5. Kết cấu của luận văn
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Theo phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp là loại dữ liệu đƣợc sƣu tập sẵn, đã công bố nên dễ thu thập, tốn ít thời gian, tiền bạc trong quá trình thu thập.
Các nguồn dữ liệu thứ cấp:
- Dữ liệu thứ cấp bên trong:
Khi tìm kiếm dữ liệu thứ cấp nên bắt đầu từ các nguồn bên trong tổ chức. Hầu hết các tổ chức đều có những nguồn thông tin rất phong phú, vì vậy có những dữ liệu có thể sử dụng ngay lập tức. Chẳng hạn nhƣ dữ liệu về lịch sử hình thành và phát triển của NHNo&PTNT tỉnh Bắc Giang, số lƣợng và trình độ nhân viên làm việc tại NHNo&PTNT tỉnh Bắc Giang, tổng thu từ dịch vụ ngoài tín dụng tại NHNo&PTNT tỉnh Bắc Giang,… đƣợc cung cấp đầy đủ thông qua các bảng báo cáo của NHNo&PTNT tỉnh Bắc Giang. Những thông tin khác có thể tìm kiếm sâu hơn nhƣng thật sự không khó khăn khi thu thập loại dữ liệu này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Có hai thuận lợi chính khi sử dụng dữ liệu thứ cấp bên trong là thu thập đƣợc một cách dễ dàng và có thể không tốn kém chi phí.
- Dữ liệu thứ cấp bên ngoài:
Những nguồn dữ liệu thứ cấp bên ngoài là các tài liệu đã đƣợc xuất bản có đƣợc từ các nghiệp đoàn, chính phủ, chính quyền địa phƣơng, các hiệp hội thƣơng mại, các tổ chức chuyên môn, các ấn phẩm thƣơng mại, các tổ chức nghiên cứu chuyên nghiệp… Sự phát triển của mạng thông tin toàn cầu đã tạp nên một nguồn dữ liệu vô cùng phong phú và đa dạng, đó là các dữ liệu thu thập từ Internet. Trong thực tế, có rất nhiều dữ liệu thứ cấp có thể sử dụng đƣợc và có thể tìm kiến từ nhiều nguồn khác nhau. Vì vậy, điều quan trọng là phải phân loại nguồn dữ liệu để có một phƣơng thức tìm kiếm thích hợp. Nguồn tài liệu thứ cấp của luận văn đƣợc thu thập từ các bài viết, các bài báo tổng hợp về tình hình hoạt động của NHNo&PTNT tỉnh Bắc Giang, các văn bản pháp lý quy định về việc cung ứng dịch vụ ngân hàng của Nhà nƣớc ban hành.
2.2.2. Phương pháp tổng hợp số liệu
Toàn bộ số liệu thu thập đƣợc xử
tính. Đối với những thông tin là số liệu định lƣợng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết nhƣ số tuyệt đối, số tƣơng đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu, có nhiệm vụ làm rõ các đặc trƣng, xu hƣớng phát triển của hiện tƣợng dựa trên các thông tin thống kê đã đƣợc thu thập, xử lý và tổng hợp nhằm giải đáp các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Quá trình phân tích phải xác định cụ thể các mức độ của hiện tƣợng, xu hƣớng biến động cũng nhƣ tính chất và mức độ chặt chẽ của các mối liên hệ giữa các hiện tƣợng, để từ đó rút ra kết luận khoa học về bản chất cũng nhƣ tính quy luật của hiện tƣợng nghiên cứu; dự báo quá trình tiếp theo của hiện tƣợng trong thời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
gian ngắn. Trong đề tài này, các phƣơng pháp phân tích thống kê đƣợc sử dụng bao gồm: phƣơng pháp phân tích dãy số theo thời gian, phƣơng pháp so sánh,...
2.2.3.1. Phương pháp phân tích dãy số thời gian
Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1 năm, 2 năm và 3 năm. Các chỉ tiêu phân tích biến động về của các chỉ tiêu… theo thời gian bao gồm:
- Lƣợng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (Δi). - Tốc độ phát triển.
- Tốc độ tăng (hoặc giảm).
