Bảng 3.25 Hàm lượng beta-carotene và vitamin A trong lòng đỏ trứng ở các lô thí nghiệm
Lô Hàm lượng beta – carotene (ppm) Hàm lượng vitamin A (µg %) Lô ĐC 4,49 ± 0,65d 468,24 ± 52,48f Lô 1 6,37 ± 0,45b 551,29 ± 45,66 e Lô 2 5,51 ± 1,02c 604,35 ± 41,88c Lô 3 5,64 ± 0,55c 895,26 ± 66,96a Lô 4 6,33 ± 0,82b 753,34 ± 38,45b Lô 5 9,05 ± 1,20a 577,01 ± 62,22d
(Các giá trị trong cùng một cột có số mũ khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa ở mức α=0,05)
Thu nhận trứng vào giai đoạn cuối của thí nghiệm, tức sau 16 tuần thí nghiệm. Tiến hành phân tích hàm lượng beta-carotene và vitamin A trong lòng đỏ trứng theo phương pháp AOAC 958.05 và 974.29 (mục 2.4.5.2-g) thu được kết quả (xem phụ lục 5.15 và kiểm chứng ở phụ lục 5.17.4) trình bày ở bảng 3.25.
Bảng 3.25 cho thấy trứng gà từ các lô thí nghiệm có hàm lượng beta-carotene và vitamin A cao hơn rõ nét so với lô ĐC. Sự khác biệt này chứng tỏ gà thí nghiệm hấp
thu được carotenoid có trong chế phẩm. Tuy nhiên, hàm lượng beta-carotene và
vitamin A trong lòng đỏ trứng ở các lô biến thiên không đồng bộ. Hàm lượng vitamin A trong trứng gà ở lô 3 cao nhất trong khi hàm lượng beta-carotene trong lòng đỏ trứng
gà ở lô 5 cao nhất. Với lô 4 và lô 5, lượng chế phẩm sử dụng cao nhưng hàm lượng
vitamin A trong lòng đỏ trứng lại thấp hơn so với lô 3. Hiện tượng này có liên quan đến cơ chế hấp thu, chuyển hóa các chất trong cơ thể gà và đã xảy ra cơ chế tác dụng ngược. Trong hai chỉ số hàm lượng beta-carotene và vitamin A, hàm lượng vitamin A ưu tiên được chọn do đây là nguồn vitamin tự nhiên rất cần cho người.
- Kết hợp với kết quả ở mục 3.3.4, tỷ lệ chế phẩm 15% trong thành phần thức ăn của gà được chọn là tỷ lệ tạo ra năng suất và chất lượng trứng cao nhất.
- Gà có hấp thu được các chất dinh dưỡng có trong chế phẩm.
- Sắc tố carotenoid giữ vai trò quan trọng quyết định năng suất cho trứng của gà và biểu hiện qua phương trình y = - 0,0007 x2 + 0,1842 x + 82,21 (R2 = 0,9976) với x là hàm lượng carotenoid tổng (ppm), y là năng suất cho trứng của gà (%).
Tóm lại, nghiên cứu này đã đạt được những kết quả có giá trị nhất định. Cụ thể là từ 64 nguồn mẫu phân lập ban đầu và đã chọn được 17 nấm men giả định sinh sắc tố carotenoid, trong đó có 8 nấm men thuộc giống Rhodotorula. Trên cơ sở tuyển chọn
Rhodotorula có khả năng LBR và sinh tổng hợp beta-carotene cao đã tuyển chọn được nấm men Rhodotorula sp.3. Nấm men này được phân lập từ lá lúa non, mẫu lá lúa được lấy vào tháng 5 tại cánh đồng lúa ở huyện Tân An - Long An, Việt Nam.
Bằng các khảo sát thực nghiệm kết quả nghiên cứu của luận án đã tìm được phương pháp phá vỡ thành tế bào nấm men hiệu quả trong trường hợp tế bào lẫn trong các hạt cơ chất rắn. Đó là phương pháp xử lý tế bào bằng lạnh đông – rã đông và kết hợp với siêu âm. Kết quả nghiên cứu này có thể ứng dụng để xử lý thành tế bào trong các nghiên cứu có liên quan đến LBR vi sinh vật.
