PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hậu giang (Trang 25)

2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu

Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu thứ cấp đƣợc cung cấp bởi phòng Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển chi nhánh Hậu Giang trong 3 năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014. Ngoài ra, các số liệu, thông tin còn đƣợc thu thập từ báo tuổi trẻ, báo kinh tế, tạp chí tài chính và các website kinh tế khác…

2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu

- Phƣơng pháp thống kê mô tả: liệt kê những bảng số liệu cần phân tích để

thấy đƣợc tình hình thực tế và những biến động qua các năm.

- Phƣơng pháp so sánh: đối chiếu số liệu thực tế của năm sau so với số liệu thực tế của năm trƣớc để xác định xu hƣớng cũng nhƣ tốc độ phát triển.

+ So sánh bằng số tuyệt đối: Là việc xác định chênh lệch giữa trị số của chỉ tiêu kỳ phân tích với trị số của chỉ tiêu kỳ gốc, cho thấy sự biến động về số tuyệt đối của hiện tƣợng

Trong đó: y1 : chỉ tiêu kỳ phân tích y0 : chỉ tiêu kỳ gốc

y : phần chênh lệch tăng, giảm của chỉ tiêu

+ So sánh bằng số tƣơng đối: Là việc xác định số phần trăm tăng, giảm giữa giá trị thực tế so với kỳ gốc hoặc tỷ trọng của một hiện tƣợng trong tổng thể quy mô chung, cho thấy tốc độ phát triển hoặc kết cấu, mức độ phổ biến của hiện tƣợng.

y1 : chỉ tiêu kỳ phân tích y0 : chỉ tiêu kỳ gốc

y : phần chênh lệch tăng, giảm của chỉ tiêu

- Phƣơng pháp tỷ trọng: Để xác định phần trăm của từng yếu tố chiếm đƣợc trong tổng thể các yếu tố đang xem xét, phân tích, từ thấy đƣợc kết cấu, mối quan hệ, mức độ phổ biến của các chỉ tiêu, thấy đƣợc tỷ trọng và vị trí của mỗi bộ phận trong tổng thể.

y = y1 – y0

y = 𝑦1

14

- Phƣơng pháp suy luận tổng hợp: Căn cứ vào tình hình thực tế đã đƣợc phân tích làm rõ và những kết luận đã rút ra đƣợc để tổng hợp lại những mặt mạnh, mặt yếu cũng nhƣ những thuận lợi, khó khăn còn tồn tại, từ đó đề ra những giải pháp cụ thể nhằm giải quyết vấn đề.

- Phƣơng pháp chỉ số: Sử dụng các chỉ tiêu để đánh giá hoạt động tín dụng và đo lƣờng rủi ro tín dụng.

Các chỉ tiêu đánh giá tín dụng

+ Tổng dư nợ trên vốn huy động: Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động vào cho vay của ngân hàng. Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Bỏi vì, nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngƣợc lại chỉ tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử dụng vốn không hiệu quả.

+ Hệ số thu nợ: Hệ số này đánh giá công tác thu hồi nợ vay của ngân hàng từ việc cho khách hàng vay. Nếu hệ số này càng lớn chứng tỏ khả năng thu hồi nợ càng tốt, rủi ro tín dụng thấp.

+ Vòng quay vốn tín dụng: Chỉ tiêu này đo lƣờng tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, cho thấy thời gian thu hồi nợ ngắn hay dài. Càng vay vốn nhanh thì hoạt động của ngân hàng càng hiệu quả và mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Dƣ nợ trên vốn huy động (%) = x 100 Dƣ nợ Vốn huy động Hệ số thu nợ (%) = x 100 Doanh số thu nợ Doanh số cho vay

Vòng quay vốn tín dụng (vòng) =

Doanh số thu nợ Dƣ nợ bình quân

15

Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng

+ Nợ quá hạn trên tổng dư nợ: Chỉ tiêu này đo lƣờng chất lƣợng, hiệu quả hoạt động tín dụng. Tỷ lệ này càng nhỏ thì chất lƣợng tín dụng của ngân hàng càng tốt, khả năng thu hồi nợ sẽ cao và ngƣợc lại.