2.2.3.2. Phương pháp so sánh
Trên cơ sở phân tổ, phƣơng pháp so sánh dùng để:
- So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tƣợng kinh tế, xã hội đã đƣợc lƣợng hoá có cùng một nội dung, tính chất tƣơng tự nhau:
- Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm. - Phƣơng pháp so sánh gồm các dạng: + So sánh qua các giai đoạn khác nhau. + So sánh các đối tƣợng tƣơng tự.
+ So sánh các yếu tố, hiện tƣợng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến. Phƣơng pháp so sánh cũng cho thấy xu hƣớng vận động tăng giảm với số tuyệt đối và tỷ lệ % của các tiêu chí qua các thời kỳ, các năm hoặc giữa các chỉ tiêu khác nhau của NHTM nhƣ các khoản thu từ dịch vụ ngoài tín dụng của ngân hàng.
2.2.3.3. Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả đƣợc sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập đƣợc. Các kỹ thuật phân tích:
+ Biểu diễn dữ liệu bằng các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu. + Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Từ những số liệu và thông tin thu thập đƣợc, dùng phƣơng pháp phân tích số liệu để đƣa ra các biểu đồ về tỷ trọng, tăng trƣởng hay những bảng số liệu phục vụ cho đề tài.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
- Mức tăng và tỷ lệ tăng doanh số từ dịch vụ ngoài tín dụng:
Mức tăng doanh số từ dịch vụ ngoài tín dụng là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh xu hƣớng biến động của chỉ tiêu doanh số từ dịch vụ ngoài tín dụng. Mức tăng doanh số từ
dịch vụ ngoài tín dụng =
Doanh số từ dịch vụ ngoài tín dụng năm nay -
Doanh số từ dịch vụ ngoài tín dụng năm trƣớc Tỷ lệ tăng doanh số từ dịch vụ ngoài tín dụng là chỉ tiêu tƣơng đối phản ảnh tốc độ biến động, tốc độ gia tăng của doanh số từ dịch vụ ngoài tín dụng.
Tỷ lệ tăng doanh số từ dịch vụ ngoài tín dụng = Mức tăng doanh số từ dịch vụ ngoài tín dụng x 100 Doanh số từ dịch vụ ngoài tín dụng năm trƣớc
Doanh số từ dịch vụ ngoài tín dụng phản ánh quy mô cung ứng các dịch vụ ngoài tín dụng của NHTM. Trên cơ sở gia tăng quy mô, số lƣợng khách hàng và số lƣợng giao dịch thì thu nhập từ hoạt động ngoài tín dụng của NHTM cũng gia tăng.
- Mức tăng và tỷ lệ tăng thu nhập từ hoạt động ngoài tín dụng:
Thu nhập từ hoạt động ngoài tín dụng là các khoản thu phí nhƣ: Phí phát hành, phí chuyển tiền, chênh lệch tỷ giá mua bán ngoại tệ... nói chung là các loại phí và hoa hồng từ các sản phẩm.
Mức tăng thu nhập từ dịch vụ ngoài tín dụng là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh xu hƣớng biến động của chỉ tiêu thu nhập từ dịch vụ ngoài tín dụng. Mức tăng thu nhập từ
dịch vụ ngoài tín dụng =
Thu nhập từ dịch vụ ngoài tín dụng năm nay -
Thu nhập từ dịch vụ ngoài tín dụng năm trƣớc Tỷ lệ tăng thu nhập từ dịch vụ ngoài tín dụng là chỉ tiêu tƣơng đối phản ảnh tốc độ biến động, tốc độ gia tăng của thu nhập từ dịch vụ ngoài tín dụng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Tỷ lệ tăng thu nhập từ dịch vụ ngoài tín dụng = Mức tăng thu nhập từ dịch vụ ngoài tín dụng x 100 Thu nhập từ dịch vụ ngoài tín dụng năm trƣớc
- Tăng trƣởng tỷ trọng thu nhập dịch vụ ngoài tín dụng trên tổng thu nhập của ngân hàng
Chỉ tiêu đƣợc biểu diễn qua công thức sau: Tỷ trọng thu nhập từ
dịch vụ ngoài tín dụng =
Thu nhập từ dịch vụ ngoài tín dụng
x 100 Tổng thu nhập
- Mức tăng trƣởng thị phần dịch vụ ngoài tín dụng trên địa bàn: Đánh giá doanh số, số lƣợng/số lƣợt khách hàng sử dụng. Đây là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh năng lực cạnh tranh của NHTM trong dịch vụ ngoài tín dụng. NH càng có thị phần dịch vụ ngoài tín dụng lớn thì càng có khả năng gia tăng thu nhập từ hoạt động ngoài tín dụng.