Tiến hành LBR Rhodotorula sp.3 trên cơ chất gạo tấm đã qua hồ hoá tại điều kiện dinh dưỡng và nuôi cấy tối ưu để thu nhận chế phẩm βCR. Các nghiên cứu thực nghiệm trong luận án này đã chứng minh sự tiêu huỷ của tế bào nấm men trong hệ thống tiêu hóa của gà, chứng minh được tính an toàn và hiệu quả của chế phẩm βCR khi βCR được dùng làm nguồn thức ăn bổ sung cho gà mái đẻ. Đặc biệt, kết quả khảo sát về mối quan hệ giữa hàm lượng carotenoid tổng và năng suất cho trứng của gà trong thời kỳ gà có năng suất cho trứng đỉnh cao là kết quả hoàn toàn mới. Phương trình biểu diễn mối quan hệ giữa hàm lượng carotenoid tổng trong thức ăn và năng suất cho trứng của gà là phương trình có giá trị khoa học, thực tiễn cao và chưa được công bố trong bất kỳ một công trình nào.
Chương 4
KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ 4.1 KẾT LUẬN
1. Đã tuyển chọn một chủng giống Rhodotorula sp.3 có khả năng tổng hợp sinh khối
giàu carotenoid đặc biệt là beta-carotene và có hoạt tính phytase trên môi trường nuôi cấy bán rắn.
2. Đã xác định được điều kiện tách chiết beta-carotene có trong tế bào nấm men thu
được từ môi trường lên men bán rắn (xử lý thành tế bào theo phương pháp kết hợp Lạnh đông - Rã đông - Siêu âm).
3. Đã xác định được các thông số tối ưu cho quá trình lên men bán rắn nấm men
Rhodotorula sp.3 nhằm thu beta-carotene cao trên cơ chất gạo tấm đã qua hồ hoá có bổ sung bã đậu nành, dầu ăn như sau: hàm lượng (ppm) các chất dinh dưỡng bổ sung tối
ưu gồm: saccharose = 8700; nitơ (từ NaNO3)= 8500; phospho (từ KH2PO4)= 3300;
lưu huỳnh (từ MgSO4.7H2O)= 500 và điều kiện nuôi cấy tối ưu tại nhiệt độ phòng là:
độ ẩm = 65%; độ dày lớp môi trường = 1,5 cm; tỷ lệ giống = 9 x107 CFU/g môi trường.
4. Quy trình thu nhận chế phẩm sinh học được xây dựng như sơ đồ 3.1.
5. Trên cơ sở khảo sát tính an toàn của chế phẩm sinh học từ Rhodotorula sp.3 (gọi tắt là βCR) trên chuột đã tiến hành thử nghiệm dùng βCR để làm thức ăn nuôi gà đẻ trứng công nghiệp IsaBrown. Kết thu được cho thấy năng suất và các chỉ tiêu chất lượng trứng như màu của lòng đỏ, kết cấu albumin của lòng trắng trứng đặc, độ dày vỏ cùng với hàm lượng beta-carotene và vitamin A trong lòng đỏ trứng được cải thiện đáng kể. 6. Ngoài nhu cầu năng lượng và protein tổng, nếu trong khẩu phần thức ăn cho gà đẻ trứng thương phẩm có chứa (131,57 ± 17,46) ppm carotenoid tổng thì năng suất cho trứng của gà ở giai đoạn gà cho trứng đỉnh cao có thể tăng lên đến 94% (tăng 10%).
4.2 ĐỀ NGHỊ
2. Nghiên cứu sử dụng Rhodotorula sp.3 làm chất màu bổ sung trực tiếp hay gián tiếp vào thực phẩm và dược phẩm cho người.
3. Nghiên cứu cải tạo giống, nâng cao độ đậm đặc của chế phẩm khi sản xuất công nghiệp để giảm tỷ lệ bổ sung vào thức ăn. Đồng thời, khảo sát thực nghiệm trên gia cầm chuyên trứng và các vật nuôi cần sắc tố như cá la hán, cá hồi, tôm, ...với quy mô lớn để từng bước thương mại hóa chế phẩm.
4. Nghiên cứu các thông số kỹ thuật cần thiết và thiết bị sản xuất theo quy mô lớn để đưa sản phẩm từ phòng thí nghiệm vào sản xuất công nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
[1]. Nguyễn Cảnh (2004). Quy hoạch thực nghiệm. NXB Đại học Quốc Gia Tp.HCM, 368 trang.
[2]. Lâm Thị Kim Châu và cs (2004). Thực tập lớn Sinh hoá. NXB Đại học Quốc Gia Tp.HCM, 124 trang.
