Nợ xấu theo thời hạn

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hậu giang (Trang 73)

62

Bảng 4.17 : Nợ xấu theo thời hạn tín dụng tại BIDV Hậu Giang từ năm 2011 đến năm 2013

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch

Số tiền % Số tiền % 2013 % 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 37.521 73,87 65.194 98,64 441.781 89,00 27.673 73,75 376.587 577,64 Trung hạn 13.271 26,13 901 1,36 10.957 2,21 (12.370) (93,21) 10.056 1.116,09 Dài hạn 1 0,00 1 0,00 43.647 8,79 - - 43.646 4.364,60 Tổng 50.793 100,00 66.094 100,00 496.385 100,00 15.303 30,13 430.289 651,01 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 450,000 500,000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn

Hình 4.6 Nợ xấu theo nhóm nợ tại BIDV Hậu Giang

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng quản trị rủi ro BIDV Hậu Giang

63  Nợ xấu ngắn hạn

Nợ xấu ngắn hạn có xu hƣớng ngày càng gia tăng. Năm 2011 nợ xấu ngắn hạn là 37.521 triệu đồng, sang năm 2012 con số này đã tăng lên 65.194 triệu đồng (tƣơng đƣơng tăng 73,75%). Đến năm 2013, nó tiếp tục tăng mạnh một lƣợng 376.587 triệu đồng đạt đến 441.781 triệu đồng (tƣơng đƣơng tăng 577,64%). Nguyên nhân là do các khoản cho vay của Ngân hàng chủ yếu là vay ngắn hạn đối với các khoản dịch vụ thƣơng mại là chủ yếu, nhƣng trong những năm gần đây lĩnh vực dịch vụ vận chuyển gặp nhiều khó khăn do giá dầu tăng mạnh, khiến hoạt động kinh doanh bị đình trệ, dẫn đến thua lỗ, mất khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Thêm vào đó do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu nên môi trƣờng kinh doanh trong nƣớc không đƣợc thuận lợi, đã làm cho chất lƣợng tín dụng suy giảm, khiến nợ xấu tăng nhanh hơn tốc độ tăng trƣởng tín dụng.

Ta thấy nợ xấu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ xấu của Ngân hàng và có sự biến động theo thời gian. Tuy nhiên vẫn luôn nằm ở mức khá cao, cụ thể tỷ trọng của nợ xấu ngắn hạn năm 2011 là 73,87%, sang năm 2012 đã tăng lên đến 98,64% và ở năm 2013 có sự sụt giảm chỉ còn 89,00%.

Nợ xấu trung và dài hạn

Nợ xấu trung và dài hạn cũng có sự biến động qua ba năm. Năm 2012, nợ xấu trung hạn giảm từ 13.271 triệu đồng xuống còn 901 triệu đồng (tƣơng đƣơng giảm 93,21%). Tuy nhiên sang năm 2013, cả nợ xấu trung và dài hạn đều tăng cao trở lại lên đến 10.957 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 2,21%) ở nợ xấu trung hạn và 43.647 triệu đồng (chiếm 8,79%) ở nợ xấu dài hạn. Nguyên nhân là chủ yếu là do chi nhánh cho vay tập trung ở nhóm nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên do ngành thủy sản những năm qua kinh doanh khó khăn, bị nhiều cạnh tranh nên không thể trả đủ nợ cho Ngân hàng. Bên cạnh đó, sự đóng băng của thị trƣờng BĐS cũng khiến nợ xấu tăng cao, những tài sản đƣợc thế chấp bằng BĐS rơi vào bế tắc vì không thể thanh lý đƣợc.

64

Nợ xấu theo thời hạn tín dụng BIDV Hậu Giang 6T-2013 và 6T-2014

Bảng 4.18: Nợ xấu theo thời hạn tại BIDV Hậu Giang 6T-2013 và 6T-2014

Ở 6 tháng đầu năm 2014, nợ xấu ngắn hạn là 528.606 triệu đồng, giảm 318.534 triệu đồng so với cùng kỳ năm trƣớc (tƣơng đƣơng giảm 37,60%). Nguyên nhân là do trong giai đoạn này, Ngân hàng cũng đã tăng cƣờng công tác quản lý rủi ro tín dụng, hơn nữa các doanh nghiệp hoạt động cũng tốt hơn, doanh số thu nợ tăng cao, nợ xấu ngắn hạn cũng có chiều hƣớng giảm. Tuy nhiên, con số này vẫn nằm ở mức cao, nên Ngân hàng cần phải thắt chặt điều kiện cho vay, tăng cƣờng công tác thanh tra, giám sát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vi phạm quy định về hạn chế cấp tín dụng và đầu tƣ một số lĩnh vực rủi ro cao.

