- Dư nợ tín dụng và thu nhập từ hoạt động tín dụng không ngừng tăng trưởng Trong những năm gần đây, với phương châm phát triển an toàn, hiệu quả và
3.2.1 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý rủi ro tín dụng để phòng ngừa rủi ro
dụng để phòng ngừa rủi ro
3.2.1.1 Hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro tín dụng theo chuẩn mực và các thông lệ quốc tế
Để nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro tín dụng, kiểm soát chất lượng tín dụng, VietinBank đã tiến hành triển khai dự án xây dựng hệ thống quản lý rủi ro tín dụng. Hiện tại, VietinBank đang áp dụng hệ thống phần mềm quản lý rủi ro tác nghiệp tín dụng (risk management). Theo đó, cán bộ tín dụng hoặc người kiểm soát chéo,cán bộ hậu kiểm saukhi phát hiện sai sót dù nhỏ hay lớn đều phải vào chương trình “risk management” để khai báo. Nhờ vậy, những
lần tác nghiệp sau sẽ không mắc phải sai sót và các cán bộ tín dụng khác cũng từ đó nhận biết sai sót để khắc phục. VietinBank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam tiến hành xây dựng hệ thống quản lý rủi ro tín dụng theo định hướng chuẩn mực quốc tế Basel II. Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm và năng lực trong công tác quản trị rủi ro tín dụng, hệ thống hiện tại của VietinBank chưa đầy đủ, chưa toàn diện và chưa đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của chuẩn mực Basel và các thông lệ quốc tế. Tôi cho rằng, để nâng cao chất lượng của hoạt động quản lý rủi ro tín dụng, VietinBank cần phải gấp rút hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng. Lãnh đạo VietinBank phải xem đây là một vấn đề mang tính chiến lược nhằm cải tổ toàn bộ hệ thống quản trị rủi ro tín dụng đáp ứng tốt các tiêu chuẩn của Basel II (tương lai tiến tới Basel III) và các thông lệ quốc tế tốt nhất. Sự cải tổ phải mang tính toàn diện và hệ thống, từ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, mô hình hoạt động đến các chính sách, quy định, quy trình cấp tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng. Hệ thống phải tích hợp được các mô hình, công cụ đo lường rủi ro bằng phương pháp thống kê nhằm cải thiện tính chính xác và hiệu lực của việc đo lường rủi ro tín dụng thông qua các thước đo như: xác suất không trả được nợ của khách hàng (PD – probability of default), số dư nợ rủi ro của khách hàng (EAD – exposure at default) và tổn thất dự kiến trong trường hợp không trả được nợ (LGD – loss given default) cho cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Vì VietinBank chưa có nhiều kinh nghiệm và năng lực để xây dựng một hệ thống quản lý rủi ro tín dụng tốt, nên tôi đề xuất VietinBank cần phải thuê các công ty tư vấn nước ngoài có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm soát rủi ro để xây dựng, cải tổ và hoàn thiện hệ thống, tư vấn cho VietinBank về việc lựa chọn hệ thống giải pháp quản trị rủi ro toàn diện và thích hợp.