+ Nợ xấu trên tổng dư nợ: Chỉ tiêu này đo lƣờng chất lƣợng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Nếu chỉ số này càng thấp thì chất lƣợng tín dụng của ngân hàng càng cao và ngƣợc lại.

+ Hệ số khả năng mất vốn: Chỉ tiêu này cho biết bình quân mỗi đồng dƣ nợ thì có bao nhiêu đồng nợ ở trong tình trạng hầu nhƣ không thể thu hồi. Tỷ lệ này càng cao thể hiện chất lƣợng các món vay và công tác quản lý cũng nhƣ rủi ro tại ngân hàng càng cao và ngƣợc lại.

+ Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng: Chỉ tiêu này cho biết bình quân mỗi đồng dƣ nợ thì ngân hàng đã dùng bao nhiêu đồng dự phòng để đảm bảo cho khoản tổn thất có thể xảy ra. Tỷ số này càng cao cho thấy ngân hàng càng quan tâm hơn trọng việc dự đoán những tổn thất có thể xảy ra, nó giúp ngân hàng chủ động hơn trong việc đối phó với tình trạng nợ xấu, nợ mất vốn nhằm đảm bảo hoạt động của ngân hàng. Nhƣng nếu tỷ lệ này cao quá sẽ làm ngƣng tụ vốn của ngân hàng làm giảm khả năng sinh lời của đồng vốn.

Dƣ nợ có khả năng mất vốn Hệ số khả năng mất vốn (%) = x 100 Dƣ nợ bình quân Nợ quá hạn/Tổng dƣ nợ (%) = x 100 Dƣ nợ quá hạn Dƣ nợ Hệ số khả năng mất vốn (%) = x 100 Dƣ nợ có khả năng mất vốn Dƣ nợ bình quân Hệ số rủi ro tín dụng (%) = x 100 Nợ xấu Dƣ nợ Dƣ nợ bình quân = (Dƣ nợ đầu kỳ + Dƣ nợ cuối kỳ) 2

16

+ Khả năng bù đấp rủi ro tín dụng: Chi số này chỉ khả năng bù đắp về mặt tài chính nếu ngân hàng gặp rủi ro mất vốn khi cho vay, dựa vào số DPRR đƣợc trích lập. Chỉ tiêu phản ánh khả năng tài chính linh hoạt của ngân hàng trong việc dự phòng RRTD. Tỷ lệ dự phòng RRTD (%) = x 100 Dự phòng RRTD đƣợc trích lập Tổng dƣ nợ Khả năng bù đấp RRTD (%) = x 100 Dự phòng RRTD đƣợc trích lập Nợ xấu

17

CHƢƠNG 3

GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH HẬU GIANG

3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

3.1.1 Khái quát về Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam đƣợc thành lập theo quyết định số 177/TTg của Thủ tƣớng Chính phủ. Trong quá trình hoạt động và trƣởng thành, ngân hàng đã có những tên gọi khác nhau nhằm phù hợp với từng thời kỳ xây dựng và phát triển của đất nƣớc:

– Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam từ ngày 20/4/1975.

– Ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng Việt Nam từ ngày 24/06/1981. – Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990. – Ngày 27/04/2012 chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, gọi tắt là BIDV.

Hơn 50 năm xây dựng và trƣởng thành, Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu rất quan trọng, đƣợc cộng đồng trong nƣớc và quốc tế biết đến và ghi nhân nhƣ là một trong những thƣơng hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam, không ngừng mở rộng quan hệ đại lý với hơn 400 ngân hàng và quan hệ thanh toán với hơn 50 ngân hàng trên thế giới.

