CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH
Bảng 4.21: Một số chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng tại BIDV Hậu Giang từ năm 2011 đến năm 2013
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm
2011 2012 2013
Tổng vốn huy động Triệu đồng 301.044 341.490 292.747
Doanh số cho vay Triệu đồng 4.403.506 6.757.003 4.193.142
Doanh số thu nợ Triệu đồng 3.981.924 6.082.651 4.007.087
Dƣ nợ Triệu đồng 2.081.001 2.755.353 2.941.408 Dƣ nợ bình quân Triệu đồng 2.375.714 2.418.177 2.848.380,5 Nợ có khả năng mất vốn Triệu đồng 1.115 14.974 2.865 Nợ quá hạn Triệu đồng 412.274 939.032 1.650.494 Nợ xấu Triệu đồng 50.793 66.095 496.385 DPRR đƣợc trích lập Triệu đồng 19.000 25.349 75.251 Dƣ nợ/vốn huy động % 691,26 806,86 1004,76 Hệ số thu nợ % 90,43 90,02 95,56 Vòng quay vốn tín dụng Vòng 1,68 2,52 1,41 Nợ quá hạn/Dƣ nợ % 19,81 34,08 56,11 Nợ xấu/Dƣ nợ % 2,44 2,40 16,88 Hệ số khả năng mất vốn % 0,05 0,62 0,10 Tỷ lệ dự phòng RRTD % 0,91 0,92 2,56 Khả năng bù đấp RRTD % 37,41 38,35 15,16 ĐVT: Triệu đồng
71
4.4.1 Tổng dƣ nợ trên vốn huy động
Qua bảng số liệu trên ta thấy chỉ tiêu tổng dƣ nợ/vốn huy động của Ngân hàng trong giai đoạn này luôn ở mức cao, và có chiểu hƣớng tăng qua các năm. Điều này chứng tỏ khả năng sử dụng vốn huy động của Ngân hàng là khá tốt. Cụ thể năm 2011 tổng dƣ nợ/vốn huy động là 691,26%. Năm 2012 tăng lên 806,86% và tiếp tục tăng đến 1004,76% trong năm 2013. Nguyên nhân là do năm 2012 có tốc độ tăng của dƣ nợ tăng nhanh hơn tốc độ tăng của vốn huy động vì Ngân hàng đã tăng cƣờng cho vay, khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng đầu tƣ. Ở năm 2013, vốn huy động có sự sụt giảm theo chiều hƣớng giảm của lãi suất, chủ yếu là sự sụt giảm ở tiền gửi dân cƣ vì ngƣời dân có xu hƣớng chuyển sang đầu tƣ vào các hình thức khác mang lại lợi nhuận cao hơn, trong khi đó trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế, việc nhiều doanh nghiệp bị phả, đình trệ sản xuất, không thể trả nợ cho Ngân hàng vẫn khiến dƣ nợ tiếp tục tăng mạnh.
4.4.2 Hệ số thu nợ
Thông qua chỉ tiêu này có thể đánh giá đƣợc công tác thu hồi nợ vay của Ngân hàng, chính vì vậy hệ số này càng lớn chứng tỏ công tác thu hồi nợ càng tốt. Qua bảng số liệu trên, ta thấy đƣợc hệ số thu nợ từ năm 2011 đến năm 2012 giảm từ 90,53% xuống còn 90,02%. Nguyên nhân là do năm 2012 hầu hết các ngành kinh tế điều có bƣớc phát triển vƣợt trội, nên các doanh nghiệp một mặt tăng cƣờng vay vốn của Ngân hàng để mở rộng đầu tƣ, phát triển sản xuất kinh doanh, mặt khác cũng thực hiện tốt công tác trả nợ cho Ngân hàng do làm ăn có hiệu quả, thu đƣợc lợi nhuận khiến cho cả DSCV và DSTN điều tăng cao nhƣng tốc độ tăng của DSCV tăng nhanh hơn tốc độ tăng của DSTN làm hệ số thu nợ có sự sụt giảm nhƣng vẫn ở mức cao. Sang năm 2013, DSCV và DSTN bắt đầu giảm, mặc dù vậy tốc độ giảm của DSCV nhanh hơn tốc độ giảm của DSTN khiến hệ số thu nợ tăng lên 95,56
4.4.3 Vòng quay vốn tín dụng
Năm 2011, vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng là 1,68 vòng. Sang năm 2012, vòng quay vốn này là 2,52 vòng. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của DSTN tăng nhanh hơn tốc độ tăng của dƣ nợ bình quân. Điều này cho thấy nguồn vốn của Ngân hàng đƣợc sử dụng một cách hiệu quả, có khả năng sinh lợi, không rơi vào tình trạng ứ đọng. Tuy nhiên sang năm 2013, vòng quay vốn này chỉ còn 1,41 vòng, còn nhỏ hơn so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong điều kiện sản xuất khó khăn của giai đoạn này DSTN có phần giảm sút, trong khi đó dƣ nợ bình quân luôn ở mức khá cao.
