Chương 9 AN TOÀN LAO ĐỘNG – VỆ SINH XÍ NGHIỆP

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy chế biến rau quả ” với hai sản phẩm chính: Sản phẩm nhãn sấy nguyên quả với năng suất 17 tấn nguyên liệungày. Sản phẩm bột cam năng suất 1tấn sản phẩmca’’.( full bản vẽ ) (Trang 74 - 79)

- Nguyên tắc hoạt động của máy rửa thổi khí:

Chương 9 AN TOÀN LAO ĐỘNG – VỆ SINH XÍ NGHIỆP

XÍ NGHIỆP

9.1 An toàn lao động

An toàn lao động trong nhà máy đóng vai trò rất quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất, sức khỏe và tính mạng của công nhân, cũng như tình trạng của máy móc thiết bị. Vì vậy cần phải quan tâm đúng mức và phổ biến rộng rãi để cho mọi thành viên trong nhà máy hiểu rõ tầm quan trọng của nó. Nhà máy cần đưa các nội quy, biện pháp chặt chẽ để đề phòng một cách có hiệu quả nhất.

9.1.1 Các nguyên nhân gây ra tai nạn

- Tổ chức lao động và sự liên hệ giữa các bộ phận không chặt chẽ. - Các thiết bị bảo hộ lao động còn thiếu hoặc không đảm bảo an toàn. - Ý thức chấp hành kỷ luật của công nhân chưa cao.

- Vận hành máy móc không đúng quy trình kỹ thuật. - Trình độ thao tác của công nhân còn yếu.

- Các thiết bị không có hệ thống bảo vệ hoặc bảo vệ không hợp lí.

9.1.2. Những biện pháp hạn chế tai nạn lao động

- Công tác tổ chức quản lý nhà máy: có nội qui, qui chế làm việc cụ thể cho từng bộ phận, phân xưởng sản xuất. Máy móc thiết bị phải có bảng hướng dẫn vận hành và sử dụng cụ thể.

- Kiểm tra lại các bộ phận của máy móc thiết bị trước khi vận hành, nếu có hư hỏng phải sửa chữa kịp thời.

- Có thiết bị phòng cháy chữa cháy và dụng cụ bảo hộ lao động.

- Các đường ống dẫn hơi, nhiệt phải có lớp bảo ôn, van giảm áp, áp kế. - Bố trí lắp đặt các thiết bị phù hợp quy trình sản xuất.

- Kho xăng, dầu, thành phẩm phải đặt xa nguồn nhiệt. Không được hút thuốc trong các kho và phân xưởng sản xuất.

- Cần kỷ luật nghiêm đối với những trường hợp không tuân thủ những nội quy của nhà máy.

9.1.3 Những yêu cầu về an toàn lao động9.1.3.1 Đảm bảo ánh sáng khi làm việc 9.1.3.1 Đảm bảo ánh sáng khi làm việc

Phải đảm bảo đủ ánh sáng và thích hợp với từng công việc. Bố trí hệ thống đèn chiếu sáng đảm bảo không bị lấp bóng hoặc lóa mắt, cần tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên.

9.1.3.2 Thông gió

Phân xưởng sản xuất cần phải được thông gió tốt.

GVHD: Th.S Trần Thế Truyền SVTH: Nguyễn Thị Dần-Lớp 09H2B

Khu vực sấy thải nhiều nhiệt cần bố trí thêm quạt để tạo điều kiện làm việc thoải mái cho công nhân.

9.1.3.3 An toàn về điện

- Về chiếu sáng: số bóng đèn, vị trí treo, đặt công tắc, cầu dao phải phù hợp

với thao tác. Các mạch điện phải kín, đặt nơi khô ráo

- Về thiết bị điện: mỗi thiết bị phải có hệ thống báo động riêng khi có sự cố, có

rơle tự ngắt khi quá tải, mọi thiết bị đều phải nối đất.

- Trang bị bảo hộ lao động đầy đủ cho công nhân cơ điện

9.1.3.4 An toàn về sử dụng thiết bị

- Thiết bị máy móc phải sử dụng đúng chức năng, đúng công suất.

- Mỗi thiết bị có hồ sơ rõ ràng, sau mỗi ca phải bàn giao máy móc, nêu rõ tình trạng để ca sau xử lí.

- Thường xuyên theo dõi chế độ làm việc của máy, có chế độ vệ sinh, cho dầu mỡ định kỳ.

- Phát hiện sửa chữa kịp thời khi có hư hỏng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9.1.3.5 An toàn hoá chất

Các hoá chất phải để đúng nơi quy định, xa kho nguyên liệu, kho thành phẩm. Khi sử dụng các hoá chất độc hại cần tuân thủ tốt các biện pháp an toàn.

9.1.3.6 Chống sét

Để đảm bảo an toàn cho công nhân làm việc cũng như các thiết bị trong nhà máy cần phải có cột thu lôi tại các vị trí cao.

