã kiểm soát rất tốt các khoản nợ xấu trong những năm gần đây. Trong giai đoạn 2011-2013, nợ xấu của chi nhánh đều ở mức rất thấp: năm 2011 nợ xấu chiếm 53.51% tổng nợ quá hạn, năm 2012 giảm xuống còn 2,39% và đến năm 2013 thì giảm xuống 0%. Điều này là do trong những năm qua, chi nhánh đã áp dụng nhiều biện pháp quản trị rủi ro tín dụng như chú trọng trong khâu giám sát, đôn đốc thu hồi nợ, xử lý kỷ luật, hạ bậc lương đối với các cán bộ tín dụng phụ trách các khoản vay đểxảy ra nợ xấu; hỗ trợ khách hàng giải quyết một phần các khó khăn trong kinh doanh.

Bảng 2.4: Tình hình nợ xấuVietinBank Huế 2011-2013

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Giá trị % Giá trị % Giá trị

Tổng nợ quá hạn 114 52,292 52,972

Nợ xấu 61 53.51 1,250 2.39 0

Nợ nhóm 3 39 34.21 0 0 0 Nợ nhóm 4 22 19.3 0 0 0 Nợ nhóm 5 0 0 1,250 2.39 0

(Nguồn: Phòng KHDN VietinBank Huế)

2.3.2.3 Nợ mất khả năng thanhtoán, được xóa nợ

Trong 3 năm qua, chi nhánh không phát sinh bất kỳ khoản nợ xóa sổ nào (Bảng 2.5). Điều này cho thấy chất lượng tín dụng của chi nhánh khá cao, khả năng kiểm soát rủi ro tín dụng của chi nhánh rất tốt.

Bảng 2.5: Tỷ lệ xóa nợ đối với khách hàng của chi nhánhVietinBank Huế 2011-2013

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Dư nợ cho vay 1,145,286 1,547,556 1,622,453

Nợ xóa 0 0 0

Tỷ lệ nợ xóa/Dư nợ cho vay 0 0 0

(Nguồn: Phòng KHDN, VietinBank Huế) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tóm lại, qua các phân tích trên đây, chúng ta có thể đánh giá rằng rủi ro tín dụng của VietinBank Huế trong những năm qua khá thấp. Điểu này được thể hiện rõ qua: (1) tỷ lệ nợ quá hạn luôn nằm trong phạm vi cho phép (dưới 5%), (2) các khoản nợ xấu (nhóm 3 đến nhóm 5) không đáng kể, đặc biệt năm 2013 tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ là 0%, (3) không có bất kỳ khoản nợ mất khả năng thanh toán.

Tuy nhiên, các khoản nợ cần chú ý (nhóm 2) của chi nhánh (mặc dù chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng dự nợ) nhưng lại có xu hướng tăng dần qua các năm. Đây là điều mà các nhà quản lý của VietinBank Huế cần chú ý để kiểm soát tốt hơn trong tương lai.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thừa thiên huế (Trang 55 - 58)