2.2.1 Tình hình dư nợ tín dụng
2.2.1.1 Tăng trưởng dư nợ
Tín dụng luôn giữ một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của VietinBank Huế. Hoạt động tín dụng của chi nhánh luôn tăng qua các năm, dư nợ năm sau cao hơn năm trước, được thểhiện qua Biểu đồ 2.3.
Biểu đồ 2.3: Tăng trưởng dư nợ tín dụngVietinBank Huế 2011-2013
(Nguồn: Báo cáo tài chính của VietinBank Huế năm 2011-2013)
Dư nợ tín dụng năm 2012 đạt 1,547,556 triệu đồng tăng 35.12% so với năm 2011. Đến năm 2013, tổng dư nợ của toàn chi nhánh đạt 1,622,453 triệu đồng, tăng 4.84% so với năm 2012.
2.2.1.2 Dư nợ theo kỳ hạn
Cơ cấu nợ vay năm 2013 không thay đổi nhiều so với năm 2012 đảm bảo sự ổn định cho hoạt động tín dụng, trong đó dư nợ tín dụng dài hạn chiếm 55.9% tổng dư nợ tín dụng, dư nợ tín dụng ngắn hạn chiếm 38.9% tổng dư nợ tín dụng và dư nợ trung hạn chiếm tỷ lệ rất nhỏ (5.2%).
Số liệu trên cho thấy, tỷ trọng cho vay dài hạn của VietinBank Huế qua từng năm luôn cao hơn tỷ trọng cho vay ngắn hạn và trung hạn. Năm 2011, với chính sách hỗ trợ lãi suất 4.5%/năm của chính phủ, các doanh nghiệp có các dự án dài hạn khả thi tranh thủ vay vốn. Vì vậy, tỷ lệ cho vay dài hạn trong năm này tăng cao. Cho vay dài hạn của chi nhánh chủ yếu tập trung vào các ngành mũi nhọn, có lợi thế như công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: xi măng, khai thác khoáng sản, công nghiệp chế biến, thủy điện… những ngành đòi hỏi thời gian thu hồi vốn dài. Đây là định hướng phù hợp với xu thế phát triển kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế là tập trung phát triển công nghiệp hiện đại phục vụ cho nền
0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 1600000 1800000
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
kinh tế địa phương. Bên cạnh đó, từ năm 2011 đến 2013, chi nhánh giải ngân những hợp đồng vay vốn đã ký với tập đoàn điện lực Việt Nam (dự án thủy điện Sông Tranh II) và tập đoàn dầu khí Việt Nam (dự án Điện Đạm Cà Mau) theo chỉ đạo của NHTMCPCTVN nên dư nợ cho vay dài hạn liên tục tăng trong thời kỳ này. Việc chi nhánh thực hiện cơ cấu cho vay dài hạn chiếm tỷ trọng cao có thể tạo điều kiện gia tăng thu nhập từ các khoản cho vay này. Dĩ nhiên, rủi ro luôn đi kèm với lợi nhuận. Với tỷ lệ cho vay dài hạn lớn như vậy, chi nhánh có thể sẽ đối mặt với rủi ro tín dụng gia tăng trong thời gian sắp tới.
Biểu đồ 2.4: Dư nợ tín dụng theo kỳ hạnVietinBank Huế 2011-2013
(Nguồn: Báo cáo tài chính của VietinBank Huế năm 2011-2013)
Dư nợ cho vay ngắn hạn cũng tăng tương ứng để đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa cho vay ngắn hạn và trung, dài hạn. Một số khoản vay dài hạn đến hạn tất toán, chi nhánh khuyến khích khách hàng vay lại ngắn hạn. Dư nợ cho vay ngắn hạn trong năm 2013 là 630,775 triệu đồng, tăng 9,1% so với năm 2012 và 41.9% so với năm 2011. Với chính sách của chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ như trợ giúp tài chính, xúc tiến mở rộng thị trường, cung ứng dịch vụ công, thông tin và tư vấn… đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này có điều kiện phát triển. Thêm vào đó, một lợi thế riêng có là nguồn vốn cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh được NHTMCPCTVN đưa về tăng cao trong
0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 800000 900000 1000000
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn
năm 2011 do VietinBank là ngân hàng duy nhất được Bộ Tài Chính và NHNN chỉ định làm ngân hàng tham gia hiệp hội các định chế tài chính tài trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ APEC. Tận dụng lợi thế này, VietinBank đã tìm được nguồn vốn hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước, nhờ đó mà các chi nhánh thuộc VietinBank cũng có nguồn vốn dồi dào hơn để thực hiện cấp tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong đó có VietinBank Huế. Điều này cho thấy định hướng hoạt động kinh doanh của VietinBank Huế tương đối ổn định, với mục tiêu phát triển khách hàng có nhu cầu vay vốn ngắn hạn, tạo điều kiện cho chi nhánh chủ động cân đối vốn kinh doanh, phục vụ vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, hạn chế lĩnh vực phi sản xuất.