[3]. Nguyễn Lân Dũng và cs (1986). Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật học. NXB Khoa học và Kỹ thuật, tập 2, 470 trang.
[4]. Nguyễn Lân Dũng và cs (1997). Vi sinh vật học. NXB Giáo dục, 538 trang.
[5]. Đỗ Trần Đàm (1996). Phương pháp xác định độc tính cấp của thuốc. NXB Y học, 145 trang.
[6]. Nguyễn Xuân Hoà, Vũ Chí Cương, Trần Hữu Hùng (2005). Đánh giá hiệu quả sử
dụng cỏ khô alfalfa nhập từ Hoa Kỳ trong chăn nuôi bò sữa ở Tuyên Quang. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn: 85, số 19, trang 42-44.
[7]. Lại Thúy Hiền, Vũ Phương Anh, Tống Thị Kim Thuần (1999). Khả năng sử dụng hydrocarbon mạch dài của Candida tropicalis và Rhodotorula glutinis phân lập từ mỏ
dầu Bạch Hổ. Tạp chí Khoa học Công nghệ số XXXVII, 2, trang 36-42.
[8]. Dương Thanh Liêm, Bùi Huy Như Phúc, Dương Duy Đồng (2006). Thức ăn và Dinh dưỡng động vật. NXB Nông nghiệp, 441 trang.
[9]. Dương Thanh Liêm (2008). Thức ăn và dinh dưỡng gia cầm. NXB nông nghiệp, Hà Nội, 310 trang.
[10].Lương Đức Phẩm (2005). Nấm men công nghiệp. NXB Khoa học và Kỹ thuật, 332 trang.
[11].Trần Linh Thước (2003). Phương pháp phân tích vi sinh vật trong nước, thực phẩm và mỹ phẩm. NXB Giáo dục, 232 trang.
[12].Viện chăn nuôi Quốc gia (2000). Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc, gia cầm Việt Nam. NXB Nông Nghiệp, 65 trang.
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
[13].Akihisa Nonoyama (2004). Using Multi (wavelength UV-Visible Spectroscopy for the Characterization of Red Blood Cells: An Investigation of Hypochromism. Department of Chemistry College of Arts and Sciences University of South Florida, pp.1-76.
[14].Aksu Z. and Tugba E.A. (2005). Carotenoids production by the yeast Rhodotorula mucilaginosa: Use of agricultural wastes as a carbon source. Process Biochem.: Vol. 40 (9), pp. 2985-2991.
[15].Alexopoulos C.J., Mims C.W., Blackwell M. (1996). Introductory Mycology, 4 edition. New York, John Wiley & Sons, 865 pages.
[16].Alonso J., Barredo J.L., Diez B.. Mellado E., Salto F.. Garcia J.L, and Cortes E. (1998). D-amino-acid oxidase gene from Rhodotorula gracilis (Rhodosporidium toruloides) ATCC 26217. Society for General Microbiology: Vol 144, pp. 1095-1101. [17].Ashock Pandey, George Szakacs, Carlos R.Soccol, Jose A.Rodriguez-Leon, Vanete T.Soccol (2001). Production: purification and properties of microbial phytases. Journal of Bioresource Technology: Vol. 77, pp. 203-214.
[18].Barnett J.A., Payne R.W. and Yarrow D. (1979). A guide to identifying and classifying yeasts. Cambridge, Cambridge University Press, 336 pages.
[19].Barnett J.A., Payne R.W. and Yarrow D. (2000). Yeast- characteristics and identification, 3 edition. Cambridge - London - New York – Melbourne, Cambridge University Press, 1150 pages.
[20].Barton D.H.R. and Cane David E. (1999). Comprehensive Natural Products Chemistry, Isoprenoids Including Carotenoids and Steroids: Vol. 2. Pergamon Press, 484 pages.
[21].Belloch C., Villa Carvajal M., Álvarez Rodríguez M.L. and Coque J.J.R (2007).
Rhodotorula subericola spp.nov., an anamorphic basidiomycetous yeast species isolated from bark of Quercus suber. Int. Journal Syst Evol Microbiol: 57, pp. 1668- 1671.
[22].Bensoussan L. and Serrano-Carreon (1997), Chapter 18: Upgration of Agro- Industrial Products/Waste, Novel substrates or supports for solid state fermentation. Advances in Solid State Fermentation, Kluwer Academic Publishers, Neirherlands, pp. 223-233.
