2.4.5.1 Năng suất trứng
a. Năng suất cho trứng
Số trứng ở mỗi lô được ghi nhận hằng ngày. Cuối tuần cộng lại rồi tính tỷ lệ đẻ của tuần. Số trứng được tính chỉ gồm những trứng bình thường, không tính trứng vỏ lụa (nếu có) [8, 138].
b. Khối lượng trứng
Cân từng quả trứng vào một ngày cố định trong tuần của tất cả các lô, sau đó tính khối lượng trứng trung bình [8].
2.4.5.2 Các chỉ tiêu về chất lượng trứng
Đánh giá chất lượng trứng sau khi sử dụng chế phẩm định kỳ sau một tháng thí nghiệm vào các tuần 34, 38 và 42 tuần tuổi. Phân tích đánh giá các chỉ tiêu về chất lượng trứng theo các phương pháp sau:
a. Chỉ số hình dạng
Klg trứng trung bình (g) =
Tổng số trứng đã cân (quả) Tổng Klg trứng cân được (g)
Năng suất trứng (%) = Tổng số trứng trong tuần (quả) x 100 Tổng số gà theo dõi x số ngày theo dõi trong tuần
Hình dạng trứng với một đầu tù và một đầu nhọn. Chỉ số hình dạng là chỉ số giữa chiều rộng và chiều dài của trứng. Trứng tốt có chỉ số hình dạng từ 0,75 đến 0,84.
Dùng thước kẹp có độ chính xác ± 0,1 mm để đo chiều dài, chiều rộng của trứng.
b. Chỉ số Haugh
Độ nhớt của lòng trắng được đánh giá qua chỉ số Haugh. Trứng tươi, phẩm chất tốt có chỉ số Haugh cao, tức là lòng trắng có kết cấu của albumin chặt, khi đập trứng trên mặt kính phẳng, khối lòng trắng vun cao và gọn, khi đó chiều cao của lòng trắng đặc sẽ cao (như hình 2.4).
Hình 2.4 Trứng gà đập trên mặt phẳng kính
Do chỉ số Haugh biểu thị tương tác giữa chiều cao lòng trắng đặc và khối lượng trứng nên ngay sau khi đập trứng trên phiến kính, tiến hành đo chiều cao lòng trắng đặc bằng thước đo có đơn vị mm. Vị trí đo chiều cao lòng trắng đặc là chỗ lòng trắng đặc cao nhất. Sau đó, kết hợp với khối lượng ban đầu của trứng rồi tra bảng (xem phụ lục 5.14.1) suy ra chỉ số Haugh.
c. Màu lòng đỏ
Màu lòng đỏ trứng được đo bằng chiếc quạt so màu (Yolk Color Fan). Chiếc quạt này có 15 phiến màu, từ màu vàng xanh nhất đánh số 1 đến màu vàng đậm nhất đánh số 15. Trứng được đập ra trên một phiến kính phẳng lấy các phiến màu của quạt so trên lòng đỏ trứng. Bằng cách này có thể đo được màu lòng đỏ trứng. Trứng gà có màu lòng đỏ dưới 6 là lòng đỏ nhạt màu, màu của lòng đỏ trên 7 là tốt.
Chỉ số hình dạng = Kích thước chiều rộng (mm) Kích thước chiều dài (mm)
d. Tỷ lệ lòng đỏ
Đập trứng và nhẹ tay đổ khối trứng trên tấm kính vào rây lọc để lọc phần lòng trắng
loãng. Trên rây còn lại phần lòng trắng đặc và lòng đỏ. Dùng cốc thủy tinh đã cân để biết khối lượng của cốc, tách lòng đỏ ra khỏi lòng trắng đặc, cân cốc thủy tinh có lòng đỏ. Khối lượng lòng đỏ là hiệu số giữa khối lượng cốc có lòng đỏ và khối lượng cốc. Làm tương tự đối với lòng trắng đặc.
e. Tỷ lệ lòng trắng đặc
Cân khối lượng lòng trắng trứng đặc và tính tỷ lệ lòng trắng trứng đặc theo công thức:
f. Tỷ lệ vỏ
Sau khi đập trứng, vỏ trứng được lau sạch phần nhớt còn sót lại bên trong, cân khối lượng vỏ và tính tỷ lệ vỏ như sau:
g. Độ dày vỏ
Độ dày vỏ được đo bằng thước vi cấp và lấy trung bình cộng của ba vị trí đầu tù, đầu nhọn và vùng xích đạo của vỏ trứng. Độ dày vỏ được tính luôn cả vỏ lụa [106].
h. Xác định hàm lượng vitamin A và beta-carotene trong lòng đỏ trứng
Nhặt ngẫu nhiên 30 trứng của mỗi lô để tiến hành khảo sát các chỉ tiêu về chất lượng trứng. Lấy lòng đỏ xác định hàm lượng vitamin A và beta-carotene trong trứng tươi
Tỷ lệ vỏ (%) = Khối lượng trứng (g) Khối lượng vỏ(g) x 100 Tỷ lệ lòng trắng đặc (%) = Khối lượng trứng (g) Khối lượng lòng trắng đặc (g) x 100 Tỷ lệ lòng đỏ (%) = Khối lượng trứng (g) Khối lượng lòng đỏ (g) x 100
của 3 đợt lấy mẫu khi gà được 34, 38, 42 tuần tuổi. Xác định hàm lượng beta-carotene và vitamin A có trong lòng đỏ theo phương pháp AOAC 958.05 và 974.29 [103]. Kiểm chứng kết quả (xem phụ lục 5.17): nhặt ngẫu nhiên mỗi lô ba trứng và gửi trứng tươi đến Trung tâm Đào tạo và Phát triển sắc ký TP. HCM (số 79 Trương Định Q.1, TP. HCM) phân tích hàm lượng beta-carotene và vitamin A trong lòng đỏ trứng.
2.4.5.3 Lượng thức ăn tiêu thụ hằng ngày
Gà được cho ăn 2 lần/ngày, thức ăn được cân riêng 2 Kg/túi cho từng lô. Cuối tuần cân lượng thức ăn còn dư lại trong máng. Từ đó tính lượng thức ăn tiêu thụ hằng ngày như sau:
2.4.5.4 Tỷ lệ sống
Tỷ lệ sống của gà được đánh giá qua chỉ tiêu tỷ lệ nuôi sống. Tỷ lệ sống qua các giai đọan khảo sát được tính theo tỷ lệ % số gà còn sống so với số gà ban đầu [9].