Nợ xấu trung hạn là 7.664 triệu đồng, giảm xuống một lƣợng 43.940 triệu đồng (tƣơng đƣơng giảm 85,15 triệu đồng), nợ xấu dài hạn là 24.645 triệu đồng, giảm xuống một lƣợng 35.747 triệu đồng (tƣơng đƣơng giảm 59,18%) so với cùng kỳ năm trƣớc. Nguyên nhân là do giai đoạn này Ngân hàng đã thắt chặt việc cho vay trung và dài hạn vì khoản vay này mang rủi ro tƣơng đối lớn, công tác thẩm định, đánh giá các khoản vay đƣợc ƣu tiên hàng đầu. Mặc dù vậy công tác thu hồi nợ của Ngân hàng khá tốt do các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, làm nợ xấu cũng giảm theo. Nhìn chung, nợ xấu ngắn hạn chiếm tỷ trọng ngày một lớn trong tổng nợ xấu và có xu hƣớng ngày một gia tăng, cụ thể tăng từ 88,32% ở 6 tháng đầu năm 2013 lên 94,24% ở 6 tháng đầu năm 2014. Trong khi đó thì tỷ trọng nợ xấu trung và dài hạn lại có sự sụt giảm lần lƣợt từ 5,34% xuống còn 1,37% và từ 6,04% xuống còn 4,39%. Chỉ tiêu 6T - 2013 6T - 2014 Chênh lệch Số tiền % Số tiền % 2012/2011 Số tiền % Ngắn hạn 847.140 88,32 528.606 94,24 (318.534) (37,60) Trung hạn 51.604 5,34 7.664 1,37 (43.940) (85,15) Dài hạn 60.392 6,04 24.645 4,39 (35.747) (59,18) Tổng 959.136 100,00 560.915 100,00 (398.221) (41,52) ĐVT: Triệu đồng

65

4.3.2 Nợ xấu theo thanh phần kinh tế

Bảng 4.19: Nợ xấu theo thành phần kinh tế tại BIDV Hậu Giang từ năm 2011 đến năm 2013

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch

Số tiền % Số tiền % 2013 % 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % DN Nhà Nƣớc 673 1,32 673 1,02 - - 0 0,00 (673) (100,00) Công ty TNHH 12.478 24,57 6.431 9,73 152.600 30,74 (6.047) (48,46) 146.169 2727,88 DNTN 32.348 63,69 310 0,47 112.600 22,69 (32.308) (99,042) 112.290 36.222,60 Cá thể 1.292 2,54 39.180 59,28 40.731 8,20 26.26 203,25 36.795 939,127 Thành phần khác 4.002 7,88 19.500 29,50 221.239 38,37 15.498 387,26 201.739 1034,56 Tổng 50.793 100,00 66.094 100,00 496.385 100,00 15.301 30,12 (15.301) (30,12) ĐVT: Triệu đồng

66  DN nhà nước

Từ năm 2011 đến năm 2012 nợ xấu vẫn giữ ở mức 673 triệu đồng và chiếm tỷ trọng lần lƣợt là 1,32% và 1,02%. Nguyên nhân là do sự bất ổn của nền kinh tế khiến các DNNN làm ăn kém hiệu quả cùng với những chính sách của chính phủ trong việc chuyển đổi các DNNN thành công ty cổ phần, giảm dần số lƣợng DNNN nên DSCV đối với thành phần kinh tế này cũng giảm mạnh trong năm 2012, nợ xấu vẫn giữ ở mức cũ so với năm ngoái. Tuy nhiên con số này chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng nợ xấu của Ngân hàng nên cũng không đáng lo ngại. Năm 2013, nợ xấu của thành phần kinh tế này là bằng không, Ngân hàng cũng không tiếp tục cho vay ở thành phần kinh tế này.

