7. Những đóng góp của đề tài
2.5.2. Quy trình tiến hành phân tích
Giả định về không bán khống và hoạt động cho vay
Theo Khoản 9, Điều 71, Luật Đầu tư chứng khoán quy định nghĩa vụ của công ty chứng khoán “thực hiện việc bán hoặc cho khách hàng bán chứng khoán khi không sở hữu chứng khoán và cho khách hàng vay chứng khoán để bán theo quy định của Bộ Tài chính”. Như vậy thì nhà đầu tư được phép kinh doanh tích cực cho TTCK giúp cho giá chứng khoán linh hoạt và luôn đạt được sự cân bằng. Luật Đầu tư chứng khoán không ghi rõ cấm bán khống chứng khoán, mà yêu cầu phải làm theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Tuy nhiên nghiệp vụ này vẫn chưa được thực hiện trên TTCK Việt Nam.
Từ khi Luật Đầu tư chứng khoán có hiệu lực (ngày 01/01/2007) đến nay, chưa có một hướng dẫn cụ thể nào của Bộ Tài chính về việc CTCK được phép triển khai dịch vụ này. Đến ngày 24/08/2009, UBCKNN ban hành Công văn 1748/UBCK- QLKD do Phó chủ tịch Nguyễn Đoan Hùng ký, nêu rõ: “Trong khi chưa có quy định thực hiện nghiệp vụ này, UBCKNN yêu cầu các CTCK không thực hiện nghiệp vụ nói trên” và cho biết sẽ kiểm tra và xử lý các công ty vi phạm quy định hiện hành.
Như vậy, trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận văn này tại TTCK Việt Nam, ta chỉ xét các dữ liệu trong điều kiện không có bán khống.
Bên cạnh đó, nghiệp vụ cho vay cầm cố chứng khoán của ngân hàng để nhà đầu tư tiếp tục đầu tư vào chứng khoán tạo cho nhà đầu tư thêm cơ hội đầu tư chứng khoán và thúc đẩy cầu trên thị trường trở nên sôi động. Các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ này rất cẩn trọng bằng việc chỉ cho vay cầm cố bằng mệnh giá của chứng khoán hay cho vay với hạn mức vay tối đa bằng tỷ lệ phần trăm giá trị thị trường của chứng khoán. Giải thích trường hợp này thì các ngân hàng cho rằng nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng và cả khách hàng (nhà đầu tư).
Do đó, hoạt động cho vay để nhà đầu tư có cơ hội đầu tư chứng khoán sẽ được xem xét trong mô hình nghiên cứu.