3.2.1.2 Nâng cao hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, phần lớn các NHTM Việt Nam chưa nhận thức sâu sắc và đầy đủ về sự cần thiết, lợi ích cũng như cách xây dựng, tổ chức và vận hành bài bản một hệ thống kiểm soát nội bộ. Công tác kiềm tra, kiểm soát thường chồng chéo, phiến diện, tập trung vào các chỉ số tài chính và
kết quả cuối cùng với thói quen tìm lỗi, đổ trách nhiệm chứ ít chú trọng việc kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động của ngân hàng nhằm ngăn chặn, giảm thiểu rủi ro, đảm bảo cho ngân hàng hoạt động có hiệu quả, sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đặt ra. Đây là một trong các điểm yếu mà các NHTM Việt Nam nói chung và VietinBank Huế nói riêng cần khắc phục ngay nếu không muốn đối diện với các rủi ro phát sinh ngày càng nhiều trong môi trường kinh doanh ngày càng khắc nghiệt và mang tính cạnh tranh cao. Nhận thức được những mặt hạn chế trong hệ thống kiểm soát nội bộ tại chi nhánh, VietinBank Huế thành lập các tổ, bộ phận kiểm tra chéo nhằm phát hiện kịp thời các sai sót để chấn chỉnh. Khi một cán bộ tạo sai tài khoản tiền vay hoặc nhập sai lãi suất, ngày đáo hạn… bộ phận kiểm trachéo, bộ phận hậu kiểm phải kiểm tra và phát hiện trong ngày để tránh tổn thất, thiệt hại cho ngân hàng và khách hàng, ngăn ngừa trường hợp cán bộ tín dụng lợi dụng sơ hở, cố tình gây sai sót. Bộ phận kiểm soát nội bộ của VietinBank Huế được yêu cầu thường xuyên kiểm tra, theo dõi xem cán bộ tín dụng có nhập lỗi của mình vào phần mềm báo cáo lỗi rủi ro tác nghiệp của hệ thống hay không, giám sát tần suất lỗi, theo dõi xem trong một tháng, mỗi cán bộ tín dụng vi phạm bao nhiêu lần và lỗi vi phạm đó có thường xuyên lặp lại hay không để làm cơ sở báo cáo và ra quyết định kỷ luật. Nhờ vậy, trước khi có các đoàn kiểm tra ngoài ngành, kiểm toán về làm việc, bộ phận kiểm soát nội bộ có thể phát hiện sớm các sai sót và đề nghị cán bộ chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, chứng từ.
Để hệ thống kiểm soát nội bộ của VietinBank Huế vận hành tốt, cần tuân thủ thực hiện các nguyên tắc và biện pháp sau đây:
Hoàn thiện môi trường kiểm soát:
- Ngân hàng xây dựng một môi trường văn hóa chú trọng đến sự liêm chính, đạo đức nghề nghiệp cùng với những quy định rõ ràng về trách nhiệm, quyền hạn và quyền lợi.
- Các quy trình hoạt động và kiểm soát nội bộ được văn bản hoá rõ ràng và được truyền đạt rộng rãi trong nội bộ ngân hàng.
tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc, chuẩn mực của hệ thống kiểm soát nội bộ đã được thiết lập.
- Ngân hàng phải tổ chức bộ máy tín dụng hợp lý để đảm bảo công tác quản lý hoạt động tín dụng có hiệu quả.
- Ngân hàng phải có bộ phận (độc lập với bộ máy tín dụng) kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng theo các chuẩn mực kiểm toán quốc gia và quốc tế.
- Ngân hàng thường xuyên luân chuyển nhân sự trong các khu vực, vị trí nhạy cảm; quan tâm, nhắc nhở, bảo vệ quyền lợi của những cán bộ tín dụng làm việc nặng nhọc, căng thẳng.
Hoàn thiện việc nhận diện và đánh giá rủi ro:
- Xác định rõ các hoạt động tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao. Mọi hoạt động quan trọng phải được ghi lại bằng văn bản;
- Xác định rõ ràng và chính xác các rủi ro tiềm ẩn trong từng hoạt động, từng giai đoạn trong qui trình cấp tín dụng;
- Vận dụng các mô hình định lượng để đánh giá và đo lường rủi ro tín dụng chính xác như mô hình ước tính rủi ro dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ (IRB – internal rating based).
Về cơ chế kiểm soát:
- Lãnh đạo ngân hàng cần phân chia trách nhiệm thích hợp. Nguyên tắc này được thực hiện thông qua việc phân chia trách nhiệm thực hiện một nghiệp vụ cho nhiều người, nhiều bộ phận cùng tham gia. Mục đích là không để cho một cá nhân hay một bộ phận nào có thể kiểm soát được mọi mặt của một nghiệp vụ. Khi đó, thông qua cơ cấu tổ chức, công việc của một nhân viên này được kiểm soát tự động bởi nhân viên khác. Việc phân chia trách nhiệm sẽ giúp giảm bớt rủi ro xảy ra các sai sót, nhầm lẫn cũng như các hành vi gian lận.
- Thực hiện các thủ tục phê chuẩn đúng đắn. Tất cả các nghiệp vụ tín dụng đều phải được phê chuẩn trước khi thực hiện. Chính sách đối với những phê chuẩn này phải do các nhà quản lý cấp cao của ngân hàng đề ra.