72
4.4.4 Nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ
Nợ quá hạn làm cho nguồn vốn bị chiếm dụng, vòng quay vốn chậm không thể thúc đẩy quá trình tái đầu tƣ, không đáp ứng kịp nhu cầu vốn của khách hàng. Do đó, vấn đề nợ quá hạn là nỗi lo chung của tất cả các ngân hàng bởi việc thẩm định món vay đã khó, thu hồi đƣợc nợ gốc và lãi đúng hạn lại càng khó hơn.
Nhìn chung chỉ tiêu nợ quá hạn/tổng dƣ nợ của Ngân hàng có chiều hƣớng gia tăng qua 3 năm. Năm 2011 chỉ tiêu này là 19,81%, sang năm 2012 tăng lên 34,08%, đến năm 2013 lại tiếp tục tăng lên 56,11%. Nguyên nhân là tốc độ tăng của nợ quá hạn tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tổng dƣ nợ khiến chỉ số này tăng cao. Chủ yếu nợ quá hạn của Ngân hàng tập trung ở nhóm nợ ngắn hạn vì DSCV ở nhóm này chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng DSCV. Ở những năm vừa qua, các khoản vay ở nhóm nợ này gặp rủi ro khá lớn do các doanh nghiệp gặp phải nhiều thách thức từ bối cảnh khó khăn của nền kinh tế trong và ngoài nƣớc gây ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó cũng có một số doanh nghiệp có trình độ quản lý kém, lấy vốn ngắn hạn đầu tƣ dài hạn làm mất khả năng xoay vòng vốn trả nợ cho Ngân hàng
4.4.5 Nợ xấu trên tổng dƣ nợ
Qua bảng số liệu trên ta thấy chỉ tiêu nợ xấu/tổng dƣ nợ có sự biến động trong giai đoạn này. Điển hình từ năm 2011 đến năm 2012 chỉ tiêu này từ 2,44% giảm xuống còn 2,40%. Nguyên nhân là do năm 2012 hầu hết các doanh nghiệp điều hoạt động tốt, có hiệu quả nên trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng khiến nợ xấu có sự sụt giảm, chất lƣợng các khoản vay khá tốt. Tuy nhiên ở năm 2013, chỉ số này bắt đầu tăng vọt lên 16,88% do tình hình bất ổn của nền kinh tế, sự đóng băng của thị trƣờng BĐS, thị trƣờng chứng khoán, dịch bệnh lan tràn gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp thậm chí bị phá sản, không trả đƣợc nợ làm nợ xấu tăng vọt lên một lƣợng khá lớn.
4.4.6 Hệ số khả năng mất vốn
Ta thấy từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 hệ số khả năng mất vốn của Ngân hàng có sự biến động không ngừng. Tăng ở năm 2012 (từ 0,05% tăng lên 0,62%) và giảm ở năm 2013 (từ 0,62% giảm xuống còn 0,10%). Nguyên nhân là một phần là do nợ quá hạn của khách hàng từ các nhóm khác chuyển sang, phần khác do một số doanh nghiệp bị phá sản làm dƣ nợ trực tiếp chuyển sang nợ nhóm 5. Nhận thấy tình hình có chuyển biến xấu, nợ nhóm 5 là nợ mất vốn nếu nó tăng quá cao sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động của Ngân hàng nên Ngân hàng đã thực hiện các biện pháp nhƣ tăng
73
cƣờng công tác thu nợ, xử lý các khoản nợ xấu bằng dự phòng, bán nợ…làm cho hệ số khả năng mất vốn giảm 0,52% ở năm 2013.
