Phân tích thành phần dinh dưỡng của chế phẩm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuyển chọn rhodotorula có khả năng sinh tổng hợp beta carotene trên môi trường bán rắn làm thức ăn bổ sung cho gà đẻ trứng (Trang 98 - 102)

Tiến hành phân tích thành phần dinh dưỡng của chế phẩm CR theo các phương pháp trình bày tại mục 2.2.7, kết quả thu được như bảng 3.20 (xem số liệu ở phụ lục 5.12).

Sơđồ 3.1 Tóm tắt quy trình thu nhận chế phẩm CR Phối trộn Bã đậu nành: 3% Klg, dầu: 1% (ml/g); Saccharose: 8700; N (NaNO3): 8500, P (KH2PO4): 3300 và S (MgSO4.7H2O): 500 (ppm) Ngâm Hồ hoá Thanh trùng Sấy ở nhiệt độ 50oC Độ ẩm ban đầu: 65%

Bề dày lớp môi trường: 1,5 cm Tỷ lệ giống: 9x107CFU/g

Gạo tấm : nước =1: 1,2đến1,3 (Klg) pH nước ngâm: 3, thời gian: 12 giờ

Xử lý, đóng gói Chế phẩm CR LBR 6 ngày Cấy giống Gạo tấm

Hoạt hoá giống (glucose 4%)

Rhodotorula

sp.3

Giống cấp 1

Đóng gói chân không, bao bì ghép phức hợp Thời gian: 20-24 giờ Xử lý vi bao (bột gạo)

Bảng 3.20 Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng của chế phẩm CR Số TT Chỉ tiêu phân tích Thành phần (% Klg) 1 Độ ẩm 11,85 ± 0,82 2 Tổng số tế bào sống 1,2 x 107CFU/g CK 3 Protein tổng 22,61 ± 1,25 4 N tổng số 3,62 ± 0,02 5 N formol 1,75 ± 0,17 6 Tinh bột 40,43 ± 1,58 7 Lipid 13,52 ± 3,02 8 Xơ tổng 6,89 ± 0,87 9 Tro tổng 4,73 ± 0,55 10 Beta-carotene 180,68 ± 17,58 (ppm theo CK) 11 Carotenoid tổng 804,04 ± 32,12 (ppm theo CK) 12 Hoạt tính phytase 87,07 ± 19,02 UI/g chế phẩm khô Với kết quả trình bày ở bảng 3.20, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

- Hàm lượng protein tổng của gạo tấm ban đầu chỉ khoảng 6,7% (xem bảng 2.3), gạo tấm sau khi qua xử lý và LBR hàm lượng protein tổng tăng đáng kể và đạt 22,60 ± 1,25 (% Klg). Kết quả này chứng tỏ nấm men Rhodotorula đã chuyển hóa được nguồn nitơ trong cơ chất (trong gạo và bã đậu nành) và nguồn nitơ vô cơ bổ sung (muối NaNO3) thành nguồn nitơ hữu cơ của tế bào dưới dạng protein.

- Kết quả thành phần acid amin trình bày ở bảng 3.21 cho thấy trong chế phẩm chứa nhiều acid amin, đặc biệt là các acid amin thiết yếu đối với gà (xem kết quả phân tích ở phụ lục 5.17.2). Nguồn acid amin này thực chất là nguồn protein do nấm men sinh tổng hợp nên. Tổng hàm lượng acid amin trong chế phẩm đạt 11,77 % Klg. Tỷ lệ NF /Nts (Nts:N tổng số) là chỉ số đặc trưng cho hàm lượng protein mà cơ thể dễ hấp thụ và tiêu hóa, tỷ lệ này trong chế phẩm khá cao đạt (48,39 ± 6,76)% chứng tỏ chế phẩm có chứa nguồn protein quý rất có ích cho dinh dưỡng vật nuôi. Như vậy với kết quả nghiên cứu này khi được ứng dụng vào công nghệ thức ăn chăn nuôi sẽ khắc phục được nạn thiếu

protein trong khẩu phần thức ăn của gà và góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế cho ngành chăn nuôi.

Bảng 3.21 Thành phần acid amin trong chế phẩm βCR

Số TT Tên acid amin chế phẩm mg/100g mg/100g CK protein % Klg

1 Glycine 804,24 912,35 3,56 2 Alanine 1303,73 1478,99 5,77 3 Serine 1002,74 1137,54 4,44 4 Proline 761,37 863,72 3,37 5 Valine 457,39 518,88 2,02 6 Threonine 460,04 521,88 2,04 7 Leucine – IsoLeucine 1224,47 1389,08 5,42 8 Methionie 410,90 466,14 1,82 9 Phenylalanine 837,53 950,12 3,71 10 Aspartic acid 1131,74 1283,88 5,01 11 Glutamic acid 2038,96 1178,63 4,60 12 Trytophan 107,82 122,31 0,48 13 Cystenine 67,09 76,11 0,30 14 Lysine 407,74 462,55 1,80 15 Histidine 178,4 202,38 0,79 16 Tyrosine 565,55 641,58 2,50 17 Cystine 6,74 7,65 0,03

(Kết quả thành phần acid amin do Trung tâm đào tạo và phân tích sắc ký Tp.HCM phân tích)

- Hoạt độ phytase trong canh trường ở ngày lên men thứ 7 đạt 116,85 ± 4,72 (UI/g CK) nhưng trong chế phẩm chỉ còn 87,07 ± 19,02 (UI/g CK) là do khi sấy nấm men bị tự phân và giải phóng protease. Protease này sẽ phân cắt protein làm cho hoạt độ phytase giảm. Mặt khác, ở nhiệt độ sấy 50 ± 1oC kéo dài, protein bị biến tính dẫn đến giảm hoạt độ phytase.