Dư nợ cho vay trung hạn trong năm 2013 giảm 41% so với năm 2012 và giảm 32.5% so với năm 2011 do chính sách hạn chế cho vay trung hạn và yêu cầu thu nợ theo kỳ hạn của NHTMCPCTVN đối với các dự án vay trung hạn như dự án xi măng Luks, dự án siêu thị Thuận Thành II, dự án Nhà Máy Bia Huế…
2.2.1.3 Dư nợ theo thành phần kinh tế
Cơ cấu cho vay của VietinBank Huế theo thành phần kinh tế tương đối đa dạng. VietinBank Huế đáp ứng hầu hết nhu cầu tín dụng của nền kinh tế: cá nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế của VietinBank Huế giai đoạn 2011-2013 được thể hiện qua Bảng 2.2 như sau:
Bảng 2.2: Dư nợ theo thành phần kinh tếVietinBank Huế 2011-2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Thành phần kinh tế Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Doanh nghiệp Nhà nước 169,308 14,78% 387,535 25,04% 275,952 17,10% Công ty CP 194,131 16,95% 247,045 15,96% 372,909 22,98% Công ty TNHH 211,516 18,47% 289,997 18,74% 227,693 14,03% Doanh nghiệp tư nhân 55,355 4,83% 41,642 2,69% 55,914 3,45% Cá thể 87,951 7,68% 93,878 6,07% 69,657 4,29% Tập thể 23,335 2,04% 36,898 2,38% 41,355 2,55% Doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài 403,690 35,25% 450,561 29,12% 578,973 35,69%
Tổng 1,145,286 100% 1,547,556 100% 1,622,453 100%
(Nguồn: Báo cáo tín dụng của VietinBank Huế năm 2011-2013)
Trong cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế ta thấy, dư nợ đối với DNNN và doanh nghiệp có vốn ĐTNN chiếm tỷ trọng cao nhất. Tuy nhiên, dư nợ đối với DNNN có xu hướng giảm cả về tốc độ tăng dư nợ và tỷ trọng. Đây là một sự chuyển biến tích cực trong công tác điều chỉnh cơ cấu cho vay đối với loại hình doanh nghiệp của chi nhánh. Nguyên nhân của điều này là vì hầu hết các DNNN thường hoạt động kinh doanh không hiệu quả, ngày càng bộc lộ nhiều yếu kém trong cơ chế điều hành và quản lý. Do đó, thời gian trước đây, một bộ phận lớn dư nợ quá hạn đều tập trung ở DNNN, giờ đây đòi hỏi chi nhánh hạn chế cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. Dư nợ đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn và có tốc độ tăng qua các năm. Năm 2012, dư nợ đối với loại hình doanh nghiệp này tăng 11,61%, sang năm 2013 tăng 28,51%. Nhìn chung, tốc độ tăng tương đối ổn định. Nguyên nhân là hầu hết các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngoài việc tiếp nhận vốn, họ
còn được tiếp cận với phương thức điều hành, lãnh đạo chuyên nghiệp của các chuyên gia nước ngoài. Vì vậy, hầu hết các doanh nghiệp này đều kinh doanh hiệu quả và đảm bảo khả năng trả nợ cho chi nhánh. Do đó chi nhánh điều chỉnh cơ cấu dư nợ đối với loại hình doanh nghiệp này tăng lên qua các năm.
