Giải pháp hoàn thiện chính sách giá cả dịch vụ ngoài tín dụng

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động thu ngoài tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Bắc Giang (Trang 91 - 93)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách giá cả dịch vụ ngoài tín dụng

Chính sách giá có vài trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng và giá cả dịch vụ ngoài tín dụng cũng không nằm ngoài ý nghĩa đó. Việc định giá đƣợc hiểu là quá trình mang đến và giúp khách hàng tiếp nhận và chấp nhận giá cả của sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Nó không đơn thuần chỉ là sự biểu hiện bằng tiền của các phẩm dịch vụ mà nó còn là sự quan tâm và thời gian mà khách hàng dành cho sản phẩm dịch vụ đó. Nếu nhƣ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chính sách về sản phẩm là chính sách cốt lõi của cạnh tranh thì chính sách về giá là chính sách “nhạy” nhất trong cạnh tranh, cụ thể trong ngân hàng thì khách hàng sẽ lựa chọn những ngân hàng có lãi suất huy động cao, lãi suất cho vay và phí dịch vụ thấp. Tuy nhiên, để đƣa ra đƣợc một mức phí hợp lý cần xem xét rất nhiều vấn đề: nếu phí quá cao sẽ không thu hút đƣợc khách hàng mới, thậm chí còn mất đi những khách hàng đang sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Ngƣợc lại, với chính sách giá thấp sẽ làm ảnh hƣởng đến quy mô thu hoạt động ngoài tín dụng của ngân hàng. Vì vậy, để hoàn thiện chính sách giá cả của dịch vụ ngoài tín dụng, NHNo&PTNT Chi nhánh tỉnh Bắc Giang cần chú ý một số giải pháp sau đây:

Thứ nhất, hƣớng tới nâng cao khả năng dự báo những biến động trên

thị trƣờng tiền tệ để có những quyết sách linh hoạt, phù hợp, “đi trƣớc” các ngân hàng khác trong khu vực. Muốn thực hiện đƣợc điều này cần phải có đội ngũ cán bộ nhân viên phòng nghiên cứu phát triển có khả năng để có đƣợc những dự báo tốt nhất.

Thứ hai, các nhóm khách hàng sử dụng dịch vụ ngoài tín dụng khác

nhau có đặc điểm nhu cầu khác nhau và sẽ có những phản ứng khác nhau với những thay đổi của giá. Vì vậy, ngân hàng định giá căn cứ vào sự phản ứng của khách hàng đối với giá.

Thứ ba, do giá là nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của ngân

hàng nên khi xây dựng chính sách giá, NHNo&PTNT nói chung và Chi nhánh tỉnh Bắc Giang nói riêng cần phải tính đến yếu tố giá của đối thủ cạnh tranh trên thị trƣờng. Nhƣng khi xây dựng giá sản phẩm cần chú ý tiến hành song song giữa việc hạ giá (để có lợi thế cạnh tranh về giá) đồng thời phải nâng cao chất lƣợng sản phẩm và cải tiến phƣơng thức phục vụ khách hàng, có nhƣ thế mới tạo nên sự khác biệt về sản phẩm dịch vụ để thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng hiện tại của ngân hàng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thứ tư, cần thƣờng xuyên nghiên cứu và bổ sung các chính sách giá

cho các sản phẩm dịch vụ ngoài tín dụng của ngân hàng. Giá cả còn thể hiện giá trị, đẳng cấp của sản phẩm và vị trí của ngân hàng. Chính sách giá cả phải đƣa ra một mức giá hợp lý cho mỗi sản phẩm mà ngân hàng cung cấp. Giá cao sẽ làm mất tính cạnh tranh của ngân hàng, trong khi mức giá thấp chƣa hẳn đã tốt vì áp dụng mức giá thấp khiến khách hàng nghi ngờ về chất lƣợng của sản phẩm, dịch vụ đồng thời làm ảnh hƣởng đến lợi nhuận của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động thu ngoài tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Bắc Giang (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)