3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV chi nhánh Hậu Giang Giang

Giới thiệu chung về BIDV chi nhánh Hậu Giang

 Tên đơn vị: Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Hậu Giang

 Tên giao dịch: Bank for Investment and development of Viet Nam, Hau Giang Branch

 Tên viết tắt: BIDV – Hậu Giang Branch

 Địa chỉ: Số 45, Quốc lộ 1, Ấp Phú Lợi, Xã Tân Phú Thạnh, Huyện Châu Thành A, Tỉnh Hậu Giang

 Điện thoại: 0711.3951761 – 0711.3951762  Fax: 0711.395176

18

BIDV Hậu Giang là chi nhánh cấp 1 đƣợc điều hành trực tiếp bởi Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. Ngân hàng hoạt động có con dấu riêng trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ, tín dụng và các dịch vụ liên quan đến hoạt động tài chính, tiền tệ Ngân hàng.

Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hậu Giang đƣợc thành lập theo quyết định số 5326/QĐ – HĐQT ngày 25/12/2013 của Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam và căn cứ vào các văn bản pháp lý:

- Căn cứ Nghị quyết số 5266/NQ – HĐQT ngày 23/12/2013 của Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam về việc mở rộng chi nhánh của Ngân hàng.

- Căn cứ vào Công văn số 1482.NHNN – CNN ngày 25/12/2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc về việc mở chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu Tƣ và phát triển Việt Nam tại các tỉnh: Lai Châu, Đăk Nông, Hậu Giang.

Trong hơn 10 năm hoạt động, Ngân hàng không ngừng đổi mới và lớn mạnh, mang đến nhiều cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác trong việc đáp ứng nhu cầu về vốn đầu tƣ để phát triển kinh doanh, qua đó đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà nói riêng và của nền kinh tế đất nƣớc nói chung.

19

3.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Phó Giám Đốc Quan Hệ Khách Hàng Giám Đốc Phòng Quản lý rủi ro Phó Giám Đốc Tác Nghiệp Phòng Kế hoạch tổng hợp Phòng Tổ chức hành chính Phòng giao dịch CáiTắc Tổ điện toán Phòng Quan hệ khách hàng cán nhân Phòng Quan hệ khách hàng doanh Phòng Tài chính kế toán Phòng Quản trị tín dụng Phòng Quản lý & DV kho quỹ Phòng dịch vụ khách hàng

20

3.2.2 Chức năng các phòng ban  Giám đốc Giám đốc

Giám đốc có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo thực hiện các chủ trƣơng chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và các quy định về chế độ, thể lệ có liên quan đến hoạt động kinh doanh Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nƣớc và BIDV ban hành. Giám đốc Chi nhánh Hậu Giang chịu trách nhiệm cuối cùng trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Phó giám đốc

Phó giám đốc có trách nhiệm hỗ trợ cùng Giám đốc trong việc tổ chức điều hành hoạt động chung của toàn Chi nhánh, các nghiệp vụ cụ thể trong việc tổ chức, công tác tổ chức tín dụng, hành chính, thẩm định vốn….

Phòng tổ chức hành chính

Có nhiệm vụ quản lý tất cả các nhân sự trong Chi nhánh và phòng ban. Thực hiện theo công tác văn thƣ theo quy định nhƣ tiếp nhận, lƣu trữ các hồ sơ, công văn đi đến và văn bản từ hội sở, Trung ƣơng đƣa xuống.

Phòng quản lý rủi ro

- Tham mƣu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lƣợng tín dụng.

- Giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, tổng hợp kết quả phân loại nợ và trích lập rủi ro gửi phòng Tài chính Kế toán để lập bảng cân đối kế toán theo quy định.

- Đầu mối phối hợp với các bộ phận liên quan thực hiện đánh giá tài sản đảm bảo theo đúng quy định của Ngân hàng BIDV.

- Thực hiện việc xử lý nợ xấu.

- Đánh giá mức độ rủi ro khi cho khách hàng vay, theo dõi giám sát thị trƣờng để nắm bắt đƣợc tình hình kinh tế, đƣa ra các biện pháp hạn chế rủi ro.

Phòng kế hoạch tổng hợp

- Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch tổng hợp kinh doanh. - Tham mƣu xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh. - Tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh.