[23].Bergan T., Hollum A.B., Vangdal M. (1982). Evaluation of four commercial biochmical test systems for identification of yeasts. European Journal of Clinical Microbiology: Vol. 1, pp. 217-222.
[24].Bhosale P., Grade R.V. (2001). Production of beta-carotene by a Rhodotorula glutinis in sea water medium. Bioresource Technology: Vol. 76, pp. 53-55.
[25].Bhosale P., Grade R.V. (2001). Production of beta-carotene by a Rhodotorula glutinis. Journal of Industrial Microbiology and Biotechnology 26. Published online: 6 March 2001, Springer-Verlag, pp. 327-332.
[26].Bhosale P., Grade R.V. (2001). Optimization of carotenoid production from hyper-producing Rhodotorula glutinis mutant 32 by a factorial approach. Letters in Applied Microbiology: 33, pp. 12-16.
[27].Bhosale P., Grade R.V. (2001). Beta-carotene production in sugarcane molasses by a Rhodotorula glutinis mutant. Journal of Industrial Microbiology and Biotechnology: Vol. 26, pp. 327-332.
[28].Bhosale P., Grade R.V. (2002). Manipulatiom of temperature and illumination conditions for enhanced beta-carotene production by mutant 32 of Rhodotorula glutinis. Letters in Applied Microbiology: 31, pp. 349-353.
[29].Bhosale P., Jogdant V.V. and Gadre R.V. (2003). Stability of beta-carotene in spray dried preparation of Rhodotorula glutinis mutant 32. Journal of Applied Microbiology: Vol. 95 (3), pp. 584.
[30].Bindu S., Somashekar D., Joseph R. (1998). A comparative study on permeabilization treatments for in situ determination of phytase of Rhodotorula gracilis. Letters in applied microbiology: Vol. 27, No. 6, pp. 336-340.
[31].Bing-Lan Liu, Amjad Rafiq, Yew-Min Tzeng and AbdulRob (1998). The Induction and characterization of phytase and beyond. Journal of Enzyme and Microbial Technology: 22, pp. 415-424.
[32].Boll Meinrad, Lowel Marianne, Still Jaroslava, and Berndt Jurgen (1975). Sterol Biosynthesis in Yeast: 3-Hydroxy-3-methylglutaryl-CoenzymA. European Journal Biochem.: Vol. 54, pp. 435-444.
[33].Bong Kyum Kim, Pyoung Kyu Park, Hee Jeong Chae and Eui Yong Kim (2004).
Effect of phenol on β-carotene content in total carotenoids production in cultivation of Rhodotorula glutinis. Korean Journal Chem. Eng.: Vol 21 (3), pp. 689-692.
[34].Britton G. and Liaaen S. J. and Pfander H. (1994). Carotenoids; Vol. 1A: Isolation and Analysis. Basel, Switzerland, BirhaÜser Publisher, 710 pages.
[35].Britton G. and Liaaen S. – Jensen and Pfander H. (1996). Carotenoids, Vol. 2: Synthesis, BirhaÜser Publ., Switzerland, 384 pages.
[36].Broers Markus Lange and Rodney Croteau (1999). Isoprenoid Biosynthesis via a Mevalonate, Independent Pathway in Plants: Cloning and Heterologous Expression of 1-Deoxy- -xylulose-5-phosphate Reductoisomerase from Peppermint. Archives of Biochemistry and Biophysics: Vol. 365 (1), pp. 170-174.
[37].Buzzini Pietro, Martini Alessandro (1999). Production of carotenoids by strains of Rhodotorula glutinis cultured in raw materials of agro-industrial origin. Bioresource Technology: 71, pp. 41-44.
[38].Buzzini Pietro (2000). An optimization study of carotenoid production by Rhodotorula glutinis DBVPG 3853 from substrates containing concentrate rectified grape must as the sole carbohydrate source. Journal of Industrial Microbiology and Biotechnology: Vol. 24 (1), pp. 41-45.
[39].Buzzini Pietro (2001). Batch and fed batch carotenoid production by Rhodotorula glutinis-Debaryomyces castellii co-cultures in corn syrup. Journal of Applied Microbiology: 90, pp. 843-847.
[40].Cerdá-Olmedo E. (2001). Phycomyces and the biology of light and color . Letters FEMS Microbiology Letters, Vol. 25, pp. 503-512.
[41].Colowick Nathan P., Kaplan Nathan P., Law John H. and Rilling Hans C. (1985). Steroids and Isoprenoids, Part A, Vol. 110: Steroids and Isoprenoids. London, Academic Press, 460 pages.