để đảm bảo rằng tất cả các giao dịch, tài sản của ngân hàng đã được kiểm soát đúng đắn và được ghi chép đầy đủ, chính xác.
- Ngân hàng cần tiến hành các biện pháp kiểm tra độc lập. Người thực hiện thủ tục kiểm tra phải độc lập đối với nghiệp vụ được kiểm tra để tạo ra một sự kiểm soát lẫn nhau một cách tự nhiên trong hoạt động.
Về hoàn thiện hệ thống thông tin và báo cáo:
- Ngân hàng cần tuyệt đối chấp hành chế độ hạch toán kế toán, các chứng từ, sổ sách phải được lưu trữ theo đúng qui định của pháp luật.
- Ngân hàng phải đảm bảo có một hệ thống thông tin tin cậy, nhằm phục vụ tốt cho công tác điều hành và kiểm soát có hiệu quả. Hệ thống phải cập nhật thường xuyên các thông tin quan trọng cho ban giám đốc ngân hàng và những người có thẩm quyền khác trong ngân hàng.
- Ngân hàng phải thiết lập kênh thông tin “nóng” cho phép nhân viên báo cáo về các hành vi, sự kiện bất thường có khả năng gây thiệt hại cho ngân hàng.
Về hoàn thiện hệ thống giám sát và thẩm định:
- Ngân hàng cần thiết lập và duy trì tốthệ thống báo cáo cho phép phát hiện các sai lệch giữa thực tế với kế hoạch. Khi phát hiện sai lệch, ngân hàng cần triển khai việc điều tra nguyên nhân và đưa ra các biện pháp điều chỉnh thích hợp.
- Ngân hàng cần bố trí người có kinh nghiệm, đạo đức, và trình độ chuyên môn thích hợp để thực hiện kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng. Người này phải có quyền báo cáo trực tiếp với cấp phụ trách cao và ban giám đốc. Những sai sót của hoạt động tín dụng được phát hiện bởi kiểm toán viên nội bộ được báo cáo trực tiếp và kịp thời với ban giám đốc để kịp thời có biện pháp khắc phục.
- Ngân hàng phải yêu cầu các cấp quản lý trung gian báo cáo ngay với ban giám đốc về mọi trường hợp gian lận, nghi ngờ gian lận, về các hành vi vi phạm nội qui, qui định của ngân hàng, cũng như qui định của pháp luật mà có khả năng làm tăng rủi ro và giảm lợi ích kinh tế của ngân hàng.
3.2.1.3 Nâng cao năng lực của đội ngũ CBTD
Như đã phân tích, rủi ro tín dụng có thể phát sinh do rất nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Các biện pháp phòng chống rủi ro có thể nằm trong tầm tay của ngân hàng nhưng cũng có những biện pháp vượt ngoài khả năng của ngân hàng, liên quan đến vấn đề nội tại của bản thân nền kinh tế đang chuyển đổi, đang định hướng mô hình phát triển ở Việt Nam. Trong phạm vi tầm tay của ngân hàng, rủi ro tín dụng phụ thuộc lớn vào năng lực của bộ phận tín dụng trong việc phát hiện và hạn chế rủi ro từ lúc xem xét quyết định cho vay cũng như trong suốt thời gian vay. 12THiệu quả quản lý rủi ro tín dụng phụ thuộc phần nhiều vào yếu tố phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm, trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ ngân hàng.12T Do vậy, biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng sâu sắc nhất vẫn là các biện pháp liên quan đến con người như việc đào tạo, bố trí cán bộ và cơ chế kiểm tra, giám sát hành vi của cán bộ trong quá trình xử lý công việc. Thực hiện tốt các biện pháp này có thể cho rằng con đường quản lý rủi ro tín dụng của ngành ngân hàng coi như đã đi được hơn một nửa. Hiện tại, VietinBank Huế đang triển khai học tập nghiệp vụ cho cán bộ vào chiều thứ 7 hàng tuần theo từng nhóm, phòng, nghiệp vụ chuyên môn. Theo đó, các cán bộ phổ biến nghiệp vụ cho nhau, cán bộ cũ kèm cán bộ mới. Hàng năm, ngân hàng Thương Mại Cổ Phẩn Công Thương Việt Nam tổ chức các kỳ thi nghiệp vụ giỏi cho cán bộ lãnh đạo và nhân viên tại trụ sở chính và các chi nhánh. Từ đó, tuyển chọn ra đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp cao.