21

- Chịu trách nhiệm quản lý các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh toán, trạng thái ngoại hối của Chi nhánh. Chịu trách nhiệm về thực hiện đúng quy định về công tác nguồn vốn tại Chi nhánh.

- Giúp giám đốc quản lý, đánh giá tổng thể hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

Phòng khách hàng cá nhân

- Tham mƣu, đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển khách hàng cá nhân.

- Tiếp nhận, triển khai và phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ Ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân của Chi nhánh. Phối hợp với các đơn vị liên quan để hỗ trợ chứ năng quảng bá, giới thiệu cho khách hàng về những sản phẩm dịch vụ của BIDV dành cho khách hàng cá nhân, những tiện ích mà khách hàng nhận đƣợc.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chƣơng trình Marketing tổng thể cho từng nhóm sản phẩm của khách hàng.

Phòng khách hàng doanh nghiệp

- Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh, hƣớng dẫn khách hàng doanh nghiệp đến xin vay vốn.

- Trực tiếp xem xét và thẩm định các khoản vay của khách hàng doanh nghiệp.

- Trực tiếp theo dõi các khoản nợ trong suốt quá trình cho vay kể từ khi khách hàng nhận tiền vay cho đến khi kết thúc hợp đồng vay vốn với Ngân hàng.

Phòng tài chính kế toán

- Thực hiện các công tác kế toán và tài chính cho toàn bộ hoạt động của Chi nhánh.

- Đầu mối phối hợp với các phòng liên quan để xây dựng và trình kế hoạch tài chính, tài sản, kế hoạch quỹ thu nhập hàng năm theo quy định.

- Theo dõi, quản lý tài sản, vốn và các quỹ của chi nhánh. - Lập quyết toán tài chính cho Chi nhánh.

- Thực hiện việc kiểm soát, lƣu trữ, bảo quản, bảo mật các loại chứng từ, sổ sách kế toán theo quy định của Nhà nƣớc.

22  Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ

- Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ quản lý kho và xuất, nhập quỹ.

- Chịu trách nhiệm đề xuất, tham mƣu với Giám đốc Chi nhánh về các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho, quỹ và an ninh tiền tệ, phát triển các dịch vụ về kho quỹ, thực hiện đúng các quy chế, quy trình quản lý kho quỹ.

- Thực hiện các nghiệp vụ tiền tệ, kho quỹ nhƣ quản lý nghiệp vụ của Chi nhánh, thu – chi tiền mặt, quản lý vàng bạc, kim loại quý, đá quý, quản lý các chứng chỉ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố..

Phòng dịch vụ khách hàng

- Thực hiện việc giải ngân vốn vay trên cơ sở hồ sơ giải ngân đƣợc duyệt.

- Mở tài khoản tiết kiệm, chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu của khách hàng về tài khoản hiện tại và tài khoản mới.

Phòng quản trị tín dụng

- Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định của BIDV và của chi nhánh.

- Quản lý tất cả các hồ sơ tín dụng. Kiểm tra hồ sơ trƣớc khi giải ngân, thu nợ đến hạn, hệ thống tập hợp báo cáo các số liệu liên quan đến tín dụng, thông báo nợ sắp đến hạn cho bộ phận liên quan, xây dựng hệ thống chỉ tiêu phục vụ cho việc đánh giá và cảnh báo sớm rủi ro tín dụng.

- Quản lý tất cả các khoản nợ xấu, cảnh báo sớm các khoản vay có vấn đề.

3.3 NGHIỆP VỤ KINH DOANH CHỦ YẾU

- Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng gồm: Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ phục vụ cho các lĩnh vực công nghiệp chế biến, nuôi trồng thủy sản, cho vay thƣơng mại, các dự án đầu tƣ và phát triển kinh tế, nhận tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ các loại có kỳ hạn, không kỳ hạn, nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi chuyên dùng bằng nội tệ và ngoại tệ, thực hiện các dịch vụ Ngân hàng hiện đại nhƣ thẻ rút tiền, thẻ tín dụng, thanh toán quốc tế, thanh toán trong nƣớc, các loại bão lãnh (dự

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hậu giang (Trang 25)