[42].Costa I., Martelli H. L., Silva da I. M. and Pomeroy D. (1987). Production of β- carotene by a Rhodotorula strain. Biotechnology Letters: Vol. 9 (5), pp. 373-375. [43].Daisuke U., Tobias V. Alexander and Arnold H. Frances (2005). Diversifying carotenoid biosynthetic pathways by directed evolution. Published Quarterly by American Society for Microbiology: Vol. 69 (1), pp. 51-78.
[44].Damron B.L., Goodson S.R., Harms R.H., Janky DM, Wilson HR (1984). Beta- carotene supplementation of laying hen diets. Animal Biochemistry; Animal Physiology, Embryology, Meat & Poultry, Processing. British Poultry Science, Vol. 25, Issue 3 , pp. 349 – 352.
[45].Damron B.L. (2002). Water for Poultry. Florida Cooperative Extension Service. Institute of Food and Agricultural Sciences, 1st published, University of Florida IFAS Extension: AN125.
[46].Damron B.L. and Sloan D.R. (2003). Poultry diets for Small Flocks. Florida Cooperative Extension Service. Institute of Food and Agricultural Sciences, University of Florida IFAS Extension: SSPSE6.
[47].Damron B.L. and Sloan D.R (2003). Small Poultry Flock Nutrition. Florida Cooperative Extension Service. Institute of Food and Agricultural Sciences, University of Florida IFAS Extension: PS29.
[48].Diego Libkindand Marı´a van Broock (2006). Biomass and carotenoid pigment production by patagonian native yeasts. World Journal of Microbiology and Biotechnology: Vol. 22, pp. 687-692.
[49].Diekema D.J., Petroelje B., Messer S.A., Hollis R.J. and Pfaller M.A (2005).
Activities of available and investigatinal antifungal agents against Rhodotorula species. Journal of Clinical Microbiology, American Society for Microbiology, pp. 476-478.
[50].Divakar G., Sunitha M., Vasu P., Udaya shnker P. and Ellaiah (2006).
Optimization of process parameters for alkaline protease production under solid state fermentation by Thermoactinomyces thalpophilus PEE 14. Indian Journal of Biology: Vol. 5, pp. 80-83.
[51].Dufossé L. (2006). Food Grade Pigments. Food Technol. Biotechnol: Vol. 44 (3). pp. 313-321.
[52].Durand A., Vergoignan C., Desgranges C. (1997). Chapter 3: Basic Aspects and Parameters Measurements, Biomass Estimation in Solid State Fermentation. Advances in Solid State Fermentation, Kluwer Academic Publishers, Neirherlands, pp. 23-35. [53].Easley J.F., McCall J.T., Davis G.K. and Shirley R.L. (1965). Analytical Methods for Feed and Tissues. The colorimetric determination of carotene and vitamin A in blood. Journal of Animal Science, Vol. 26, pp. 827-829.
[54].Erko Stackebrandt (1998). Catalogue of Strains, sixth edition. Deutsche Sammlung von Mikroorganismen und Zellkulturen GmbH. Braunschweig, Germany, 555 pages.
[55].Frengova G.I., Emilina S.D., Beshkova D.M. (1994). Formation of carotenoids by Rhodotorula glutinis in whey ultrafitrate. Journal of Applied Microbiology and Biotechnology, Bulgarian Academic of Sciences: Vol. 44, pp. 321-325.
[56].Frengova G.I., Emilina S.D., Beshkova D.M. (2003). Carotenoid production by lactoso-negative yeast co-cultivated with lactic acid bacteria in whey ultrafiltrate. Bulgaria, Journal of Applied Microbiology, Institute of Microbiology, Bulgarian Academic of Sciences: Vol. 58 (7-8), pp. 562-567.
[57].Frengova Ginka, Emilina Simova, Dora Beshkova (2004). Use of Whey untrafiltrate as a substrate for production of carotenoid by the yeast Rhodotorula rubra. World Journal of Microbiology and Biotechnology, Applied Biochemistry and Biotechnology: Vol. 112 (3), pp.133-142.
[58].Frengova Ginka, Emilina Simova, Dora Beshkova (2006). Beta-carotene–rich carotenoid-protein preparation and exopolysaccharide production by Rhodotorula rubra GED 8 grown a yogurt starter culture. Journal of Industry Microbiology and Biotechnology, Applied Biochemistry and Biotechnology: Vol.2, pp. 572-577.