4.4.7 Tỷ lệ dự phòng RRTD và khả năng bù đấp RRTD
Nhìn chung từ năm 2011 đến năm 2012, tỷ lệ dự phòng RRTD của Ngân hàng tăng từ 0,91% lên 0,92% do số trích lập dự phòng RRTD này có sự gia tăng làm cho khả năng bù đấp RRTD của Ngân hàng cũng tăng lên từ 37,41% đạt mức 38,35%. Nguyên nhân là do trong năn 2012, kinh tế Hậu Giang phát triển ấn tƣợng, DSCV của Ngân hàng tăng lên một lƣợng lớn và công tác thu nợ cũng đƣợc thực hiện tốt dẫn đến chất lƣợng các khoản vay đƣợc nâng cao, nợ xấu chỉ tăng một lƣợng nhỏ so với tổng dƣ nợ.
Tuy nhiên sang năm 2013, tỷ lệ dự phòng này tăng vọt lên 2,56% nhƣng khả năng bù đấp rủi ro lại giảm xuống chỉ còn 15,16%. Nguyên nhân là do nợ xấu tăng quá cao trong giai đoạn này, chủ yếu là nợ nhóm 3 và nhóm 4 do khách hàng làm ăn kém hiệu quả và quá hạn trả nợ cho Ngân hàng. Đặc biệt là nợ xấu từ ngành kinh tế nuôi trồng thủy sản do dịch bệnh làm tôm chết hàng loạt, tiêu thụ thấp. Chính vì vậy những nhóm nợ này có khả năng rất cao để chuyển sang nợ nhóm 5. Nhƣng việc trích lập dự phòng quá cao tuy mang lại an toàn cho hoạt động tín dụng, đảm bảo đƣợc khả năng thanh khoản nhƣng lại đặt ra vấn đề về vốn, vì đây cũng giống nhƣ lƣợng tiền nhàn rỗi trong Ngân hàng, không có khả năng sinh lợi
74
Đánh giá rủi ro tín dụng của BIDV Hậu Giang 6T-2013 và 6T-2014 thông qua các chỉ số tài chính
Bảng 4.22: Một số chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng tại BIDV Hậu Giang 6T- 2013 và 6T-2014
Ở 6 tháng đầu năm 2014, tình hình kinh tế có phần khả quan hơn, các ngành kinh tế nhƣ công nghiệp chế biến, nuôi trồng thủy sản đều có bƣớc phát triển mới nên Ngân hàng đã mạnh dạng cho họ vay vốn nhằm tìm kiếm nguồn thu lợi từ lãi khiến dƣ nợ tăng mạnh, chỉ tiêu tổng dƣ nợ/vốn huy động cũng tăng lên đạt mức 1563,50%. Mặc dù vậy, do vốn huy động giảm qua các năm và chủ yếu Ngân hàng phải sử dụng thêm nguồn vốn từ hội sở để bù đấp vào nguồn vốn còn thiếu, vì vậy trong thời gian tới Ngân hàng nên có những chính
Chỉ tiêu Đơn vị tính 6T-2013 6T-2014
Tổng vốn huy động Triệu đồng 261.334 209.929
Doanh số cho vay Triệu đồng 1.126.844 2.408.612
Doanh số thu nợ Triệu đồng 1.130.023 2.065.778
Dƣ nợ Triệu đồng 2.752.175 3.282.242 Dƣ nợ bình quân Triệu đồng 2.753.764 3.382.825 Nợ có khả năng mất vốn Triệu đồng 27.215 442.268 Nợ quá hạn Triệu đồng 1.634.395 1.650.494 Nợ xấu Triệu đồng 959.136 560.915 DPRR đƣợc trích lập Triệu đồng 110.780 96.589 Dƣ nợ/vốn huy động % 1.053,13 1.563,50 Hệ số thu nợ % 100,28 85,77 Vòng quay vốn tín dụng Vòng 0,41 0,61 Nợ quá hạn/Dƣ nợ % 59,39 50,29 Nợ xấu/Dƣ nợ % 34,85 17,09 Hệ số khả năng mất vốn % 0,99 13,07 Tỷ lệ dự phòng RRTD % 4,03 2,94 Khả năng bù đấp RRTD % 11,55 17,22 ĐVT: Triệu đồng
75
sách thích hợp để kích thích gia tăng nguồn vốn huy động tại chỗ, giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển.
