Đối với Nhà nước và các cơ quan chức năng

Một phần của tài liệu Vận dụng lý thuyết markowitz để xây dựng danh mục đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 100 - 101)

7. Những đóng góp của đề tài

3.2.1.Đối với Nhà nước và các cơ quan chức năng

Tác động của Chính phủ lên TTCK Việt Nam chủ yếu thông qua Luật chứng khoán có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 và một số hoạt động điều tiết của UBCKNN. Tuy nhiên, bộ luật này còn khá nhiều hạn chế khi đi vào thực tế áp dụng và cần nhiều sửa đổi bổ sung hợp lý để giúp TTCK hoạt động hiệu quả hơn cũng mang lại lợi ích tối đa cho nhà đầu tư. Cụ thể:

Quy định về thành lập công ty chứng khoán:

Cần có những quy định cao hơn và khắt khe hơn đối với việc thành lập một CTCK. Các CTCK ngoài việc đáp ứng được một số vốn điều lệ ban đầu tối thiểu cần phải đệ trình được kế hoạch hoạt động sao cho có hiệu quả trong một thời gian quy định.

Quy định về quản lý nhân sự:

Cần có quy định về kiểm tra nhân sự của các CTCK để tránh tình trạng có những nhân viên chưa hề có chứng chỉ hành nghề nhưng vẫn có thể làm việc tại các CTCK.

Giới hạn phạm vi hoạt động:

Cân nhắc lại phạm vi hoạt động của các CTCK vì các CTCK được thực hiện khá nhiều nghiệp vụ đa dạng nhưng thực tế lại không hiệu quả do đó nên được xem xét và giới hạn lại tính hiệu quả của các nghiệp vụ, tránh tình trạng quá nhiều nhưng loãng.

Kỷ luật vi phạm:

Nâng cao mức kỷ luật và phạt những vi phạm của các CTCK. Điển hình là việc một loạt đại diện giao dịch của các CTCK Tràng An, Habubank, ACBS,... thực hiện hủy lệnh giao dịch trong cùng một đợt khớp lệnh dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường. Ở đây việc xử lý vi phạm nên mạnh tay hơn nữa như việc có thể hướng tới tịch thu tài sản thay vì chỉ phải nộp phạt nhiều nhất là 1 tỷ đồng như hiện nay.

Quy định về trách nhiệm trong trường hợp phá sản:

Quy định minh bạch rõ ràng về trách nhiệm của các CTCK trong trường hợp phá sản. Không chỉ đơn giản là bồi thường tài sản mà cần điều tra trách nhiệm rõ ràng,

nếu trách nhiệm là lỗi cố ý của CTCK thì cần có khung pháp lý đối với các hành vi này.

Quy định cụ thể hơn về hoạt động tự doanh:

Nên có quy định chặt chẽ trong hoạt động tự doanh của CTCK để tránh bất lợi cho nhà đầu tư do độ trễ của thông tin.

Quy định về phát hành thêm, kết quả chào bán:

Đối với việc phát hành thêm của các công ty niêm yết, cần quy định cụ thể thế nào là 1 đợt phát hành thành công, có thể dựa trên cơ sở tỷ lệ phát hành được so với số lượng đăng ký phát hành. Cũng cần quy định thêm về việc xử lý số lượng cổ phiếu còn lại như thế nào để tạo thuận lợi cho việc đăng ký niêm yết bổ sung cho doanh nghiệp, do đặc thù TTCK Việt Nam phải điều chỉnh giá tham chiếu giao dịch.

Cần quy định cụ thể về thời gian và hình thức của việc chấp nhận hay không chấp nhận kết quả chào bán của doanh nghiệp sau khi thực hiện phát hành (theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp sau khi thực hiện chào bán xong sẽ phải báo cáo với UBCKNN, HASTC hay HOSE. Hiện nay, chưa có quy định UBCKNN phải có thông báo chấp thuận. Điều này sẽ gây khó khăn cho HASTC và HOSE, cũng như Trung tâm Lưu ký, trong trường hợp UBCKNN phản đối kết quả chào bán sau khi đã được chấp thuận niêm yết bổ sung cổ phiếu phát hành thêm).

Một phần của tài liệu Vận dụng lý thuyết markowitz để xây dựng danh mục đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 100 - 101)