Công ty TNHH

Nợ xấu đối với công ty TNHH có sự biến động trong giai đoạn này, do đây là thành phần kinh tế có số lƣợng đông đảo nhất trên địa bàn, cả DSCV và DSTN đều ở mức cao nên khi chịu tác động nhỏ từ bên trong hoặc bên ngoài đều ảnh hƣởng lớn đến Ngân hàng. Năm 2011, nợ xấu của thành phần này là 12.478 triệu đồng, sang năm 2012 giảm xuống một lƣợng 4.067 triệu đồng (tƣơng đƣơng giảm 48,46%). Nguyên nhân là do năm 2012 là năm phát triển vƣợt trội của tỉnh Hậu Giang, các doanh nghiệp đã tranh thủ đƣợc nguồn vốn đầu tƣ trong và ngoài tỉnh để đầu tƣ phát triển, mở rộng các loại hình sản phẩm, dịch vụ, tạo ra những sản phẩm có chất lƣợng cao, đáp ứng đƣợc nhu cầu đang ngày một tăng cao của ngƣời dân khiến DSTN của Ngân hàng trong giai đoạn này tăng mạnh, làm cho nợ xấu của thành phần kinh tế này chuyển dần sang nhóm 1 và nhóm 2.

Tuy nhiên sang năm 2013 con số này có sự tăng trở lại và đã tăng mạnh lên đến 152.600 triệu đồng (tƣơng đƣơng tăng 2272,88%). Nhìn chung dƣ nợ của thành phần kinh tế này trong năm 2013 chỉ tăng nhẹ so với năm 2012, nhƣng vì nhiều doanh nghiệp gặp phải khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hóa, tồn kho lớn, giá đầu vào của nguyên vật liệu trong giai đoạn này luôn ở mức cao đẩy chi phí đầu vào tăng mạnh. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản do ảnh hƣởng của dịch bệnh lan tràn năm 2012, các doanh nghiệp dù đã có những nỗ lực nhƣng vẫn không mấy khả quan. Bên cạnh đó, tình hình sản xuất và xuất khẩu thủy sản tiếp tục gặp nhiều khó khăn do tuân thủ các quy định về xuất khẩu, rào cản kỹ thuật, suy giảm kinh tế thị trƣờng xuất khẩu bên ngoài, nguồn nguyên liệu trong nƣớc thiếu hụt do thời tiết diễn biến phức tạp ảnh hƣởng đến nguồn nguyên liệu khiến nợ xấu tăng mạnh, tác động không nhỏ đến Ngân hàng.

67

Tỷ trọng của ngành kinh tế này cũng biến động theo thời gian, chiếm 24,57% ở năm 2011, giảm xuống còn 9,73% ở năm 2012 và năm 2013 lại tăng trở lại lên đến 30,7%.

DNTN

Nhìn chung ta thấy DNTN chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nợ xấu của Ngân hàng ở năm 2011, đạt mức 63,69%. Tuy nhiên sang năm 2012, tỷ trọng này giảm đột ngột còn 0,47% và ở năm 2013, mặc dù nợ xấu của DNTT có sự tăng cao nhƣng do tốc độ tăng của tổng nợ xấu tăng khá nhanh nên tỷ trọng của thành phần kinh tế này chỉ chiếm 22,69%, thấp hơn so với năm 2011.

Cụ thể từ năm 2011 đến năm 2012, nợ xấu của DNTT giảm một lƣợng 32.038 triệu đồng từ 32.348 triệu đồng xuống chỉ còn 310 triệu đồng (tƣơng đƣơng giảm 99,04%). Sở dĩ có sự sụt giảm nhƣ vậy là do trong năm nay, tình hình kinh tế khá thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh nên không chỉ các DNTN làm ăn có hiệu quả mà hầu hết các thành phần kinh tế nói chung đều thu đƣợc lợi nhuận. Bên cạnh đó, các DNTN cũng gấp rút trả nợ xấu để tạo lại niềm tin cho Ngân hàng, điều này có lợi cho việc mở rộng vay vốn để đầu tƣ trong tƣơng lai. Ở nợ xấu lại tăng trở lại lên đến 112.600 triệu đồng (tƣơng đƣơng tăng lên 36.222,60%) so với năm 2012 là 310 triệu đồng.