GVHD: Th.S Trần Thế Truyền SVTH: Nguyễn Thị Dần-Lớp 09H2B

9.1.3.7 Phòng chống cháy nổ

- Nguyên nhân cháy nổ: do tiếp xúc với lửa, do tác động của tia lửa điện, do cạn nước trong lò hơi, các ống hơi co giãn cong lại gây nổ.

- Phòng chống:

+ Tuyệt đối tuân theo các thao tác về thiết bị đã được hướng dẫn. + Không hút thuốc tại kho nguyên liệu, xăng dầu, gara ô tô. + Có thiết bị phòng cháy chữa cháy, bể nước chữa cháy. + Thường xuyên tham gia hội thảo phòng cháy chữa cháy. - Yêu cầu đối với thiết kế thi công và bố trí trang thiết bị:

+ Bố trí khoảng cách các khu nhà trên mặt bằng sao cho hợp lý, thuận lợi cho việc phòng và chữa cháy. Tăng tiết diện, cấu trúc lớp bảo vệ.

+ Đối với thiết bị dễ cháy nổ cần tuân thủ nghiêm ngặt những qui định về thao tác, sử dụng và cần đặt cuối hướng gió.

9.2 Vệ sinh công nghiệp

Vấn đề vệ sinh công nghiệp có vai trò rất quan trọng đối với các nhà máy thực phẩm. Nếu công tác vệ sinh không đảm bảo thì đó chính là điều kiện tốt cho các vi sinh vật phát triển làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng và công nhân.

9.2.1 Vệ sinh công nhân

Vấn đề này đặc biệt cần thiết cho các công nhân lao động trực tiếp. Khi vào nhà máy phải mặc đồng phục, đeo khẩu trang. Không được ăn uống trong khu sản xuất, thực hiện khám sức khoẻ định kỳ cho công nhân.

9.2.2 Vệ sinh máy móc, thiết bị

Để đảm bảo cho các thiết bị được hoạt động tốt ta cần phải có chế độ vệ sinh định kỳ, để tránh sự phát triển của vi sinh vật làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.

9.2.3 Vệ sinh xí nghiệp

- Xí nghiệp phải luôn sạch sẽ, thoáng mát. Cần có thảm cỏ và hệ thống cây xanh trong khuôn viên nhà máy nhằm tạo môi trường không khí trong lành.

- Trong các phân xưởng sản xuất sau mỗi ca cần phải làm vệ sinh khu vực làm việc.

- Phải định kỳ khử trùng toàn nhà máy, đặc biệt là các kho nguyên liệu, thành phẩm. Chống sự xâm nhập của mối, mọt, chuột. Các mương rãnh thoát nước phải luôn luôn thông.

9.2.4. Vấn đề xử lí nước thải

GVHD: Th.S Trần Thế Truyền SVTH: Nguyễn Thị Dần-Lớp 09H2B

Nước thải chứa nhiều tạp chất hữu cơ do đó vi sinh vật đễ dàng phát triển gây ô nhiễm môi trường sống của con người. Vì vậy trước khi thải ra ngoài nước thải được xử lí ở khu vực xử lí nước thải của nhà máy.

GVHD: Th.S Trần Thế Truyền SVTH: Nguyễn Thị Dần-Lớp 09H2B

KẾT LUẬN

Sau hơn 3 tháng làm đồ án tốt nghiệp, với sự hướng dẫn tận tình của thầy Trần Thế Truyền cùng với sự nỗ lực của bản thân đến nay em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp với đề tài thiết kế nhà máy chế biến rau quả.

Qua quá trình làm đồ án, em đã phần nào tích lũy được những kiến thức cơ bản về thiết kế nhà máy thực phẩm nói chung và nhà máy chế biến rau quả nói riêng, có được cách nhìn tổng quan về một nhà máy, về công nghệ sản xuất, cách bố trí và lựa chọn thiết bị sao cho kinh tế và hợp lý. Đó là những kiến thức hữu ích mà những kỹ sư tương lai cần trang bị trước khi ra trường.

Qua đó cũng giúp em có những kiến thức sâu rộng hơn về ngành nghề của mình. Tuy nhiên do thời gian và kiến thức của bản thân còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm thực tế cũng như tài liệu tham khảo nên đồ án này còn nhiều thiếu sót. Vì thế rất mong được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để đồ án được hoàn thiện hơn.

Đà Nẵng, ngày tháng năm 2014 Sinh viên thực hiện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyễn Thị Dần

GVHD: Th.S Trần Thế Truyền SVTH: Nguyễn Thị Dần-Lớp 09H2B

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy chế biến rau quả ” với hai sản phẩm chính: Sản phẩm nhãn sấy nguyên quả với năng suất 17 tấn nguyên liệungày. Sản phẩm bột cam năng suất 1tấn sản phẩmca’’.( full bản vẽ ) (Trang 74 - 79)