Các biện pháp mà ngân hàng cần phải thực hiện bao gồm:
- Công tác tuyển dụng cán bộ, nhân viên phải căn cứ năng lực chuyên môn, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp. Việc bố trí cán bộ, nhân viên phải phù hợp với năng lực và sở trường. Ngân hàng cần xây dựng “Bảng mô tả công việc” quy định rõ yêu cầu kiến thức và chất lượng nhân sự cho từng vị trí công việc trong hoạt động tín dụng.
- Cần quan tâm đào tạo và huấn luyện CBTD, không ngừng nâng cao trình độ và đạo đức nghề nghiệp của các CBTD. Đây là một trong những yếu tố có tính quyết định đến hiệu quả của hoạt động tín dụng, phòng ngừa rủi ro tín dụng. Vì vậy, trong công tác đào tạo, ngân hàng cần lưu ý phải huấn luyện cho CBTD các kỹ năng chuyên môn, rèn luyện phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của họ. Ngân hàng cần 12Tphối hợp với NHTMCPCTVN và các ngân hàng nước ngoài tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn để cập nhật kiến thức, kỹ thuật quản lý rủi ro tín dụng cho CBTD. Các khóa học về thẩm định năng lực tài chính, thẩm định dự án đầu tư và phân tích tín dụng và rủi ro tín dụng cũng cần được tổ chức định kỳ để củng cốvà nâng cao năng lực chuyên môn cho CBTD.
12T
- Ngoài kiến thức và kỹ năng chuyên môn, ngân hàng cần phải nâng cao sự hiểu biết của CBTD về kiến thức pháp luật để xử lý công việc chặt chẽ, tuân thủ qui định của pháp luật. CBTD phải là những người có kiến thức xã hội sâu rộng, am hiểu thị trường, am hiểu pháp luật, có khả năng tự học, tự nghiên cứu để nắm bắt những vấn đề mới nảy sinh, nhất là các chế độ, thể lệ, chính sách mới ban hành.
12T
- Ngân hàng cần phải có những chuyên gia phân tích rủi ro và phòng ngừa rủi ro, tham mưu cho lãnh đạo ngân hàng trong việc ban hành, sửa đổi các chính sách quản lý rủi ro của ngân hàng cũng như cập nhật những thông tin kinh tếliên quan đến rủi ro, đặc biệt là RRTD.
- Ngoài những biện pháp trên, ngân hàng cần phải xây dựng hệ thống văn bản thống nhất, qui định chi tiết việc tuyển dụng, đào tạo, đánh giá nhân viên, đề bạt, trả lương, phụ cấp, thưởng để khuyến khích mọi người trong ngân hàng làm việc hiệu quả và liêm chính.
3.2.1.4 Xây dựng hệ thống quản lý thông tin khách hàng
Các khó khăn chủ yếu của CBTD hiện nay là thiếu thông tin về khách hàng để ra quyết định cấp tín dụng nên dễ dẫn đến rủi ro sau này. Vì vậy, ngân hàng phải xây dựng bộ phận thu thập và lưu trữ thông tin khách hàng có hiệu quả.
Ngoài yếu tố quản trị nguồn nhân lực, việc quản lý thông tin khách hàng là vô cùng quan trọng trong quản lý hoạt động tín dụng. Việc xây dựng và vận hành hệ thống thông tin khách hàng tốt sẽ giúp các CBTD có đầy đủ thông tin để cải thiện việc ra quyết định trong hoạt động tín dụng, góp phần phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Hiện nay, Vietinbank Huế đang sử dụng chương trình quản lý CIF. Việc sử dụng chương trình này đòi hỏi cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi những thay đổi về tình hình kinh doanh, tài chính của khách hàng nhằm cập nhật những thông tin mới nhất vào chương trình.