Cá thể và thành phần khác

Nợ xấu của các cá thể và thành phần khác có sự tăng trƣởng trong giai đoạn này. Cụ thể là so với năm 2011, ở năm 2012 nợ xấu cá thể và thành phần khác đều tăng lần lƣợt từ 1.292 triệu đồng lên 39.180 triệu đồng (tƣơng đƣơng tăng 203,25%) và từ 4.002 triệu đồng lên 19.500 triệu đồng (tƣơng đƣơng tăng 387,26%). Sang năm 2013, các con số này tiếp tục lần lƣợt tăng lên 40.713 triệu đồng (tƣơng đƣơng tăng 939,13%) và lên 221.239 triệu đồng (tƣơng đƣơng tăng 1034,56%). Tỷ trọng của cá thể cũng có sự tăng trƣởng từ 2,54% lên 59,28% trong hai năm 2011, 2012 nhƣng lại giảm đột ngột chỉ còn 8,20% do tốc độ tăng của nợ xấu cá thể tăng chậm hơn tốc độ tăng của tổng nợ xấu.

Tỷ trọng của nợ xấu thành phần khác tăng liên tục từ năm 2011 đến năm 2013 lần lƣợt chiếm 7,88% 29,50% và 38,37%. Nguyên nhân một phần là do ảnh hƣởng của tình hình kinh tế trong và ngoài nƣớc, thị trƣờng chứng khoán và BĐS bị đóng băng, lạm phát tăng cao, tỷ giá và giá vàng biến động mạnh khiến các cá thể và thành phần khác gặp nhiều khó khăn trong công tác trả nợ cho Ngân hàng. Mặc khác cũng do thời tiết nắng nóng gây không ít khó khăn cho các các thể, hộ gia đình nuôi trồng thủy sản. Nhiệt độ cao, thiếu nƣớc ngọt gây bệnh và thiệt hại cho tôm và các thủy sản khác. Thêm vào đó

68

động đến sức mua, tôm chết hàng loạt đã đẩy tôm nguyên liệu khan hiếm trên

toàn cầu làm giá đầu vào tăng cao, giá cá tra thƣơng phẩm cũng thấp hơn giá

thành sản xuất trong thời gian dài khiến các hộ nuôi trồng bị thua lỗ, gây thiệt hại lớn, vốn bị thiếu trầm trọng và có nguy có thu hẹp sản xuất khiến nợ xấu tăng cao.

Nợ xấu theo thành phần kinh tế BIDV Hậu Giang 6T-2013 và 6T-2014

Bảng 4.20: Nợ xấu theo thành phần kinh tế tại BIDV Hậu Giang 6T-2013 và 6T-2014

Ở 6 tháng đầu năm 2014, nợ xấu đối với công ty TNHH là 256.425 triệu đồng chiếm tỷ trọng 45,72% trong tổng nợ xấu của Ngân hàng. Ta thấy con số này đã giảm một lƣợng 213.040 triệu đồng (tƣơng đƣơng giảm 45,38%) so với cùng kỳ năm trƣớc là 469.465 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 48,95%). Nguyên nhân là do tình hình kinh tế năm 2014 đã khả quan hơn, các công ty TNHH đƣợc sự hỗ trợ, khuyến khích của chính quyền địa phƣơng, ban lãnh đạo tỉnh và sự cố gắng của bản thân doanh nghiệp trong việc cơ cấu, tổ chức lại sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm nên bƣớc đầu có những chuyển biến mới.