[59].Frengova G.I., Beshkova D.M. (2009). Carotenoids from Rhodotorula and Phaffia: yeasts of biotechnological importance. Journal Industry Microbiol Biotechnol. Vol 36 (2), pp. 163-180.
[60].Gianluca Molla, Davide Porrini, Viviana Job, Laura Motteran, Cristina Vegezzi, Stefano Campaner, Mirella S. Pilone. and Loredano Pollegioni (2000). Role of Arginine 285 in the Active Site of Rhodotorula gracilis D-Amino Acid Oxidase. The Journal of Biological Chemistry: Vol. 275 (32), pp. 24715-24721.
[61].Gomaa A.M., Gaballah. M.S (2004). Changes compatible solutes of some maize varieties grown in sandy soil and biofertilized with Rhodotorula glutinis under saline conditions. Journal of Applied Science: Vol. 4 (1), pp. 93-99.
[62].Gomes Eli Ana T. et al. (1998). Yeast communities associated with sugarcane in Campos. Rio de Janeiro, Brazil, International Microbiology: Vol. 1, pp. 205-208.
[63].Goodwin T.W (1985). Chemistry in biochemistry of plant pigments - Interaction with aerial plant structures. New York, Academic Press, 886 pages.
[64].Gordon S.H. and Charles D.R. (2002). Niche and Organic chiken Products - Their Technology and Scientific Principles, 1st edition. Nottingham, 320 pages.
[65].Govindaswamy Vijayalakshmi, Vasudevan Vanajakshi and Divakar S. (1999).
Optimisation of growth parameters for the production of carotenoids by Rhodotorula gracilis. Journal of Chemistry and Materials Science, Springer Berlin, Vol 208 (2), pp. 121-124.
[66].Granger L.M., Perlot PP., Goma G. and Pareilleux A. (1993). Effect of verious nutrient limitations on fatty acid production by Rhodotorula glutinis. Applied Microbiology and Biotechnology: Vol. 38 (1), pp. 784-789.
[67].Graciele Viccini, David A. Mitchell, D. Juliana C.Gern. Boit, Farah D.H. Dalsenter and Nadia Krieger (2001). Analysis of growth Kinetic Profiles in Solid-State Fermentation. Food Technol. Biotechnol: Vol. 39, FTB-1114, pp. 1-23.
[68].Graciele Viccini, David A. Mitchell and Nadia Krieger (2003). A Model for Converting Solid State Fermentation Growth Profiles Between Absolute and Relative Measurement Bases. Original Scientific paper, FTB-1203, pp. 191-199.
[69].Guinet R.M.F.(1985). Evaluation of the new Mycotube Test Kit for Yest Identification. European Journal of Clinical: Vol. 4, No. 1, pp. 10-13.
[70].Gunstone Frank D., Harwood John L. and Padley Fred B. (1994). The Lipid Handbook, 2 edition. Chapman and Hall, London, 211 pages.
[71].Hermes J.C. (1995). How to feed your laying and breeding hens. A Pacific Northwest Extension Publication: PNW 477.
[72].Hatten L.F., Ingram D.R. and Pittman S.T (2001). Effect of phytase on Production Parameters and Nutrient Availability in Broiler and Laying Hens: A review. Journal of Applied Poultry: Res.10, pp. 274-278.
[73].Hayman P. et al. (1974). Carotenoids bionsynthesis in Rhodotorula glutinis. Journal of bacterionlogy. Journal of American Society for Microbiology, Vol. 120, No.3, pp. 1339-1343.
[74].Hawksworth D.L. (1991). The fungal dimension of biodiversity: magnitude, significance, and conservation. British Mycological Society, Mycological Research: Vol. 95, Issue 6, pp. 641-655.
[75].Heidenreich M.C., Corral-Garcia M.R., Momol E.A.and Burr T.J. (1997). Plant disease - Russet of apple fruit caused by Aureobasidium pullulans and Rhodotorula glutinis. Plant disease: 8, pp. 337-342.
[76].Hibbett D.S. et al, (2007). A higher level phylogenetic classification of the Fungi.
Mycological Research: Vol. 111, Issue 5, pp. 509-547.
[77].Iconomou D., Israilides C., Kandylis K. and Nikokyris PP. (1997). Chapter 23: Upgration of Agro-Industrial Products/Waste, Protein enrichment of sugar beet pulp