Mô hình định giá tài sản vốn

Một phần của tài liệu Vận dụng lý thuyết markowitz để xây dựng danh mục đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 43 - 46)

7. Những đóng góp của đề tài

1.3.3. Mô hình định giá tài sản vốn

Xác định giá trị tài sản:

Ở trạng thái cân bằng, tất cả các tài sản và tất cả các danh mục sẽ nằm trên đường SML. Nhưng nhà đầu tư có thể kỳ vọng giá cổ phiếu trong tương lai, kết hợp với một số thu nhập kỳ vọng trên cổ phiếu như cổ tức, từ đó có thể ước lượng tỷ suất

sinh lợi của cổ phiếu trong tương lai (gọi tắt là tỷ suất sinh lợi ước tính). Sau đó, so sánh tỷ suất sinh lợi ước tính này với tỷ suất sinh lợi mong đợi từ SML (được tính toán từ phương trình xác định tỷ suất sinh lợi của một tài sản rủi ro) để có thể quyết định đầu tư. Hiệu của tỷ suất sinh lợi ước tính với tỷ suất sinh lợi kỳ vọng được gọi là

Alpha (∝𝒊) của cổ phiếu.

- Nếu ∝𝑖 > 0: cổ phiếu được định giá thấp, nằm bên trên SML. - Nếu ∝𝑖 < 0: cổ phiếu được định giá cao, nằm bên dưới SML. - Nếu ∝𝑖 = 0: cổ phiếu được định giá đúng, nằm ngay trên SML.

Hình 1.10: Tỷ suất sinh lợi ước tính trên đồ thị SML.

Nhìn vào đồ thị trên, các cổ phiếu C và E nằm trên SML, có ∝𝑖 > 0, được định giá thấp; cổ phiếu A nằm ngay trên SML có ∝𝑖 = 0, được định giá đúng; cổ phiếu B và D nằm dưới SML, có ∝𝑖 < 0, được định giá cao. Nếu giả định rằng nhà đầu tư tin cậy sự phân tích của mình về dự báo tỷ suất sinh lợi ước tính, họ sẽ không có động thái gì đối với cổ phiếu A, sẽ mua vào cổ phiếu C và E, bán ra cổ phiếu B và D.

Như vậy, đường thị trường chứng khoán giúp chúng ta xác định cổ phiếu có được định giá đúng trên thị trường hay không và đồng thời giúp nhà đầu tư phản ứng ngay nhằm bảo vệ nhà đầu tư cũng như tìm kiếm lợi nhuận, thông thường thì cổ phiếu luôn dao động xoay quanh đường thị trường chứng khoán chứ không nằm xác định một chỗ đúng trên đường này vì thị trường luôn luôn vận động và biến đổi không ngừng.

Mô hình hồi qui ước lượng Beta:

Tính toán Beta là đo lường sự thay đổi của TSSL chứng khoán liên quan đến TSSL thị trường. Như đã đề cập ở trên, với nhược điểm của lý thuyết danh mục Markowitz là khối lượng tính toán nhiều, khó áp dụng thực tế. Do vậy, W. F. Sharpe đã đề xuất “mô hình thị trường” vào những năm 1960, với lập luận rằng TSSL chứng khoán phụ thuộc vào biến động của thị trường, tức là khi chỉ số của thị trường tăng thì đa số các chứng khoán sẽ tăng giá và ngược lại, khi chỉ số thị trường giảm thì đa số chứng khoán sẽ giảm giá.

Đường đặc trưng là một đường hồi quy phù hợp nhất đi qua các TSSL phân

tán của một tài sản rủi ro và của danh mục thị trường các chứng khoán rủi ro trên một khoảng thời gian trong quá khứ.

Như vậy, đường đặc trưng của chứng khoán biểu diễn mối quan hệ giữa TSSL của

danh mục thị trường M và TSSL của chứng khoán tại mỗi thời điểm 𝑅𝑖,𝑡. Mối quan hệ này được ước lượng bởi một mô hình hồi qui tuyến tính như sau:

𝑅𝑖,𝑡 = ∝𝑖+ 𝛽𝑖𝑅𝑀,𝑖+ 𝜀𝑖,𝑡

Trong đó: 𝑅𝑖,𝑡 : TSSL của tài sản i kỳ t.

𝑅𝑀,𝑖 : Tỷ suất sinh lợi của danh mục thị trường M kỳ t.

∝𝑖 : Hệ số chặn của mô hình hồi qui (= 𝑅𝑖 - 𝛽𝑖𝑅̅̅̅̅𝑀 ) và là sai số ngẫu nhiên. 𝛽𝑖 : Rủi ro hệ thống Beta của tài sản i. (=𝐶𝑜𝑣𝑖,𝑀/𝛿𝑀2)

𝜀𝑖,𝑡 : Sai số ngẫu nhiên, đặc trưng của tài sản i kỳ t.

Trong thực tế, chưa có một nghiên cứu nào khẳng định được khoảng thời gian cần quan sát cho mô hình hồi qui trên. Chúng ta cần phải cân bằng giữa các quan sát để loại trừ những tác động ngẫu nhiên của TSSL hoặc khoảng thời gian dài quá mức. Beta hàng tháng và beta hàng tuần có sự khác nhau, đối với TTCK Việt Nam chọn phân tích tháng sẽ giúp dữ liệu ổn định hơn.

Một phần của tài liệu Vận dụng lý thuyết markowitz để xây dựng danh mục đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)