Trong khi đó nợ xấu của DNTN lại tăng khá cao so với cùng kỳ năm trƣớc, tỷ trọng của thành phần kinh tế này cũng tăng từ 0,03% ở nửa đầu năm

2013 lên 2,89% ở nửa đầu năm 2014. Cụ thể ở sáu tháng đầu năm 2014, con

số này là 16.217 triệu đồng, tăng lên một lƣợng 15.907 triệu đồng (tƣơng đƣơng tăng 5131,29%). Nguyên nhân cũng do hầu hết các DNTN này đều đi lên từ các hộ gia đình, kinh doanh còn nhỏ lẻ nên chƣa có đủ điều kiện để hiện

Chỉ tiêu 6T - 2013 6T - 2014 Chênh lệch Số tiền % Số tiền % 2012/2011 Số tiền % DN Nhà Nƣớc - - - - Công ty TNHH 469.465 48,95 256.425 45,72 (213.040) (45,38) DNTN 310 0,03 16.217 2,89 15.907 5131,29 Cá thể 157.483 16,42 134.337 23,95 (23.146) (14,69) Thành phần khác 331.878 34,60 153.936 27,44 (177.942) (53,62) Tổng 959.136 100,00 560.915 100,00 (398.221) (41,52) ĐVT: Triệu đồng

69

đại hóa về mặt quản trị, thếu năng lực tài chính lại gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các thành phần kinh tế khác nên vẫn còn nhiều hạn chế, công tác trả nợ cho Ngân hàng cũng khó khăn hơn khiến nợ xấu ngày một tăng cao.

Tuy nhiên, điều đáng mừng là cả nợ xấu đối với cá thể và thành phần khác đều có sự sụt giảm trong giai đoạn này. Nợ xấu đối với cá thể chỉ còn 134.337 triệu đồng, giảm xuống một lƣợng 23.146 triệu đồng (tƣơng đƣơng giảm 14,69%) và thành phần khác là 135.936 triệu đồng, giảm xuống một lƣợng 177.942 triệu đồng (tƣơng đƣơng giảm 53,62%) so với cùng là năm trƣớc do tình hình kinh tế đã có phần khả quan hơn, thị trƣờng chứng khoán và BĐS đã bắt đầu sôi động trở lại. Bên cạnh đó, tỉnh nhà cũng đã tăng cƣờng công tác bảo vệ và tái tạo nguồn lợi, các ngành chức năng thƣờng xuyên tổ chức tƣ vấn, hỗ ngƣời nuôi nâng cao chất lƣợng sản phẩm thuỷ sản khai thác, cung cấp thông tin, giá cả, thị trƣờng, giảm bớt các khâu trung gian khi bán sản phẩm, nên tình hình nuôi trồng thủy sản của tỉnh Hậu Giang đã có bƣớc phát triển mới, thực hiện tốt công tác trả nợ cho Ngân hàng khiến nợ xấu có sự sụt giảm. Tuy nhiên, nợ xấu của các thành phần này vẫn còn nằm ở mức khá cao, Ngân hàng nên tăng cƣờng việc thẩm định, kiểm tra các hợp đồng vay vốn và chú ý đôn đốc các thành phần kinh tế này trả nợ đúng hạn.

70

4.4 ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THÔNG QUA CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH

Bảng 4.21: Một số chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng tại BIDV Hậu Giang từ năm 2011 đến năm 2013

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm

2011 2012 2013

Tổng vốn huy động Triệu đồng 301.044 341.490 292.747

Doanh số cho vay Triệu đồng 4.403.506 6.757.003 4.193.142

Doanh số thu nợ Triệu đồng 3.981.924 6.082.651 4.007.087

Dƣ nợ Triệu đồng 2.081.001 2.755.353 2.941.408 Dƣ nợ bình quân Triệu đồng 2.375.714 2.418.177 2.848.380,5 Nợ có khả năng mất vốn Triệu đồng 1.115 14.974 2.865 Nợ quá hạn Triệu đồng 412.274 939.032 1.650.494 Nợ xấu Triệu đồng 50.793 66.095 496.385 DPRR đƣợc trích lập Triệu đồng 19.000 25.349 75.251 Dƣ nợ/vốn huy động % 691,26 806,86 1004,76 Hệ số thu nợ % 90,43 90,02 95,56 Vòng quay vốn tín dụng Vòng 1,68 2,52 1,41 Nợ quá hạn/Dƣ nợ % 19,81 34,08 56,11 Nợ xấu/Dƣ nợ % 2,44 2,40 16,88 Hệ số khả năng mất vốn % 0,05 0,62 0,10

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hậu giang (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)