Biểu đồ 2.5: Dư nợ theo thành phần kinh tếVietinBank Huế 2011-2013
14,78%16,95% 16,95% 18,47% 4,83% 7,68% 2,04% 35,25% Năm 2011 Doanh nghệp Nhà nước Công ty CP Công ty TNHH
Doanh nghiêp tư nhân Cá thể Tập thể 25,04% 15,96% 18,74% 2,69% 6,07% 2,38% 29,12% Năm 2012 Doanh nghệp Nhà nước Công ty CP Công ty TNHH
Doanh nghiêp tư nhân Cá thể
Tập thể
Doanh nghiêp có vốn đầu tư nước ngoài
(Nguồn: Báo cáo tín dụng của VietinBank Huế năm 2011-2013)
Tỷ trọng dư nợ đối với công ty cổ phần và công ty TNHH đứng thứ hai trong cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế. Trong năm 2012, dư nợ đối với công ty cổ phần chỉ tăng 27,25% so với năm 2011, đến năm 2013 đã tăng lên đến 50,95%. Có sự gia tăng đáng kể này là do chính sách cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, khiến cho số lượng doanh nghiệp nhà nước giảm xuống, số lượng công ty cổ phần, công ty TNHH tăng đáng kể. Việc đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước sẽ tạo áp lực buộc các doanh nghiệp làm ăn minh bạch và hiệu quả hơn. Mặt khác, với số lượng công ty cổ phần và công ty TNHH ngày càng gia tăng, để đáp ứng cho yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh nhà, chi nhánh đã thực hiện cấp tín dụng cho những doanh nghiệp này khiến cho dư nợ đối với loạihình doanh nghiệp này gia tăng qua các năm.
Dư nợ đối với doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng thấp vào khoảng 3%- 4%. Nguyên nhân là do phần lớn các doanh nghiệp tư nhân muốn đầu tư kinh doanh thường đứng tên mình vay cá nhân bởi vì thủ tục cho vay cá nhân đơn giản, nhanh chóng hơn.
Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế của VietinBank Huế như trên là phù hợp với qui mô và chính sách của ngân hàng.
17,10% 22,98% 22,98% 14,03% 3,45% 4,29% 2,55% 35,69% Năm 2013
Doanh nghiệp Nhà nước
Công ty CP
Công ty TNHH
Doanh nghiệp tư nhân Cá thể
Tập thể
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
2.2.1.4 Dư nợ theo mục đích vay vốn của khách hàng
Cơ cấu cho vay theo mục đích vay vốn của VietinBank Huế được thể hiện ở biểu đồ 2.6.
Căn cứ vào dư nợ cho vay theo mục đích vay vốn của VietinBank Huế năm 2013 thì cho vay sản xuất có tỷ trọng cao nhất chiếm 58%, tiếp đó là cho vay kinh doanh dịch vụ - chiếm 35%, cho vay tiêu dùng chiếm 5% và cho vay khác chiếm 2%.
Việc theo dõi, phân tích cơ cấu dư nợ tín dụng theo mục đích vay vốn của chi nhánh cùng với việc thu thập, đánh giá thông tin về tình hình kinh tế của những lĩnh vực, ngành nghề trong nền kinh tế sẽ giúp chúng ta có định hướng phát triển dư nợ tín dụng đối với những ngành nghề có tiềm năng và hạn chế phát triển dư nợ tín dụng đối với những ngành nghề có nguy cơ mang lại rủi ro tín dụng cao.
Biểu đồ 2.6: Dư nợ cho vay theo mục đích vay vốnVietinBank Huế năm 2013
(Nguồn: Báo cáo tín dụng năm 2013 của VietinBank Huế)
Hiện nay, chi nhánh chủ yếu cấp tín dụng cho mục đích sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp dệt may, da giày, chế biến gỗ, sản xuất sợi, gốm sứ… Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tỉnh đã có nhiều dự án phát triển sản xuất tại các khu công
58%35% 35%
5% 2%
Cho vay sản xuất Cho vay kinh doanh dịch vụ
Cho vay tiêu dung
nghiệp như: cụm làng nghề Mỹ Xuyên, khu công nghiệp Phú Bài, Phong Điền, Tứ Hạ… thu hút một lượng lớn các doanh nghiệp ra đời. Điều này đã mở ra cơ hội cho chi nhánh tiếp cận với các doanh nghiệp này để cho vay sản xuất. Tuy nhiên, việc tập trung cho vay sản xuất vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phân tán rủi ro trong đầu tư tín dụng. Các khoản vay này chủ yếu là trung và dài hạn đòi hỏi việc thẩm định tín dụng phải hết sức kỹ càng, tránh dẫn đến rủi ro.