- Cơ cấu sản phẩm dịch vụ ngoài tín dụng: Đây là chỉ tiêu tƣơng đối phản ánh tỷ lệ phần trăm thu nhập của từng sản phẩm ngoài tín dụng chiếm trong tổng thu nhập dịch vụ ngoài tín dụng ngân hàng.
- Chất lƣợng dịch vụ đáp ứng cho khách hàng.
+ Đánh giá nội bộ: đánh giá qua báo cáo theo dõi chất lƣợng dịch vụ của nội bộ NH đó.
+ Đánh giá đƣợc thực hiện thông qua khách hàng trên cơ sở khảo sát ý kiến khách hàng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU NGOÀI TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TỈNH BẮC GIANG
3.1. Quá trình phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang tỉnh Bắc Giang
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam đƣợc thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng bộ trƣởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các NH chuyên doanh. Ngày 15/10/1996, đƣợc thủ tƣớng Chính phủ ủy quyền cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NH5 đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank). Thực hiện Quyết định số 214/QĐ- NHNN, ngày 31/01/2011, của Thống đốc Thống đốc NHNN Việt Nam, Agribank chuyển đổi hoạt động sang mô hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nƣớc làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ. Đến nay, tổng số vốn điều lệ của Agribank là 29.605 tỷ đồng, là NHTM có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam, giữ vai trò chủ lực trong đầu tƣ phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và góp phần phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam.
Agribank Bắc Giang đƣợc thành lập từ ngày 01/01/1997 trên cơ sở chia tách từ Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Hà Bắc cũ (do tỉnh Hà Bắc đƣợc chia tách thành tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh theo Nghị quyết kỳ họp thứ X, Quốc hội khóa IX), là một chi nhánh cấp 1, loại 1, hạch toán phụ thuộc, trực thuộc Agribank.
Từ những ngày đầu mới thành lập chi nhánh gặp rất nhiều khó khăn với 372 cán bộ trực thuộc Hội sở và 9 chi nhánh huyện (gồm có: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Lạng Giang, Yên Thế, Tân Yên, Hiệp Hòa, Việt Yên, Yên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Dũng), tổng nguồn vốn huy động của Agribank Bắc Giang chỉ đạt 202,7 tỷ đồng, tổng dƣ nợ tín dụng đạt 188,2 tỷ đồng. Sau quá trình 16 năm xây dựng và phát triển, đến cuối năm 2014, tổng nguồn vốn huy động đạt 8.847 tỷ đồng, tăng 43 lần và tổng dƣ nợ đạt 8.301 tỷ đồng, tăng 44 lần. Agribank Bắc Giang ngày càng mở rộng qui mô, chiếm ƣu thế trong hoạt động NH trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, luôn chiếm trên 50% thị phần huy động vốn và cho vay trong nhiều năm gần đây, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, uy tín, thƣơng hiệu đƣợc nâng cao. Chi nhánh đã có nhiều cố gắng trong việc huy động vốn, đầu tƣ tín dụng, cung ứng dịch vụ NH phục vụ nhu cầu nhân dân và các doanh nghiệp trong toàn tỉnh.
Trải qua quá trình phát triển, mô hình tổ chức màng lƣới của NHNo&PTNT tỉnh Bắc Giang thực hiện theo quy định từng thời kỳ. Đến tháng 12/2014 tổ chức màng lƣới của NHNo&PTNT tỉnh Bắc Giang có 50 điểm giao dịch với 557 cán bộ, gồm Hội sở NHNo&PTNT tỉnh với 8 phòng nghiệp vụ; 13 chi nhánh NHNo&PTNT loại 3 phụ thuộc; 36 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh NHNo&PTNT loại 3.