Cũng trong giai đoạn này, hệ số thu nợ là 85,77%, thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm trƣớc là 100,28%. Nguyên nhân là do trong nửa đầu năm nay lãi suất cho vay giảm chỉ còn ở mức thấp, khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn nhiều hơn phục vụ cho sản xuất kinh doanh, Ngân hàng cũng mở rộng cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn đó nên DSCV tăng khá nhanh so với cùng kỳ năm trƣớc, DSTN cũng tăng nhƣng tăng với tốc độ chậm, tạo ra khoảng chênh lệch trong DSCV và DSTN khiến hệ số thu nợ có sự sụt giảm.
Vòng quay vốn tin dụng là 0,61 vòng có sự gia tăng so với cùng kỳ năm trƣớc là 0,41 vòng vì thời gian này Ngân hàng đã bắt đầu tăng cƣờng công tác thu nợ, hơn nữa khách hàng do làm ăn có hiệu quả hơn nên cũng ý thức trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng. Mặc dù chỉ tiêu này không ở mức cao nhƣng cũng cho thấy sự nỗ lực, cố gắng của Ngân hàng để đạt đƣợc những kết quả khả quan hơn.
Bên cạnh đó, nợ quá hạn/tổng dƣ nợ cũng có sự sụt giảm. Cụ thể ở 6 tháng đầu năm 2014 hệ số này là 50,29% có sự sụt giảm so với cùng kỳ năm trƣớc là 59,39%. Nguyên nhân là do Ngân hàng đã đẩy mạnh việc thu hồi nợ, bên cạnh đó cũng yêu cầu khắc khe hơn đối với các khoản vay mới làm chỉ tiêu này có chiều hƣớng giảm. Mặc khác chỉ số nợ xấu/tổng dƣ nợ chỉ còn 17,09% thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm trƣớc là 34,85% do nợ xấu có chiều hƣớng giảm còn dƣ nợ lại tăng lên. Điều này là một tín hiệu khá khả quan cho thấy chất lƣợng tín dụng đã đƣợc nâng cao, công tác thẩm định khách hàng, thẩm định phƣơng án sản xuất kinh doanh của cán bộ tín dụng cũng đƣợc thực hiện tốt làm tăng hiệu quả trong công tác quản lý rủi ro của Ngân hàng.
Trong khi đó hệ số khả năng mất vốn bất ngờ tăng trở lại lên 13,07% do trong nửa đầu năm này Ngân hàng đã mở rộng cho vay để đáp ứng nhu cầu về vốn của các thành phần kinh tế, tuy nhiên do số lƣợng khách hàng quá nhiều, Ngân hàng không thể kiểm soát chặt chẽ hết các khoản vay dẫn đến rủi ro tín dụng tăng cao. Vì vậy việc trích lập dự phòng nhƣ thế nào cho phù hợp đang là vấn đề nan giải đối với Ngân hàng. Nhìn chung, ta thấy tỷ lệ dự phòng rủi ro trong nửa đầu năm 2014 là 2,94% giảm so với cùng kỳ năm trƣớc nhƣng khả năng bù đấp rủi ro lại tăng lên 17,22%. Nguyên nhân là do nợ xấu trong giai đoạn này đã đƣợc kiểm soát, dù vẫn còn ở mức cao và có khả năng tăng trở lại nhƣng đây cũng đƣợc coi là một tín hiệu tốt cho Ngân hàng khi dƣ nợ vẫn ở mức cao hơn so với 6 tháng đầu năm 2013.
76
CHƢƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN
CHI NHÁNH HẬU GIANG