- Hàm lượng carotenoid tổng trong chế phẩm rất cao và đạt 804,04 ± 32,12 (ppm theo CK), các carotenoid là thành phần ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng trứng nên số liệu này chứng tỏ chế phẩm có giá trị sinh học cao. Hàm lượng beta-carotene

trong chế phẩm giảm đi khoảng 25% so với trong canh trường sau LBR là do trong quá trình sấy ở nhiệt độ 50 ± 1oC nấm men tự phân, một phần sắc tố nội bào phóng thích ra ngoài bị oxi hoá nên làm giảm hàm lượng beta-carotene.

- Toàn bộ canh trường sau lên men được tiến hành xử lý theo trình tự như sau: vi bao canh trường bằng bột gạo (tỷ lệ bột gạo sử dụng 5% Klg) rồi tiến hành sấy ở nhiệt độ 50 ± 1oC đến độ ẩm 11% đến 12%. Sau đó đóng gói chân không trong bao bì ghép nhiều lớp có khả năng chắn ánh sáng và tia cực tím, chống thấm oxi và hơi nước cao. Các lớp cơ bản của bao bì theo trình tự từ ngoài vào trong lần lượt là: - lớp nilon 6 có tính chống thấm khí, hơi và có độ bóng bề mặt cao, - lớp PVDC (Polyvinylidene Chloride) có mạ nhôm có tác dụng chắn ánh sáng và tia cực tím; - trong cùng là lớp LDPE (low density Polyethylene) để tạo khả năng hàn dán nhiệt tốt, dễ dàng (giữa các lớp có lớp keo). Bằng kỹ thuật xử lý vi bao và đóng gói trong bao bì có cấu trúc ghép phức hợp như trên, đồng thời chế phẩm được chiết rót, rút chân không đã hạn chế được sự oxi hóa của các chất dinh dưỡng có trong chế phẩm, nâng tỷ lệ tổn thất carotenoid tổng lên 10% (180,68 ±17,58 ppm) so với trường hợp không qua xử lý vi bao với bột gạo (163,43±11,55 ppm ppm).

- Nấm men Rhodotorula có khả năng tổng hợp được nhiều acid béo, trong đó acid oleic và acid linoleic chiếm tỷ lệ lớn với hàm lượng lần lượt là 29,73 và 29,42% chất béo (xem kết quả do Trung tâm Đào tạo và Phát triển sắc ký TP. HCM phân tích ở phụ lục 5.17.3). Tổng hàm lượng hai acid béo này chiếm đến 60% chất béo nên có thể kết luận được chế phẩm chứa nhiều acid béo không no, đây là các acid béo có hoạt tính chống oxi hóa rất cao. Kết quả này cũng phù hợp với các công bố của Perrier V. và cs [116] và của Vani Saxena C.D. [147] về khả năng siêu tổng hợp chất béo và các acid béo không no của các nấm men thuộc giống Rhodotorula.

Tóm lại, kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng trong chế phẩm βCR phù hợp với nhiều công bố trước đây là vi sinh vật khi nuôi cấy theo phương pháp LBR có khả năng sinh tổng hợp các sản phẩm trao đổi chất như enzyme, các hợp chất hữu cơ (như acid amin, acid béo, sắc tố) và nhiều sản phẩm khác cao hơn so với lên men chìm [118].

Nhờ sự hiện diện của các chất dinh dưỡng giàu hoạt tính sinh học nói trên nên chế phẩm βCR có khả năng thay thế một phần bột cá, bột đậu tương, bột bắp, enzyme và các chất chống oxi hóa. Như vậy, về phương diện sinh học, chế phẩm thích hợp làm nguồn thức ăn bổ sung cho dinh dưỡng vật nuôi. Tuy nhiên, để chế phẩm có thể trở thành thương phẩm được công nhận cần phải có những kiểm chứng với kết quả cụ thể thông qua tác động lên vật nuôi. Nghiên cứu kiểm chứng trên vật nuôi được thực hiện trên chuột và gà đẻ trứng. Mục tiêu cần kiểm chứng trên chuột là tính an toàn của chế phẩm và mục tiêu cần kiểm chứng trên gà đẻ là năng suất và chất lượng trứng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuyển chọn rhodotorula có khả năng sinh tổng hợp beta carotene trên môi trường bán rắn làm thức ăn bổ sung cho gà đẻ trứng (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)