Hoạt động của Agribank Bắc Giang chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn với đặc điểm địa bàn rộng, phân tán, cơ cấu dƣ nợ chủ yếu là cho vay hộ sản xuất (chiếm trên 70% tổng dƣ nợ) với các món vay nhỏ, lẻ và trải rộng trên phạm vi 230 xã, phƣờng, thị trấn trong toàn tỉnh, quá trình sản xuất kinh doanh của các hộ vay vốn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, vào diễn biến thời tiết nên mức độ tiềm ẩn rủi ro và chi phí hoạt động cho vay khá cao.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức
Đến 31/12/2014, Agribank Bắc Giang có 557 cán bộ, các đơn vị gồm có Hội sở, 13 chi nhánh loại 3, 36 Phòng giao dịch trực thuộc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Cơ cấu tổ chức, quản lý và điều hành của Agribank Bắc Giang đƣợc thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 3.1. Bộ máy tổ chức hoạt động của Agribank Bắc Giang
(Nguồn: Báo cáo mạng lưới Agribank Bắc Giang)
3.1.3. Tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của Agribank Chi nhánh tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2012 - 2014 tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2012 - 2014
Năm 2012, kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi sau giai đoạn khủng hoảng kéo dài, nhƣng quá trình phục hồi chậm, không đồng đều giữa các nền kinh tế. Kinh tế nƣớc ta cũng chịu tác động phức tạp của môi trƣờng kinh tế thế giới, kinh tế vĩ mô vẫn còn biểu hiện chƣa ổn định, thiên tai, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng gây ảnh hƣởng nhiều đến sản xuất và đời sống nhân dân. Hoạt động kinh doanh ngân hàng cũng chịu những tác động không nhỏ từ những
Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng Kinh doanh ngoại hối Phòng Dịch vụ và Mar- keting Kinh doanh trực tiếp Hội sở Phòng Tín dụng Phòng Hành chính và Nhân sự Phòng Kiểm tra, Kiểm soát nội bộ Chủ tịch các hội đồng Phòng Kế toán và Ngân quỹ Phòng Điện toán Phòng Kế hoạch tổng hợp
Các chi nhánh loại 3 trực thuộc Agribank tỉnh Bắc Giang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
yếu tố bất lợi do nền kinh tế gây ra. Và NHNo&PTNT nói chung cũng nhƣ NHNo&PTNT nói riêng cũng không nằm ngoài tác động đó. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do những biến động phức tạp và khó dự báo của thị trƣờng, tuy nhiên trong những năm qua và đặc biệt là năm 2012 Agribank Bắc Giang nhận đƣợc nhiều sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, NHNN tỉnh Bắc Giang và Ban lãnh đạo Agribank. Đây chính là động lực quan trọng, động viên khích lệ tập thể Ban giám đốc và cán bộ nhân viên Agribank Bắc Giang quyết tâm vƣợt qua mọi khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành tốt các mục tiêu kế hoạch đã đề ra.
3.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh, với lợi thế là chi nhánh một NHTM 100% vốn Nhà nƣớc, có mạng lƣới gồm 50 điểm giao dịch trải rộng toàn tỉnh, Agribank Bắc Giang đã hoạch định một chiến lƣợc huy động vốn không những để cân đối nguồn vốn trƣớc mắt, mà còn tạo thế ổn định và phát triển vững chắc cho những năm tiếp theo, trong đó coi trọng nguồn vốn tại chỗ của các tầng lớp dân cƣ, các tổ chức kinh tế, nhằm đáp ứng cho nhu cầu cho vay phát triển kinh tế trên địa bàn. Cùng với uy tín, thƣơng hiệu Agribank và các yếu tố thuận lợi của thị trƣờng, NHNN kiểm soát chặt chẽ, kỷ cƣơng đối với thị trƣờng vốn và lãi suất, hạn chế tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, sức hấp dẫn của các kênh đầu tƣ khác giảm sút… làm cho nhu cầu gửi tiền tăng lên. Đến 31/12/2014, thị phần nguồn vốn của chi nhánh chiếm tỷ lệ 50% tổng huy động của các NH và TCTD trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, thấp hơn năm 2013 (tỷ lệ 54,1%) và có xu hƣớng giảm dần. Tuy nhiên, đây là một cố gắng lớn của chi nhánh trong điều kiện công tác huy động vốn có tính cạnh tranh gay gắt giữa các TCTD trên địa bàn.